Mặc dù là lần đầu tiên chải kiểu tóc như vậy, nhưng may mà trong nhiều năm qua kỹ năng của hắn đã thuần thục, lại thêm trí nhớ hơn người, nên sau mấy lần hí hoáy, Chu Lâm Khê cũng chải được cho Vương Tự Bảo một búi tóc vô cùng xinh đẹp.
Chu Lâm Khê lại gài chiếc trâm cài tóc liền cành mà mình đã chuẩn bị cho Vương Tự Bảo vào tóc nàng.
Rồi lại từ trong hộp trang sức của Vương Tự Bảo tỉ mỉ chọn lựa vài chiếc trâm vàng khảm trân châu xinh xắn tinh xảo để điểm xuyết.
Lúc soi gương, Vương Tự Bảo tương đối hài lòng với kiểu tóc này. Vì thế, nàng còn chủ động hôn mạnh một cái lên gò má của Chu Lâm Khê.
"Lâm Khê, huynh giỏi quá đi. Cái này mà cũng học được."
Đối với nhiệt tình của Vương Tự Bảo, từ trước đến nay Chu Lâm Khê vẫn đón nhận toàn bộ, hơn nữa còn có qua có lại.
Thế là hắn bèn ôm Vương Tự Bảo vào lòng, hung hăng hôn lại một phen.
Sau khi đã thỏa mãn, hắn ôm Vương Tự Bảo đã mềm nhũn nằm trong lòng mình, vô cùng keo kiệt nói: "Đã bao nhiêu năm muội không nói yêu ta rồi?"
Vương Tự Bảo cẩn thận nhớ lại, hình như lần cuối cùng nàng nói yêu Chu Lâm Khê vẫn là rất nhiều năm trước đây, lúc bản thân đã xác định rõ tình cảm giữa mình và Chu Lâm Khê không phải là người nhà mà là người yêu.
Vì vậy nàng chu cái miệng nhỏ nhắn nói: "Huynh cũng đã rất nhiều năm không nói với ta câu ấy rồi nhỉ?"
Chu Lâm Khê dán vào lỗ tai Vương Tự Bảo, thâm tình nói: "Ta yêu muội. Yêu muội đời đời kiếp kiếp, không bao giờ thay lòng đổi dạ."
Vương Tự Bảo cảm thấy vừa ngọt ngào vừa kích động. Đây là lần đầu tiên sau khi bọn họ trưởng thành nàng được nghe Chu Lâm Khê bày tỏ. Vì vậy nàng hào phóng đáp lại: "Ta cũng yêu huynh, yêu huynh đời đời kiếp kiếp, không bao giờ thay lòng đổi dạ."
Nghe xong câu nói này, Chu Lâm Khê thấy vô cùng ấm áp. Hắn ôm Vương Tự Bảo thật chặt, không nói lời nào mà chỉ ôm như vậy. Mãi đến khi Đức Thọ ở bên ngoài thúc giục, bọn họ mới đứng dậy, chỉnh trang lại một chút cho nhau, rồi nắm tay đi đến Ung Khánh Cung.
Mặc dù trên danh nghĩa cung yến được tổ chức để cảm tạ mọi người đã tới tham gia lễ cập kê của Vương Tự Bảo, nhưng trên thực tế lại là nơi tuyển phi cho Ngũ hoàng tử Hạ Lập Ngôn.
Song tần, mẫu phi của Ngũ hoàng tử, cuối cùng vẫn ra sức giúp đỡ nhà mẹ đẻ của mình, quyết định để cô nương Vĩnh Xương Bá phủ làm chính phi của Hạ Lập Ngôn.
Sau đó Vĩnh Thịnh đế lại chỉ định đích nữ một nhà quan viên tứ phẩm cho Hạ Lập Ngôn làm trắc phi.
Đại hôn của Ngũ hoàng tử được định vào ngày mùng Tám tháng Tư, sau lễ cưới của Vương Tự Bảo ba ngày. Ngày đó Vương Tự Bảo phải về lại mặt, cho nên cũng được miễn tới tham gia hôn lễ.
Mười sáu tháng Hai là ngày Lễ bộ Thị lang của Thiều Quốc dẫn theo sứ thần Thiều Quốc, thay mặt Thiều Quận vương của đất nước bọn họ tới Hòa Thuận Hầu phủ đưa sính lễ.
Vào ngày này, bề ngoài số sính lễ Hòa Thuận Hầu phủ nhận được cũng không nhiều, chỉ có 128 đài theo tiêu chuẩn mà thôi. Nhưng sau khi trông thấy danh mục sính lễ, mọi người lại không thể không sợ hãi.
Ngoại trừ chim nhạn sống, đồ cổ tranh chữ, các loại da cừu có giá trị, châu báu, dược liệu quý báu ra, một vài trạch viện, ruộng đất, cửa hàng vân vân còn trực tiếp đưa khế đất tới. Bên cạnh đó còn có nhiều đài sính để ngân phiếu bên trong.
Những thứ này còn chưa tính, một mỏ vàng nho nhỏ kia, và cả mấy chục ngọn núi hoang ở Đông Bắc, nô bộc ít cũng phải một vạn người, những thứ này có phải quá khoa trương rồi hay không?
Vương Tử Nghĩa trả lại cho Vương Tự Bảo một phần sính lễ, chính là đồ vật mà lần trước Chu Vĩnh Hồng giao cho ông trước thời hạn, tất nhiên không để ai biết.
Vương Tự Bảo đưa tay nhận lấy, vừa nhìn, giỏi thật, lệnh bài Hổ phù của hai mươi vạn binh mã ở Đông Bắc Thiều Quốc.
Đây là giao cờ lớn tạo phản vào tay vợ chồng bọn họ sao?
Đừng mà? Nàng cảm thấy mình là một người rất ngay thẳng thật thà. Ở Đại Ung, lúc nào nàng cũng là một bách tính tốt, một quần chúng tốt. Thế mà tại sao, bây giờ còn chưa tới Thiều Quốc mà đã bắt đầu đi lên con đường phản loạn rồi.
Nếu như danh tiếng của Nhϊếp Chính vương ở Thiều Quốc đã đạt đến một mức độ nhất định rồi, thì người dứt khoát ôm tội danh gian thần vào người không phải là được rồi sao?
Bất kể Vương Tự Bảo muốn giữ lại danh hiệu nghịch thần tặc tử cho Chu Vĩnh Hồng như thế nào, thì chuyện hiện tại nàng cần phải cấp bách hoàn thành là sớm trở thành người nhà của nghịch thần tặc tử. Dù sao cứ xếp vào hàng gϊếŧ cửu tộc là được.
Mùng Năm tháng Ba là ngày thôi trang*. Bên phía Thiều Quốc đã đưa tới nhiều sính lễ như vậy, nên mọi người cũng đều trông ngóng mong chờ rốt cuộc Hòa Thuận Hầu phủ chuẩn bị những của hồi môn gì cho Vương Tự Bảo?
(*) Thôi trang: Là một lễ nghi phong tục trong việc cưới xin thời cổ đại, ý là nhà gái xuất giá cần phải được nhà trai thúc giục nhiều lần, mới trang điểm bắt đầu đi. Hai ba ngày trước hôn lễ, nhà trai hạ lễ thôi trang, có mũ phượng, khăn quàng vai, quần áo cưới, gương, phấn,...
Trời vừa sáng, cửa giữa của Hòa Thuận Hầu phủ đã mở rộng, theo từng tiếng pháo nổ, từng đài từng đài của hồi môn như nước chảy đưa vào nơi ở của Chu Lâm Khê ở Đại Ung cách nơi này không tính là xa.
Trong những người cùng thế hệ với Vương Tự Bảo ở Hòa Thuận Hầu phủ, ngoài Vương Dụ Trạch ở quận Phụng Bắc xa xôi không có mặt ra, thì còn lại hai ca ca ruột, bốn đường ca, bốn biểu ca ở Trấn Quốc Công phủ toàn bộ đều đến, phân công rõ ràng chỉ huy đưa của hồi môn.
Ngoài ra, Vĩnh Thịnh đế còn phái mấy nhi tử của mình qua làm chỗ dựa cho Vương Tự Bảo.
Giỏi thật, ngoại trừ Tiểu Lục Tử còn hơi nhỏ nên không phái tới ra, đoàn thân thích biểu ca hoàng gia do Thái tử dẫn đầu lại tăng thêm bốn người, ngoài ra còn có một hoàng biểu đệ, cũng chính là Ngũ hoàng tử Hạ Lập Ngôn sắp thành thân.
Lần này thật sự khiến mọi người được mở mang kiến thức cái gì mới gọi là mười dặm hồng trang*.
(*) Mười dặm hồng trang: Là một tục lệ trong hôn lễ ở huyện Ninh Hải, phía Đông tỉnh Chiết Giang, khi gả con gái về nhà chồng, đồ cưới gồm đầy đủ mọi thứ, từ giường chiếu gia cụ đến kim chỉ, do đó đội ngũ đồ cưới kéo dài mười dặm.
Vốn khoảng cách giữa hai nhà tính ra cũng rất gần, nhưng đội ngũ đưa của hồi môn của Hòa Thuận Hầu phủ lại không đi đường thẳng mà lựa chọn đi vòng khắp thành. Ngày này, toàn bộ Ung Đô đều được trang trí bởi màu đỏ, đứng ở chỗ cao ngắm nhìn tựu như một vùng đại dương màu đỏ.
Không ai có thể tính toán rõ ràng rốt cuộc Hòa Thuận Hầu phủ đã chuẩn bị bao nhiều đài của hồi môn. Dù sao thì toàn bộ sính lễ của Thiều Quốc đều cho Vương Tự Bảo làm đồ cưới cả.
Không tính những sính lễ này, 128 đài của hồi môn dẫn đầu lần này là do Vĩnh Thịnh đế tặng cho.
Dù sao lễ cưới này của Vương Tự Bảo mặc dù không được coi là hai nước hòa thân, nhưng ý nghĩa cũng thật sự không nhỏ. Vì vậy Vĩnh Thịnh đế vừa nhắc, Hộ bộ đã lập tức đi chuẩn bị.
Bọn họ cũng đều biết Thiều Quốc đã đưa công chúa hòa thân tới Định Quốc. Nếu như hai nước người ta kết thành liên minh thì Đại Ung bọn họ quả thật chính là ngàn cân treo sợi tóc.
Do đó, lần này quan viên Hộ bộ ra tay tương đối thoải mái, hơn nữa còn lựa chọn những đồ vật quý giá, mang ngụ ý tốt để đưa tới, chỉ sợ làm không cẩn thận thì Thiều Quốc sẽ bới móc.
Dù sao thì đối với việc này, Chu Lâm Khê và Vương Tự Bảo cũng khá thoả mãn. Chỉ là Vĩnh Thịnh đế cảm thấy trong lòng đau đớn không thôi.
Mấy chuyện này là sao chứ. Ông muốn xây một hành cung nghỉ hè cho ái phi, trái không được phải không được. Thế mà lần này chuẩn bị của hồi môn cho Bảo Muội lại dễ dàng như vậy.
128 đài của hồi môn theo sau là đồ cưới Tưởng Thái hậu bắt đầu chuẩn bị cho Vương Tự Bảo từ khi nàng còn nhỏ. Nói là 128 đài, nhưng người cẩn thận vừa nhìn liền biết trọng lượng mỗi đài của hồi môn đều hơn gấp hai lần của hồi môn khi danh môn thế gia bình thường gả nữ nhi.
128 đài của hồi môn tiếp theo là Tần Hoàng hậu chuẩn bị cho Vương Tự Bảo. Mặc dù thoạt nhìn không nhiều như của Tưởng Thái hậu, nhưng cũng chính xác là 128 đài. Hơn nữa trân bảo hiếm có cũng có giá trị không nhỏ.
Của hồi môn được đưa ra sau đó do Trấn Quốc Công phủ chuẩn bị, cũng tương tự là 128 đài.
Hai đời Trấn Quốc Công phủ không có con gái, vậy nên đồ cưới bọn họ vốn định chuẩn bị cho nữ nhi nhà mình cuối cùng đều được đóng gói toàn bộ tặng cho Vương Tự Bảo.
Tiếp theo còn có quà tặng của mấy vị hoàng tử, hai người thím và mấy vị đường ca, đường tẩu của Hòa Thuận Hầu phủ, một số bạn bè họ hàng và mấy người bạn có quan hệ tốt với Vương Tự Bảo, tổng cộng gộp thành 128 đài.
Đại ca, Đại tẩu, Nhị ca, Nhị tẩu và Tam ca ruột của Vương Tự Bảo cũng chuẩn bị cho Vương Tự Bảo tròn 128 đài của hồi môn, ở đội ngũ phía sau.
Còn lại còn có 128 đài của hồi môn cá nhân Chu Lâm Khê chuẩn bị cho Vương Tự Bảo, tài sản cá nhân của Vương Tự Bảo cũng gom góp được thành 128 đài của hồi môn đầy đủ.
Đưa ra cửa cuối cùng là 256 đài của hồi môn Hòa Thuận Hầu phủ dày công chuẩn bị cho Vương Tự Bảo.
Vốn theo quy chế công chúa, công chúa đại hôn thì số lượng đài của hồi môn phải là 128 đài. Nhưng người Vương Tự Bảo sắp gả cho lại tương đối đặc biệt, vì vậy quả thật cũng không có ai, đặc biệt là Ngự sử, đứng ra bới móc, chỉ trích xa xỉ quá mức. Suy cho cùng, đồ cưới của Vương Tự Bảo càng nhiều, càng tốt, thì càng có thể tăng thể diện cho Đại Ung.
Của hồi môn tốn nhiều tài lực, vật lực, nhân lực chuẩn bị như vậy, phỏng chừng có thể đứng trên tổng số đồ cưới của tất cả các tiểu thư danh môn thế gia ở Ung Đô gộp lại, thậm chí còn hơn nhiều.
Cho dù của hồi môn như vậy khiến mọi người hâm mộ không thôi, nhưng chẳng ai dám có ý định gì với đống đồ cưới này. Không thấy thị vệ hoàng gia và ngự lâm quân đều được phái tới hộ tống của hồi môn sao?
Ngày mùng Sáu tháng Ba, thời tiết Đại Ung đã bắt đầu trở nên ấm áp. Những ngọn núi xung quanh đã xanh biếc, nước đã trong veo, bầu trời cũng xanh thẳm. Thời tiết tương đối tốt.
Trên hoàng lịch hôm nay được đánh dấu rõ ràng chữ đại cát, thích hợp cưới gả.
Buổi tối hôm trước Vương Tự Bảo nghỉ ngơi thật sớm, còn đắp cho mình một cái mặt nạ sữa tươi mật ong để dưỡng da.
Nhưng bởi vì trong lòng có việc, cho nên đêm đó nàng cũng không an giấc.
Lặp đi lặp lại trong đầu là nội dung trên quyển sách nhỏ ép đáy hòm mà Tưởng thị cho nàng.
Tưởng thị cũng không nói tỉ mỉ về chuyện trên đó với Vương Tự Bảo, dù sao trong vòng nửa năm, một năm Vương Tự Bảo cũng không cần dùng tới. Nhưng trình tự phải đi vẫn cứ phải đi cho hết. Vì vậy vật nên đưa cũng vẫn phải đưa.
Truyen DKM.com
Có lẽ cũng bởi lần đại hôn này tuy nói là Vương Tự Bảo xuất giá, nhưng ba ngày sau, Chu Lâm Khê và Vương Tự Bảo sẽ còn trở về Hòa Thuận Hầu phủ ở. Cho nên mọi người cũng không có cái loại cảm giác nữ nhi gả ra ngoài như bát nước đã hắt đi này.
Ngược lại, trên mặt mọi người trong Hòa Thuận Hầu phủ là nụ cười vui sướиɠ.
Ngay cả Vương Hử và Vương Tông hai ngày trước còn làm ầm ĩ, và cả Vương Lư sau khi biết ba ngày sau Vương Tự Bảo còn trở về đây, cũng đều hết sức phấn khởi tham gia vào đại nghiệp suy xét xem lát nữa làm thế nào để đòi được bao tiền lì xì từ trong tay tiểu cô phu.
Vương Tự Bảo thức dậy từ rất sớm, rồi cũng giống như hôm tổ chức lễ cập kê, bị nhét vào thùng gỗ lớn chứa vô số cánh hoa tắm rửa kỹ càng.
Sau khi bước ra, nàng mặc thường phục đi thỉnh an mấy người Vương lão Hầu gia, Lý thị, Vương Tử Nghĩa và Tưởng thị.
Theo tập tục ở nơi này, hôn lễ đều được tổ chức vào buổi chiều, vì vậy thời gian cũng không cấp bách như trong tiểu thuyết đã từng đọc.
Bởi vì ngày hôm nay Vương Tự Bảo phải xuất giá, cho nên Hòa Thuận Hầu phủ quyết định ăn bữa sáng đoàn viên trước nay chưa từng có.
Đợi ăn sáng xong, các nam nhân đều đi ra ngoài bận rộn lo việc tiễn gả* buổi chiều. Nữ nhân thì ở lại truyền thụ các loại kinh nghiệm quản chồng cho Vương Tự Bảo.
(*) Tiễn gả: Là một loại tập tục khi kết hôn. Lúc con gái xuất giá, nhà mẹ đẻ mời hai người nam giới hộ tống con gái đến nhà chồng, tục xưng là tiễn gả. Bình thường là cậu, chú bác hoặc là anh em họ, anh em con chú con bác của người xuất giá. Sau khi tiễn cô dâu tới nhà trai, người tiễn gả phải đợi nhà trai phái người tới đón mới có thể vào nhà, lúc ăn cơm hai người thông thường phân chia ngồi ở hai cái bàn, nhà trai phái người mời tiệc rượu.
Mặc dù bên cạnh Chu Lâm Khê không có các loại sinh vật như tiểu thϊếp, thông phòng. Thế nhưng thân phận của hắn đặt ở đó, ngoài ra, hắn còn có một Nhị nương làm công chúa ở nơi ấy, nên dù sao sau này chuyện tặng nữ nhân cho Chu Lâm Khê cũng sẽ không ít.