Anh Hai Mình Kết Hôn Nhé

Chương 02: Con muốn bảo vệ Như Ý

Trong lúc mấy chú mấy bác còn cãi nhau thì Cát Tường mới lén bỏ vào phòng của Ba Mẹ lấy giấy tờ nhà, sổ tiết kiệm và tiền mặt của Ba Mẹ để lại mang đi dấu chỗ khác mà chỉ có 1 mình cậu biết. Cậu còn phải ráng lo cho Như Ý nữa. Tưởng cậu là con nít mà chiếm đoạt tài sản của Cậu hay sao.

Cát Tường làm xong tất cả thì ánh mắt của Cậu sáng lên 1 tia sắc lạnh không hợp với tuổi. Cậu quay qua nhìn Như Ý đang đi chập chững thì Cậu mỉm cười, từ sâu trong đáy mắt của 1 biển trời bao la dành cho em gái nhỏ Như Ý. Cậu lo nhìn mà không chăm em gái làm Như Ý té mạnh xuống đất. Đầu của Như Ý va chạm với đất.

" Bụp.... ".

" Oa... Oa... Ăn... ai.. au... ". Như Ý vừa đau vừa sợ nên khóc thật to.

Tiếng nói bập bẹ của Như Ý càng làm tim của Cậu như bị ai sát muối vào vậy. Cậu nhanh chóng lại ôm em gái nhỏ lên. Thấy đầu của em gái sưng tấy 1 cục đỏ rực thì tim của Cậu như bị ai hung hăng đánh đập cho 1 trận vậy.

" Như Ý ngoan.. Không khóc nè. Tại anh hai không tốt làm Như Ý té nè.. ngoan.. nín đi anh hai mua kem cho ăn ". Cát Tường ôm chặt Như Ý vào lòng còn đung đưa vài cái. Như Ý thì vẫn nước mắt ngắn, nước mắt dài lăn đều đều trên gương mặt. Phải được anh hai ôm 1 hồi lâu bé mới nín khóc.

Cát Tường nhìn trán em gái nhỏ có 1 vết đỏ thì cậu rút ra được 1 bài học là không được để Như Ý 1 mình.

" Như Ý ngoan.. Anh Hai chở em đi mua kem nha ". Cát Tường nựng nhẹ má của Như Ý nói.

Như Ý gật đầu thì Cát Tường liền chở Như Ý đi mua 2 cây kem tươi. Có kem ăn thì làm giống như thay thế thuốc giảm đau vậy. Như Ý ăn ngon lành thì quên lúc nãy té là cái gì.

" Ăn.. ai.. non ắm ". Như Ý đưa cây kem lại miệng Cát Tường nói.

Cát Tường nhìn Như Ý khẽ cười. Trong đầu của Cậu hiện tại như có hàng câu hỏi đặt ra làm cách nào mới kiếm được tiền nuôi em gái. Cậu là 1 đứa trẻ quá thông minh, nên nhiều cách kiếm tiền cậu nghĩ ra trong suy nghĩ, nếu mà để người khác biết được thì chắc chắn sẽ phải há miệng ra kinh ngạc, vì những suy nghĩ của Cậu thực sự là của Cậu bé 8 tuổi như cậu hay sao.

Bước đầu tiên là cậu cần phải có thực lực đã. Học thật giỏi với cậu là điều trước tiên cậu cần làm để thu hút sự chú ý của mấy doanh nghiệp giàu có cái đã. Cái thứ 2 là học võ. Muốn bảo vệ cho Như Ý thì sức trói gà không chặt thì không được. Ai dám đυ.ng đến em gái Như Ý của Cậu thì có liều mạng cậu cũng phải cho người đó trả cái giá đắt nhất.

" Cát Tường... đắt Như Ý về ăn cơm đi ". Giọng dì Loan của Cậu vang lên.

" Dạ... ". Cậu lên tiếng. Rồi ôm em gái đi về.

Trên bàn ăn cơm. Mấy gương mặt của Cô, Dì, Chú, Bác người nào người nấy đều không vui vì chưa ra được quyết định người nào sẽ thay Cát Tường chăm lo nhà máy sản xuất đồ mỹ nghệ.

" Cát Tường... con biết mẹ con và ba con để giấy tờ nhà đất và sổ tiết kiệm ở đâu hay không ". Dì Loan giọng ngọt ngào nói. Bà tìm nãy giờ nhưng không thấy nên hỏi dò.

Bà vừa lên tiếng thì thu hút toàn bộ sự chú ý của người lớn.

" Phải đó. Mấy bác cần sổ đỏ để làm 1 số chuyện. Con biết mẹ con cất ở đâu hay không ". Giọng của Chú Tư Hùng cũng ngọt ngào không kém.

" Cháu làm sao biết ạ. Cháu mới 8 tuổi thì làm sao mẹ giao cho cháu giữ mấy giấy tờ quan trọng được ạ. Dì Loan và Bác Hùng cứ tìm thêm vài lần nữa xem sao ". Cát Tường lên tiếng.

Cậu tranh thủ người lớn phân tâm thì nhanh tay gắp cho Như Ý thêm vài cục thịt nạc to bỏ vào chén Như Ý. Ánh mắt của Cậu thoáng qua 1 ý cười rồi rất nhanh vụt tắt.

Dì Loan và Bác Hùng nghe vậy thì im lặng. Cát Tường nói không phải là không có lý. Ai đời lại giao sổ tiết kiệm và giấy tờ nhà đất cho thằng bé 8 tuổi trông coi. Nhưng chính 2 người không ngờ cái thằng bé mà 2 người cho là con nít ranh lại là 1 đứa bé thông minh hơn so với tuổi. 2 người bị cậu đùa giỡn mà không hay.

Bữa cơm tàn thì Dì Loan và Bác Hùng lại cãi cọ về dụ nhà máy và mấy Chục mẫu cao su kia. Cát Tường không vui. Cậu ôm 1 chồng sách bỏ ra xe đạp điện rồi ôm cả Như Ý xa xe chạy đi chỗ khác học bài. Đến tối mới về.

Ngày nào cũng vậy. Cãi nhau giữa người lớn vì tranh giành tài sản vẫn không có hồi kết. 2 người không chịu về nhà mình mà ở lỳ bên nhà cậu để tìm giấy tờ nhà đất. Có hôm cãi nhau khí thế quá lại còn đánh nhau. Công an đến làm việc phạt tiền rồi mới thôi. Sau đó 2 người chia ra. Dì Loan lấy vài chục mẫu đất cao su của Cậu để quản lý thay cậu và nhận chăm sóc cho Cậu và em gái Như Ý. Còn Bác Hùng thì lấy nhà máy sản xuất đồ mỹ nghệ của Cậu để quản lý. Vốn dĩ là 2 người ai cũng tham lam muốn lấy trọn hết, nhưng không thành nên bắt buộc phải chia nhỏ ra.

Cát Tường biết từ ngày 2 người đánh nhau rồi chia ra quản lý tài sản của Cậu, thì hai người như cắt đứt quan hệ vậy. Quanh năm suốt tháng cũng không thèm nhìn mặt nhau.

Giờ là được nghỉ hè nên cậu có nhiều thời gian chơi với em gái nhỏ. Cát Tường đang cho Như Ý ăn thì xe tải nhỏ ầm ầm chạy đến. Dì Loan của Cậu ầm ầm chở đồ đạt cồng kềnh đến.

" Sao Dì chở đồ đến nhà con nhiều vậy. Nhà con làm gì con chỗ trống đâu ". Cát Tường không vui nói.

" Dì giờ dọn qua đây ở chung với 2 đứa con luôn. Có 2 đứa ở căn nhà rộng này Dì không an tâm ". Dì Loan nói.

Không để Cát Tường nói thêm thì bà quay lại gọi mấy người thanh niên trai tráng mạnh khỏe khiêng đồ vào. Trong mắt của bà thì Cát Tường chẳng qua là 1 đứa bé, 1 thằng con nít ranh to xác thôi thì biết cái gì. Bà lấy chồng cũng không được khá giả, cho nên khi bà thấy chị gái ở nhà cao cửa rộng thì bà cũng thèm ước lâu lắm rồi. Giờ có cơ hội thì bà ngu gì ở căn nhà dột nát đó. Bà và 2 đứa con 1 trai, 1 gái tự nhiên đi vào nhà của Cậu mà cứ như nhà của bà vậy.

Cát Tường đứng nghiến răng. Cậu chưa đủ 18 nên ráng phải nhịn xuống. Rồi cái ngày cậu đủ 18 thì cậu sẽ đuổi hết cái lũ ham tiền kia ra khỏi nhà của Cậu. Cậu sẽ lấy lại hết tất cả những gì thuộc về cậu. Như Ý thì lại càng vô tư hết ăn rồi lại ngủ. Cát Tường nhìn em say ngủ thì mỉm cười.

Tranh thủ lúc Như Ý ngủ cậu lấy xe đạp điện chạy nhanh ra gặp thầy dạy võ của Cậu. Ông ấy gốc là người Bình Định, con nối nghiệp nhà võ mấy đời, nhưng lại chọn vào nam lập nghiệp.

" Cát Tường... là con à. Ba Mẹ con vừa mất thì con nghỉ ở nhà đi đến đây làm gì. Thầy cho con nghỉ vài ngày đó ". Ông Hoàng Long lên tiếng.

Ông có nước da màu cổ đồng nam tính. Cả người cơ bắp cuồn cuộn. Là người Bình Định lại xuất xứ từ nhà cổ võ, nên ông có 1 niềm đam mê với võ học từ nhỏ. Ông học không cao như người ta, nhưng nói về võ học cổ truyền thì ông có thể nói mấy ngày không hết. Sức của ông mạnh đến nỗi đánh gần như trong phim cũng không sai. Nhưng đừng nghĩ giống như phim Trung Quốc là ba xạo 1 chưởng đánh bể khối đá lớn nha. Đó là kỹ xảo phim điện ảnh mà thôi.

" Thầy Hoàng Long.. Ba, Mẹ con mất rồi. Con không có nhiều tiền để tiếp tục học võ của thầy được nữa. Nhưng nếu thầy đồng ý dạy con thành tài. Thì khi con Cát Tường đủ 18 tuổi sẽ trả hết tất cả lại cho thầy 1 lượt. Con sẽ làm rạng danh môn võ cổ truyền của Việt Nam ta. Con nhất định sẽ không làm thầy thất vọng ". Cát Tường 2 tay nắm lại thật chặt nói. Ánh mắt của Cậu thật kiên định mà đợi câu trả lời từ ông.

Ông Hoàng Long đang uống trà nghe vậy cũng bất ngờ. Ông thấy trong mắt của Cậu 8 tuổi này có 1 suy nghĩ không hợp tuổi của Cậu cho lắm. Đây là lời của đứa bé 8 tuổi nói với ông hay sao. Thật không thể tin được mà.

" Cát Tường... nói cho thầy nghe. Tại sao con lại muốn học võ đến cùng như vậy. Nếu con cho thầy 1 lý do thích đáng thì thầy sẽ đồng ý với lời đề nghị từ con ". Ông Hoàng Long nghiêm túc nói.

" Con muốn dùng đôi tay này của con để bảo vệ Như Ý. Con là anh hai thì phải thay cha mẹ đã mất bảo vệ em gái. Con chỉ có 1 lý do duy nhất là bảo vệ em gái của con mà thôi. Con đã hứa với ba mẹ thì không thể nuốt lời ". Cát Tường đứng thẳng lưng nói. Phải.. Mục đích của Cậu là có 1 đó chính là bảo vệ Như Ý của anh mà thôi.

Ông Hoàng Long nghe vậy khẽ gật đầu. Trọng tình trọng nghĩa mới đáng mặt nam nhi. Ông chưa từng gặp đứa nhỏ nào có khí phách như vậy.

" Được thầy nhận lời con. Đến năm con 18 tuổi thì tính toán với con 1 lượt ". Ông Hoàng Long lên tiếng.

Ông cảm giác đứa nhỏ này không bình thường. Còn nhỏ đã như vậy rồi thì lớn lên ông thực sự không biết cậu sẽ như thế nào nữa. Ông nói tính toán với cậu 1 lần là không muốn Cát Tường cảm giác ông là đang thương hại cậu là mồ côi cha mẹ. Ông nói như vậy là tư cách giữa người đàn ông với nhau mà thôi.

" Con cám ơn thầy ". Cát Tường mừng rỡ kêu lên.

" Ừm.. mai 8h sáng đến đây học đi. Thầy dạy riêng cho con ". Ông Hoàng Long gật đầu lên tiếng.

Cát Tường nghe vậy khẽ cười. Cậu cúi đầu chào thầy 1 cái rồi ra xe đi về. Ông Hoàng Long nhìn theo bóng của Cậu mất hút.

" Thường thì thiên tài chỉ có 2 trường hợp. 1 là cứu giúp hàng ngàn chúng sinh trong thiên hạ. 2 là đồ sát hàng ngàn sinh linh trong thiên hạ. Nhất niệm sẽ thành ma, nhất niệm sẽ thành phật. Cát Tường con là đứa trẻ quá thông minh. Thầy thật không hy vọng thấy con đi theo con đường ma đạo đâu ". Ông Hoàng Long nói nhỏ 1 câu.

Suốt trong những ngày hè phải nói Cát Tường học như là 1 cái máy. Sáng cậu cho Như Ý ăn thì Cậu lại chở em gái đến chỗ thầy Hoàng Long học võ. Có khi cậu ở lại nhà thầy Hoàng Long ăn cơm luôn. Cậu quyết tâm đến năm 18 tuổi sẽ trả lại cho thầy, nên khi cậu ăn cơm với ông thì cậu cũng xem như là 1 học phí.

Ông Hoàng Long thì thương cậu như con trai ruột, nên ông cũng không giữ lại cái gì mà truyền hết những gì ông biết cho Cậu. Cát Tường là 1 đứa trẻ rất thông minh, nên cậu học đến đâu cậu nhớ kỹ đến đó. Thấy cậu chăm chỉ học ông Hoàng Long gật đầu khen ngợi trong lòng không thôi. Ông dạy cho Cát Tường đánh tất cả các binh khí mà ông biết. Đao, kiếm, côn, thương, song kiếm, côn tam khúc. Cái gì ông cũng dạy.

Như Ý biết đi rành rồi thì càng bám anh Hai hơn trước. Dáng người nhỏ nhắn mập mạp lùn tịt của bé cũng bày đặt học theo anh hai múa máy chân tay mấy cái thế võ, nhiều khi bé làm hoài không được làm Cát Tường cười mãi không thôi. Mỗi lần cậu nhìn về Như Ý thì là cả 1 bầu trời yêu thương trong đáy mắt của Cậu.

2 anh em thường xuyên vắng mặt không ở nhà, thì Dì của Cậu độc chiếm luôn căn nhà to lớn của Cậu.

Năm tháng dần trôi thì bà cũng quên mất căn nhà này là của Cát Tường và bà chỉ là ở tạm bợ. Bà dùng tiền của Cát Tường mua cho 2 đứa con trai và gái của bà toàn đồ ăn ngon, quần áo đẹp, nên 2 đứa trẻ béo tròn ra thấy rõ. Còn Cát Tường và Như Ý chỉ được ăn lại đồ ăn mà 2 đứa kia không thích mà thôi. Cát Tường thấy mình hiện tại vẫn còn thấp cổ bé họng, nên giả vờ nhắm mắt làm lơ. Giống như 1 đứa trẻ con ngây thơ hồn nhiên bình thường mà thôi.

Cậu có tiền riêng của Ba Mẹ cậu để lại, nên cậu lén mua nhiều đồ ăn ngon cho Như Ý ăn, nên Như Ý tuy ăn cơm thừa, canh cạn nhưng bé vẫn béo ú. 2 anh em được Dì Loan chuyển lên căn phòng nhỏ trên lầu ở. Tối đến thì 2 anh em lại ngủ chung với nhau. Cát Tường tuy hiểu hết những gì Dì Loan làm nhưng cậu không nói gì cả. Chỉ cần không ai đυ.ng đến Như Ý của Cậu thì Cậu cũng lười quản. Đây xem như là trả công cho Dì vậy. Đến năm 18 tuổi thì Cậu sẽ lấy lại được tất cả thôi.

3 năm sau.

Cát Tường sau 3 năm lại cao lớn hơn không ít. Cậu càng lúc càng trưởng thành. Ít nói nhưng nghĩ và làm nhiều. Mới 11 tuổi mà cậu đã cao 1m65. Gương mặt non nớt ngày nào đã dần được lột xác, thay vào đó là 1 người mặt khá chính chắn. Ngũ quan của Cậu tuấn mỹ cực kỳ. 3 năm liền cậu đều là học sinh xuất sắc. Năm nào cũng được đại diện Tỉnh thành đi về thành phố tham dự thi các kỳ thi quốc gia. Năm nào cậu cũng ôm rất nhiều phần thưởng về nhà và ôm đủ các danh hiệu lớn nhỏ về tay mình. Tin học, toán học, anh văn, hóa học cái gì cũng có mặt của Cậu.

Cát Tường là học sinh được đặt phép mang em gái nhỏ đến trường học trong suốt 3 năm qua. Hoàn cảnh của Cậu cả khu này ai cũng biết, nên suốt 3 năm qua hình ảnh cậu chở em gái đi học chẳng ai lạ gì nữa.

Như Ý vậy mà lại ngoan. Chỉ cần có anh hai thì bảo cái gì cô bé cũng chịu. Như Ý đã gần 6 tuổi rồi, nhưng bé cũng thông minh không kém anh hai chút nào. Bé không đi mẫu giáo, nhưng mấy đứa học ở mẫu giáo muốn đấu toán học với bé thì bé chấp hết. Vì Như Ý tự tin mình có 1 anh trai thiên tài mà. Trong mắt của Như Ý không có gì anh hai của bé không làm được cả.

" Như Ý.. dậy ăn sáng đi em. Hôm nay em vào lớp 1 rồi đó. Ngoan anh hai thương nè ". Cát Tường nựng nhẹ má của cô nói.

" Anh Hai.. Cho em ngủ thêm 1 chút nữa nha ". Như Ý còn mê ngủ nói.

" Không dậy thì anh hai đi trước nha ". Cát Tường khẽ cười cưng chiều nói.