Đẳng Cấp Diễn Viên

Quyển 2 - Chương 4

"Sao anh và hai em lại rầu rĩ thế này. Tươi tắn lên, mấy khi anh em mình mới được ra ngoài vui chơi như thế này cơ mà."

Anh hai Hồ Đắc Di vỗ vỗ tay kích lệ tinh thần của cả bốn người.

"Vua Duy Tân là người như thế nào?"

Tô Vân Du nhẹ nhàng hỏi. Cả ba người quay lại nhìn gương mặt thanh thoát xinh đẹp của cô. Nhưng có vẻ như cả ba người còn lại đều không nhìn ra sự khác thường trong đó. Tựa như chúng chỉ là câu hỏi thường ngày.

"Anh không rõ. Anh chỉ biết nhiều hơn các em vì anh nghe được từ người khác. Có lẽ thầy chúng ta mới là người hiểu rõ câu trả lời này"

"Ôi trời, hai người định dong dài đến bao giờ"

Anh hai Hồ Đắc Di than thở, vẻ mặt mất hết kiên nhẫn. Chỉ có Hồ Thị Hạnh rất hiểu chuyện, im lặng nãy giờ.

"Không nói đến chuyện này nữa. Mấy khi bốn anh em mình mới được ra ngoài, phải chơi vui vẻ mới được" ra dáng anh cả, Hồ Đắc Điềm vỗ tay tạo không khí.

Bốn anh em đi hơn một canh giờ (hơn 2 tiếng) mới đến Hương Long, không khí lễ hội thật náo nhiệt. Mặc dù đời sống hiện tại của người dân không phải sung sướng gì nhưng dường như ngày hội là ngày bổ sung năng lượng, là ngày giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi của mọi người nên ai nấy đều rạng ngời.

Hai bên đường tiến về trung tâm của lễ hội, rất nhiều người bày bán những sạp hàng với đủ loại mặt hàng. Không phải loại hàng cao sang đắt tiền mà là những món ăn vặt làng quê, những nông sản hay thậm chí là trang phục tự làm.

Cô út Hồ Thị Hạnh là người bận rộn nhất, cô bé sà từ người bán hàng này sang người bán hàng khác, thỉnh thoảng lại ríu rít nói vài câu với người đi đường. Không biết cô bé nói gì mà cười híp cả mắt.

Ba người còn lại tĩnh lặng và chững chạc hơn nhiều, có lẽ do khoảng cách đội tuổi, anh cả Hồ Đắc Điềm năm nay 14 tuổi, anh hai Hồ Đắc Di năm nay 13 tuổi còn tuổi của Hồ Thị Chỉ là 11 tuổi.

Tô Vân Du vừa quan sát cuộc sống và thói quen của người dân nơi đây vừa nghe ngóng những mầu tin họ trò chuyện với nhau. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống thường nhật, sưu thuế, khó khăn... không hề thấy những mẫu tin về chính trị hay vấn đề khác. Điều này cũng dễ hiểu, người dân vật lộn trong cuộc sống khắc khổ của chính mình thì còn thời gian đâu mà nghĩ đến những vấn đề khác.

Một bàn tay nhỏ kéo kéo vạt áo đằng sau của Tô Vân Du. Cô em út Hồ Thị Hanh vừa kéo kéo áo chị vừa nháy mắt ra hiệu rồi cả hai lẩn vào đám người. Tô Vân Du không hiểu cô em út này lại bày trò gì đây. Tuy nhiên cô vẫn phối hợp làm theo.

"Em định làm gì vậy?"

"Đi đi nào, có chỗ này hay lắm."

Hồ Thị Hạnh chắp hai tay trước miệng cầu xin chị mình.

"Lát nữa hai anh không thấy sẽ lo lắng lắm"

Tô Vân Du nhỏ nhẹ khuyên bảo em gái.

"Một xíu thôi. Không sao đâu."

Hồ Thị Hạnh nhanh chóng dẫn Tô Vân Du đi vào trong làng cách chỗ diễn ra lễ hội một đoạn. Cứ tưởng bé út dẫn cô đi đâu hóa ra là dẫn cô đến ao làng. Thời đại này hồ không rộng như thời hiện đại, nhưng rất yên bình và trong xanh. Khác hẳn màu nước đục ngầu do ô nhiễm, chất thải công nghiệp, Tô Vân Du thích sự bình dị, đơn giản thời này.

Ao làng được bao quanh bởi từng khối đá cứng và lớn, phía bờ bên kia có xếp thành từng bậc thang để mọi người có thể rửa nước trong hồ.

"Chị xem nè. Nhiều cá quá, nước ở đây có thế thấy xuống gần đáy đấy."

Bé út Hồ Thị Hạnh ngồi xuống bên tảng đá, nhìn chăm chú vào trong mặt hồ. Cô bé có vẻ rất thích thú.

Một lát sau cô bé kéo Tô Vân Du đi sâu vào trong làng.

"Mấy khi mới được ra ngoài, mình đi xem nhiều nơi khác đi mà"

"Càng lúc càng đi xa lễ hội rồi đấy"

"Lễ hội kéo dài đến tận chiều tối cơ"

Hồ Thị Hạnh ánh mắt long lanh cầu xin.

"Anh cả với anh hai sẽ lo lắng."

"Nhưng..."

"Quay về thôi. Không ham chơi nữa"

Tô Vân Du nghiêm giọng răn dạy, cô có thể chiều theo một số đòi hỏi của cô bé nhưng một số việc không thể đáp ứng theo bé được.

"Em còn muốn đến..."

"Đến đâu???"

Tô Vân Du dừng lại và quay đầu hỏi, bé út gãi gãi đầu, mặt ngập ngừng vẻ muốn nói nhưng lại thôi.

"Chị ơi, nhanh lên, mình đến lễ hội nào"

Cách chị em Tô Vân Du một đoạn có hai chị em hình như cũng đi đến lễ hội. Cả Tô Vân Du và Hồ Thị Hạnh đều quay lại nhìn hai chị em kia. Cô chị tầm 14, 15 tuổi còn cô em thì khoảng 10 tuổi. Trang phục hai người thoạt nhìn có vẻ là gia đình có điều kiện hơn, có thể là tiểu thư nhà quan hoặc nhà phú hộ. Đặc biệt cô chị trông rất tao nhã, lễ độ, có khí chất, Tô Vân Du nghĩ khá chắc chắn rằng hai chị em họ là con nhà quan lại.

"Chị ơi, lễ hội đi đường nào vậy."

Tô Vân Du chưa kịp phản ứng gì thì bé út nhà cô lại chạy lại bắt chuyện với thiếu nữ kia. Chẳng lẽ con nhóc này lại quên mất đường về, mặt Tô Vân Du cười gượng gạo.

"Em có thể đi cùng chị em chị"

Giọng thiếu nữ nhẹ nhàng và truyền cảm, kết hợp với ngũ quan thanh tú, dáng người mềm mại, thiếu nữ này đúng chuẩn mĩ nhân cổ xưa.

"Chị ơi, đằng này nè"

Ai dạy cho con nhóc này cái tính tự quyết định vậy trời. Tô Vân Du thầm than trong lòng.

"Em tên Hồ Thị Hạnh, chị em là Hồ Thị Chỉ, hai người tên gì vậy ạ."

"Chị là Mai Thị Vàng, đây là em gái chị tên là **"

Mai Thị Vàng, cái tên khiến Tô Vân Du ngờ ngợ nhưng cô không liên tưởng được bất cứ điều gì. Bối cảnh này cô không nắm rõ qúa nhiều "tiên cơ", cô không nhớ về các sự kiện lịch sử cho lắm. Nhưng linh cảm cho cô biết rằng dường như Mai Thị Vàng là một trong những nhân tố quan trọng trong cuộc đời nguyên chủ.

Rốt cuộc là gì? Đối với con gái thời đại này, nếu nhân vật cùng giới nào đó có liên quan đến mình thì có thể là bạn, là ân nhân hoặc là... tình địch.

Có khi nào... Mai Thị Vàng có liên quan gì đó với vua Duy Tân.

"Chị họ Mai, liệu chị có phải là..." Tô Vân Du ngừng lại, ra ý dò hỏi. "À. Thầy em là thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung"

"Thầy của chị là thượng thư bộ Lễ Mai Khắc Đôn"

Hóa ra là thế, linh cảm của cô không hề sai. Tô Vân Du không hề biết gì về quan lại trong triều đại này, cô chỉ dùng lối dẫn chuyện lấp lửng và gợi mở cho đổi tượng muốn khai thác thông tin mà thôi.

"Nhà chị gần đây hả?"

"Chị ở thôn Kim Long, ngay gần đây thôi"

Mai Thị Vàng từ tốn trả lời. Trong lúc đấy cô cũng quan sát hai chị em Hồ Thị Chỉ. Cô thầm đánh giá cao nhan sắc cũng như lễ độ của hai chị em đối diện. Cả hai cô gái đều không biết rằng tương lai của hai người đang thay đổi, rẽ sang một lối rẽ hoàn toàn khác nhưng số phận đều liên quan đến một người.

***

Lễ hội vẫn đông đúc và nhộn nhịp như lúc sáng. Người người, xe xe tấp nập qua lại.

Tô Vân Du và Hồ Thị Hạnh không tìm thấy hai anh của mình đâu. Trong lúc này ở phía ngoài lễ hội, cách chỗ 4 người họ không xa một mảnh ổn ào vang lên.

"#@###....."

"Không phải con"

....

Chị em Tô Vân Du tiến lại. Một người Pháp đang đôi co cùng một cậu bé gầy gò đen nhẻm. Mặt người đàn ông thì giận giữ, cậu bé thì khóc nhòe cả đôi mắt. Người dân vây xung quanh không biết làm gì, không phải họ thờ ơ mà có lẽ do họ sợ...

Đại khái Tô Vân Du biết sự việc diễn ra như thế nào thông qua cuộc đối thoại. Có vẻ như tên người Pháp đánh rơi túi tiền và cậu bé kia nhặt lên trả nhưng thắn ta lại đổ tội ăn cắp cho cậu bé. Nhưng cậu bé không biết giải thích như thế nào hoặc bản tính áp đặt đã ăn vào máu hắn ta rồi.

Khi Tô Vân Du chưa có hành động gì thì Mai Thị Vàng đã chạy ra che chở và dỗ dành cậu bé. Đó là điều mà cô ấy hơn tất cả mọi người ở đây, ít nhất là chí khí mặc dù cách này có thể gây chút khó khăn.

Tên đàn ông người Pháp định giằng co và dùng bạo lực...

"Không biết với một quốc gia văn minh như nước Pháp các ngài sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề hay sao?"

Tô Vân Du nói lưu loát bằng tiếng Pháp. Không phải cô biết tiếng Pháp mà thiết lập của Hồ Thị Chỉ có điều này.

Hắn ta dừng lại ngước nhìn cô gái An Nam nhỏ bé trước mặt, hắn quá đỗi ngạc nhiên về khả năng giao tiếp tiếng Pháp của cô nhóc này.

"Thằng bé này là kẻ trộm"

"Nó chỉ trả lại túi tiền cho ngài."

"Ta thấy tận mắt..."

"Mọi người đều thấy không phải như vậy. Hay là..." Tô Vân Du nhìn thẳng vào mắt hắn ta cao giọng "người Pháp các ngài sang đây để bảo hộ dân tộc An Nam như các ngài thường tuyên truyền nhưng tôi thấy dân tộc các ngài đến đây để bắt nạt người An Nam chúng tôi"

"Hoang đường"

"Chúng tôi có nhân chứng chứng minh cậu bé này không trộm. Hà cơ gì một người "văn minh" như ngài lại kỳ kèo với một cậu bé An Nam"

Tô Vân Du nhấn mạnh hai chữ Văn Minh. Cùng lúc đó, anh cả và anh hai của cô cũng có mặt kịp thời và phối hợp cùng với người dân khơi dậy sức ép.

Biết thế nguy, tên người Pháp chọn cách đánh bài chuồn. Mọi người vỗ tay, mỉa mai nhìn tên kia cụp đuôi chạy. Một góc lễ hội trở nên huyên náo hơn bao giờ hết.

Cả đám người không hề biết cách đó không xa một thiếu niên cao gầy đang ngắm nhìn bọn họ, vẻ mặt không biểu hiện cảm xúc dư thừa nào. Không ai biết cậu đang nghĩ gì.

#############################