Trong thị trường kim cương thế giới, người Do Thái chiếm vị trí thống trị tuyệt đối, mà Henry Petersen chính là người đứng đầu trong những nhà “thống trị” đó.
Năm 1908, Henry Petersen sinh ra trong một gia đình Do Thái chính thống ở thủ đô Luân Đôn của Anh. Ông mất cha từ nhỏ, gánh nặng gia đình vì thế đổ dồn lên đôi vai của người mẹ. Để mưu sinh, mẹ của Henry quyết định di cư đến New York. Năm ông 14 tuổi, mẹ ông đã ngã bệnh do lao lực quá độ, Henry đành phải bỏ dở việc học, dành hết thời gian cho việc kiếm tiền.
16 tuổi, Henry xin vào học việc ở một cửa hiệu vàng bạc đá quý. Ông chủ cửa hiệu là một người Do Thái tên là Casshern, một trong những thợ gia công vàng bạc đá quý điêu luyện nhất thành phố New York. Nhưng Casshern là một người chẳng coi ai ra gì, đối với học trò lại càng cực kỳ nghiêm khắc, có lúc còn đối xử hết sức hung bạo.
Vào học ngày đầu tiên, Casshern bắt ông tập đυ.c đá. Một khối đá lớn bằng nắm tay, phải dùng đυ.c và búa, đυ.c thành 10 viên đá nhỏ có kích thước và hình dạng giống nhau. Nếu không làm xong, sẽ không được ăn cơm.
5 tháng trôi qua, so với khi mới đến cửa hiệu, Henry dường như đã trở thành một con người mới hoàn toàn. Ông đã có thể hoàn thành rất tốt những công việc mà Casshern giao cho, nghị lực ngoan cường của ông đã được đáp lại bằng những lời khen tặng của ông chủ tài năng mà khó tính. Trong lúc mọi việc đang diễn ra hết sức thuận lợi, số phận lại muốn thử thách ông.
Một sự hiểu lầm đáng tiếc đã xảy ra giữa Casshern và Henry, khiến cho tình nghĩa thầy trò trở nên nguội lạnh. Cuối cùng, Henry đành phải rời khỏi cửa hiệu vàng bạc đá quý của Casshern. Những tháng ngày học việc cũng kết thúc từ đấy.
Rồi ông nghĩ ra cách tiếp thị tay nghề của mình. Ông ghi lại tên của những người có khả năng mua sắm trang sức vào một cuốn sổ nhỏ, sau đó lần lượt viết thư giới thiệu tay nghề của mình cho những người này, đồng thời nói rõ thời gian nào sẽ đến tận nhà phục vụ. Thư được gởi đi, rồi ông cứ theo lịch trình đã ghi lại trong sổ mà tìm đến từng nhà.
Hôm sau, ông đã có một vụ làm ăn đầu tiên. Một quý phu nhân có một chiếc nhẫn gắn kim cương nặng 2 cara đã hơi bị long ra, yêu cầu siết chặt lại. Trước khi trao chiếc nhẫn cho Henry, bà còn trịnh trọng hỏi ông đã học nghề với ai. Khi được biết ông là học trò của Casshern, bà liền yên tâm giao chiếc nhẫn cho Henry. Đối với Henry, đây là một phát hiện quan trọng: Không ngờ danh tiếng của thầy Casshem lại có trọng lượng đối với những quý bà lắm bạc nhiều tiền đến như vậy. Ông lập tức nghĩ đến chuyện mượn danh tiếng của thầy để làm ăn.
Nhưng vận may không đến được lâu, do bị ganh tị nên Henry không được tiếp tục mướn căn phòng hiện đang ở nữa, nguy cơ thất nghiệp lại treo lơ lửng trên đầu.
Không còn cách nào khác, Henry phải đi tìm một căn phòng mới. Ông đọc được một mẫu quảng cáo trên báo: Một người bán đồng hồ đeo tay vì thuê phòng quá mắc, muốn tìm một người bạn cùng thuê chung. Henry chạy vạy khắp nơi, may sao mượn được đủ tiền để trả tiền phòng, ông bắt đầu mở cửa tiệm, tiếp tục công việc của mình.
Nhưng vận mệnh đen đủi vẫn chưa muốn rời bỏ ông, cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp diễn, hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa, anh chàng bán đồng hồ đeo tay kia cũng không cầm cự nổi nên đã bỏ đi. Tiền phòng tăng lên gấp đôi khiến ông phải làm việc từ 6 giờ 30 sáng cho đến 2 giờ sáng hôm sau. Tinh thần và ý chí lao động cần cù của ông đã được đền đáp, tay nghề của ông ngày càng nâng cao đáng kể.
Mùa thu năm 1935, một bước ngoặt trọng đại trong quá trình lập nghiệp của Henry đã đến. Một buổi trưa nọ, một người lạ mặt đến gõ cửa hiệu của ông. Người đó không ai khác hơn là Messinger – một nhà kinh doanh nữ trang danh tiếng lừng lẫy vào thời bấy giờ. Messinger muốn đặt hàng gia công dài hạn cho mạng lưới tiêu thụ của ông ở thị trường New York. Đó thực sự là một cơ hội cho ông phát huy trí tuệ và kỹ thuật của mình.
Henry trở thành nơi đặt hàng độc quyền cho các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý của Messinger. Từ đó, Henry đã có một nguồn thu nhập ổn định, ít nhất mỗi tuần cũng thu vào được 30 đô la. Vào thời đó, một người theo nghề gia công nữ trang mà có mức thu nhập 30 đô la một tuần là rất ít. Cũng nhờ công việc ổn định ấy, danh tiếng và tay nghề của Henry cũng nhận được sự đánh giá cao của tầng lớp thượng lưu, số người tìm đến đặt hàng ngày một nhiều hơn.
Rồi “Công ty nhẫn cưới Đặc sắc” được thành lập. Nhưng việc sản xuất nhẫn cưới đã có từ lâu đời, muốn tìm được một chỗ đứng, thu hút được khách hàng, nhất định phải tìm ra một phương thức kinh doanh độc đáo của riêng mình.
Năm 1948, ông phát minh ra một phương pháp nạm nhẫn cưới mới. Phương pháp nạm nhẫn cưới truyền thống là dùng vàng bọc đá quý lại. Bằng cách đó, một nửa bề mặt của viên đá quý sẽ bị che kín. Nói cách khác, sau khi được đính lên các vật trang sức khác, một viên đá quý ít nhất cũng bị mất đi 1/3 thể tích. Đó là biện pháp duy nhất để bảo đảm cho viên đá quý không bị rơi mất trong quá trình sử dụng. Henry đã đưa ra phương pháp gắn kết mới – “phương pháp khóa bên trong”. Bằng cách này, viên đá quý có thể nổi lên trên bề mặt đến 90% mà vẫn đảm bảo được độ gắn kết bền chặt. Phát minh này nhanh chóng được cấp bản quyền sáng chế, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý tranh nhau mua lại bản quyền. Henry không tốn một đồng vốn mà vẫn kiếm được rất nhiều tiền.
Bằng những thiết kế độc đáo cùng những cống hiến giá trị cho ngành gia công vàng bạc đá quý, sự nghiệp và danh tiếng của Henry cũng ngày một rực rỡ, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, số lượng nhân viên ngày một nhiều hơn. Sau những năm tháng đấu tranh với gian nan khổ cực, Henry Petersen cuối cùng cũng đã có thể hiên ngang đứng trên thị trường vàng bạc thế giới, trở thành “ông vua kim cương” một thời.