Nhưng bác Quân có một chút lầm lẫn, người dân quê hiếu kỳ lắm. Mặc dù không được vào trong phòng nhưng họ túm tụm lại ở cửa phòng Nghĩa để nghe ngóng xem có chuyện gì xảy ra.
Trong căn phòng chật hẹp nhưng sạch sẽ của Nghĩa có rất ít đồ. Ngoài đồ vệ sinh cá nhân trong phòng tắm thì ở phòng ngoài có một cái tủ vải chứa quần áo. Một cái giường có chăn gối được gấp gọn gàng cẩn thận. Cuối giường có một cái balo bộ đội của chú Lãm cho ngày Nghĩa lên Hà Nội. Trong đó đựng hầu hết là sách.
Căn phòng trở nên chật hẹp vì có mẹ con Cẩm Tú – Thủy Tiên, vợ chồng anh Cung – chị Mận, Nghĩa và bác Quân công an tất cả vị chi là 6 người. Người mở lời đầu tiên là bác Quân, bác hỏi Nghĩa:
– Cháu là thợ làm vườn cho cô Cẩm Tú có phải không?
Nghĩa đứng cạnh anh chị của mình, trong lúc này cậu có cảm giác như anh chị là chỗ dựa duy nhất cho mình. Cũng không biết tại sao lại có công an đến đây tìm mình, không biết là vì chuyện gì nữa, nhưng phản ứng của những người lương thiện khi gặp công an đầu tiên chính là sợ cái đã, nhất là đối với một người trẻ tuổi, lần đầu tiên va chạm với cuộc sống như Nghĩa:
– Vâng ạ.
Bác Quân hỏi tiếp:
– Cháu có chìa khóa nhà của Cẩm Tú.
– Vâng ạ, cô có đánh cho cháu một cái chìa khóa cổng để cháu tiện đến chăm cây. Cháu vẫn giữ chìa khóa đây ạ.
Nói xong Nghĩa móc ở đỉa quần mình ra một chùm gồm 2 chìa, một là chìa khóa phòng trọ, 2 là chìa khóa cổng nhà Cẩm Tú.
Bác Quân nhìn vào mắt Nghĩa để kiểm tra sự trung thực, bác đi vào vấn đề chính:
– Nhà của Cẩm Tú bị mất 10 triệu. Cháu nói thật đi, cháu có lấy không?
Người ở bên ngoài cửa phòng lúc nhúc, cũng như người ở trong phòng đều hết sức kinh ngạc. Đặc biệt là Nghĩa, cậu không chắc là mình có nghe nhầm hay không nữa, chưa kịp nói thì chị Mận đã nhanh mồm nói trước như để trấn an tinh thần đứa em:
– Này, chú nói gì vậy? Không có chuyện em tôi lấy trộm tiền đâu. Chú đừng có vu oan cho em tôi.
Anh Cung và chị Mận là những người cận kề với Nghĩa nhất, anh chị đương nhiên chẳng bao giờ tin là Nghĩa trộm tiền của người ta rồi. Nhưng những người ngoài kia, cùng làng cùng xã đấy nhưng chẳng qua cũng chỉ là những kẻ xa lạ, họ bắt đầu nghi ngờ.
Nghĩa run lẩy bẩy, miệng lắp bắp nói mãi mới thành tiếng, quả thực cậu sợ:
– Cháu …… cháu ……….. không lấy …… Cháu …. không biết ……
Cẩm Tú nhìn Nghĩa với ánh mắt thương cảm vô bờ bến, nhưng chuyện đã đến nước này cô cũng đành thuận theo ý của bác Quân mà thôi. Thủy Tiên cũng nhìn Nghĩa giống như mẹ, cô nàng bặm môi không dám nói một lời nào, cứ bám vào tay mẹ chẳng rời.
Bác Quân nói tiếp:
– Cháu có thể cho bác kiểm tra phòng của cháu không? Trước sự chứng kiến của anh chị cháu?
Nghĩa đương nhiên gật đầu, cậu đâu có làm gì mà sợ:
– Vâng ……….. ạ!
Giờ phút này mới là căng thẳng tột cùng của mẹ con Cẩm Tú. Cả hai đều khấn trời khấn phật cho bác Quân không tìm thấy tiền trong đây. Mất tiền cũng chẳng sao, chỉ là sợ mất tình người mà thôi.
Bác Quân tìm trong chiếc tủ vải quần áo đầu tiên, bác tìm ngăn trên, ngăn dưới, bóp bóp vào các túi quần áo, lôi cả từng món đồ trong túi quà Tết ra nhưng cũng không thấy.
Tất cả mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Rồi Bác Quân lại giở chăn và gối ra, rũ rũ cái chăn mong tiền ở trong đó thì rơi ra. Cũng không thấy. Khuôn mặt mọi người dãn ra một chút.
Cuối cùng, bác nhìn thấy cái ba lô bộ đội nằm ngay ngắn ở cuối giường, bác mở khóa, bên trong có rất nhiều sách. Bác lôi từng quyển ra. Rất nhiều loại sách về nông nghiệp, về hướng dẫn cách trồng cây, về kinh tế nông nghiệp, về phân bón, về lai tạo giống, về các loại hoa .v.v.
Tiếp theo là một tờ giấy A4 gấp làm đôi, tò mò bác giở ra xem rồi đọc to cho mọi người nghe: “Thông báo trúng tuyển đại học Nông nghiệp I, Nguyễn Trọng Nghĩa, đỗ thủ khoa, 29 điểm. Toán 10, Hóa 10, Sinh 9, Ái chà học cũng giỏi phết nhỉ”.
Bác lại thò tay vào trong ba lô, từ từ lôi ra một thứ. …………. Đó chính là tập tiền 100 nghìn.
Cẩm Tú và Thủy Tiên không tin vào mắt mình.
Cả xóm trọ nhốn nháo chen chúc nhau ở cửa phòng. Tiếng ai đó nói lẫn với tiếng đám đông đang bàn tán xôn xao: “Tưởng thế nào”; “Trông mặt thì lành thế ai dè”; “Mẹ nó có đến nỗi nào đâu mà nó lại thế nhỉ?”; “Gia cảnh nhà nó bi đát quá ấy mà”; “Ui giời, giờ chẳng biết thế nào mà lần, chẳng biết tin ai bây giờ nữa”; “Chắc khó quá làm liều đây mà”; “Quả này thì chết rồi”.
Anh Cung và chị Mận đứng như trời trồng, nói không ra tiếng, hai hàm răng run run va vào nhau lập bập. Anh Chị không thể tin được đứa em Nghĩa hiền lành chất phát lại làm cái việc này. Nhưng tiền thì rõ ràng là ở trong ba lo của Nghĩa không thể sai được, tận mắt chứng kiến có lẽ anh chị mới tin. Chứ nghe người khác nói thì đương nhiên anh chị không tin rồi.
Còn Nghĩa trông mới khổ sở làm sao. Nhìn thấy cục tiền chú công an lôi ra trong đáy ba lô mình mà cậu cứ ngỡ đây là giấc mơ. Tiền này sao lại ở đây? Sao lại ở trong cái ba lô của mình chứ? Nghĩa chẳng suy nghĩ được gì nữa vì nỗi sợ hãi dâng trào, cậu còn sợ hơn cả lúc cậu và Thủy Tiên chìm dần xuống đáy sông Hồng:
– Sao lại thế …….. cháu không biết ………… Cháu không biết sao trong ba lô cháu lại có tiền ……………
Bác Quân đã được Cẩm Tú dặn trước là nếu có tìm được tiền cũng không được làm quá lên, bác đưa cục tiền đến trước mặt Cẩm Tú:
– Có phải tiền của em không?
Không phải kiểm tra kỹ thì Cẩm Tú cũng khẳng định chắc chắn rằng tiền này là của cô, bởi ở tờ ngoài cùng có dòng chữ bằng mầu đỏ do chính cô viết tay lên đó: “Dũng Loan – Hải Phòng, 10 triệu”. Cô gật đầu xác nhận.
Bác Quân coi như là đã xong việc, bác nhường lại phần giải quyết cho Cẩm Tú. Đúng như lời Cẩm Tú căn dặn từ trước, Nghĩa vẫn còn trẻ, có thể vì khó khăn quá mà trót dại và Cẩm Tú sẵn sàng bỏ qua.
Cẩm Tú đứng trước mặt Nghĩa, sự thật dù không muốn tin cũng là sự thật, cô bỏ qua không có nghĩa là cô sẽ tha thứ:
– Nghĩa, mẹ con cô đối với cháu như thế nào. Sao cháu nỡ làm như vậy. Nếu thiếu tiền có thể bảo cô giúp được mà. Lần này cô bỏ qua cho cháu, nhưng từ nay cháu không cần đến nhà cô nữa đâu. Vườn hoa để cho nó chết đi cũng được.
Nghĩa chẳng biết nói câu gì, ngoài lảm nhảm những câu không đầu không cuối:
– Cháu không lấy tiền của cô đâu mà. Xin cô tin cháu. Cháu không biết gì hết ……
Nhưng đáp lại chỉ là một cái lắc đầu thương cảm của Cẩm Tú. Chính cô cũng cảm thấy xót xa vì vừa đánh mất một cái gì đó quý giá trong cuộc đời. Cô bám lấy tay con kéo ra khỏi phòng trọ của Nghĩa. Mọi người thấy ba người bước ra khỏi phòng, trên tay vẫn còn cầm cục tiền đều dạt ra hai bên nhường chỗ cho họ đi.
Cẩm Tú ra đến xe máy thì nghe thấy tiếng Nghĩa thét lên trong phòng vọng ra đến tai cô:
– Hu hu hu. Em không lấy tiền của người ta đâu. Hu hu hu hu!!!! Anh chị phải tin em. Hu hu hu hu ! Mẹ ơi ……….. Mẹ ơi !!!!!!!!!!!!!!!!
Có lẽ lúc này Nghĩa nhớ mẹ nhất. Bởi trong thế giới bao la rộng lớn này, chỉ có mẹ là sẽ tin lời con của mình mà thôi.