Bác Cổ

Quyển 3 - Chương 11

 Hôm sau, mọi người dậy sớm thì thấy ông Tường đang chỉnh lại quân phục của mình, mọi người nhìn bộ quân phục đã sờn cũ vì năm tháng và chiến tranh nhưng vẫn toát lên lòng can đảm, gan góc của người lính. Thấy mọi người tò mò, ông Tường mới nói:

- À,hôm nay bác định đi thăm lại chiến trường xưa nên ăn mặc vậy cho chỉnh tề. Không đồng đội lại trách

Chú Tư hỏi ông Tường:

- Vậy là bác đi với mấy người bạn cũ à, để cháu lấy ít thuốc lá tặng cho mấy ông ấy

Ông Tường hơi lặng người rồi nói:

- Bác chỉ đi thăm một mình thôi Tư à, đồng đội bác năm xưa đều hy sinh trong chiến tranh hết rồi

Nghe vậy thì mọi người nghe vậy cũng đượm buồn theo ông Tường, bác nghe vậy thì lên tiếng:

- Dạ, vậy thì để cháu với thằng Ếch đi theo. Tụi cháu cũng muốn đi để thắp cho họ nén hương

- Ừ, vậy hai thằng mày đi theo cũng được.

Rồi bác quay lại dặn dò chú Tư ở lại quán xuyến mọi việc buôn bán, rồi hai người từ từ đi theo sau ông Tường. Trở lại cái chiến trường năm xưa, ông Tường như trẻ lại cả chục tuổi. Khi đi thăm thành cổ Quảng Trị thì ông hồ hởi kể cho bác và 7 Ếch nghe trận chiến năm xưa:

- Hồi đó, tao với đồng đội phải nói là ăn ngủ với bom đạn. Nhưng chả thằng nào sợ chết, cứ có lệnh từ trên xuống đánh chiếm vị trí hay cố thủ thì anh em tụi tao gần như là miệng chửi bọn Mỹ, tay thì bóp cò nả đạn lại. – ông Tường chỉ vào một ví trí đã được dựng thành nơi tưởng niệm – Đây là nơi mà năm đó tao với đồng đội giáp lá cà với thủy quân lục chiến Mỹ. Quân mình thì thua thiệt về chúng nó cả về hỏa lực và trang bị, nên đạn ít lắm. Lúc mà hết đạn thì cả trung đội gắn lưỡi lê vào AK, lao lên xiên tụi nó

Ông Tường kể hang say như sống lại thời oanh liệt nhất, kể rất chi ly và hang say. Đến trưa, cả ba dừng chân lại một quán cơm gần đó nghỉ ngơi, lúc thấy ông Tường đang cầm một cây bút máy đã cũ, thân bút làm từ vỏ đạn, có khắc dòng chữ " Việt Nam tất thắng – Hồ Chí Minh muôn năm " trầm ngâm nhìn nó, ánh mắt ông Tường như đang chìm trong hồi ức nào đó. Thấy vậy, chú Tư xê lại gần nhẹ giọng nói:

- Đây là di vật của đồng đội bác hả?

Ông Tường lấy tay lau nước mắt đang ứa ra, đây là lần đầu hai người thấy ông Tường khóc.. Với cái giọng nghẹn ngào, ông Tường kể:

- Đây là di vật của một người đồng đội năm xưa, anh ấy tên là Duy, người ở Hà Nội. Nghe nói anh ấy là sinh viên giỏi, nhà trường nhất quyết giữ lại. Nhưng anh ấy quyết tâm tòng quân, nên tự cắt tay mình lấy máu viết thành đơn xin tự nguyện. Lúc bác mới vào mặt trận thì run lắm, nhưng có anh ấy chỉ dạy, động viên mà mới trưởng thành trong chiến đấu được. Hai anh em quý nhau lắm, mà hồi đó tao dốt chữ lắm, may là có anh Duy chỉ cho nên mới rành. Nhưng vào một đợt càn của máy bay Mỹ, nơi trú quân bị trinh sát phát hiện. Thế là một trận mưa bom đổ xuống, hồi đó tao nghĩ là chết chắc, nhưng anh Duy lại lấy thân che cho tao

Rồi ông Tường vạch áo xuống, lộ ra một vết sẹo dài từ bả vai xuống lưng, vẫn kể tiếp:

- Lúc sắp hấp hồi, thì anh ấy có đưa cho tao cây bút này, tao vẫn nhớ những lời anh ấy nói trước lúc sắp mất:" Tường, mày phải ráng cầm súng thay cho phần của tôi và anh em. Tôi không thể tận mắt thấy ngày đất nước giải phóng rồi. Khi nào có dịp thì ra Hà Nội đưa cho người tên Lan, nói tao xin lỗi cô ấy ".

Bác và 7 Ếch đều lặn người đi vì xúc động, chiều tới cả ba ra tới bến sông Thạch Hãn,, tay ông Tường cầm một giỏ hoa và ít hương. Cả ba người gặp một bà thuyền chải, ông Tường ngỏ ý muốn bà chèo cho 1 tiếng với giá là 20 nghìn đồng. Bà ấy đồng ý và cả ba lên thuyền, suốt thời gian đó ông Tường ngồi trên thuyền thả hoa xuống sông, nhưng nước mắt cứ lưng tròng, miệng nói nhỏ:" Mấy đồng chí à, hôm nay tôi Tường đến thăm mọi người đây ". 7 Ếch thấy vậy liền nói bác:

- Sao anh không dùng pháp thuật của mình để dùng vào lúc này đi

Bác lắc đầu nói:

- Không được, đây là việc mà chúng ta phải dùng tận đáy thành tâm, như vậy mới thể hiện được tấm lòng của mình đối với những liệt sĩ đã hy sinh

- À, anh nói cũng đúng

Trải qua hai tiếng trên sông, lúc sắp lên bờ thì cả ba nghe thấy một giọng trầm ấm vang vọng đâu đây:

- " Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành song nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm "

Nhìn về phía đó thì cả ba thấy một người nôm dáng thi sĩ đang từ từ khuất bóng dưới cái tàn của nắng chiều. Lúc lên trả tiền cho bà chài thuyền, ông Tường đưa cho bà ấy tận 100 nghìn đồng, nhưng bà ấy nắm lấy tay ông Tường khóc nói:

- Con của già cũng mất tại nơi này.Nay đồng đội nó đến, sao già lấy tiền được

Nghe và hiểu được, ông Tường vẫn nhất quyết dúi vào tay bà ấy tờ tiền rồi cẩn thận xin phép đi về. Mặt trời bắt đầu lặn sau những ngọn núi, sắc trời hừng đỏ cả một vùng, màn đêm nhá nhem dần. Lúc đi về ông Tường đi trước,hai người bác và 7 Ếch đi sau, thấy ông Tường vẫn đang chìm trong cảm xúc thì bỗng 7 Ếch nói:

- Anh Cổ ơi, nhìn kìa sao lại có thêm nhiều người mặc quân phục thế kia.

Bác nhìn theo hướng chỉ tay của 7 Ếch thì quả thật thấy một đoàn người đi đứng ngay hàng, mặc quân phục, trên vai thậm chí còn đeo súng. Bác nheo mắt nhìn họ trong chốc lát, như phát hiện được điều gì bác đứng lại nói nhỏ với 7 Ếch:" Lúc đi ngang qua họ, thì chú nhớ làm lễ trang nghiêm, đặc biệt phải thành tâm vào. Nghe chưa ". 7 Ếch thấy lạ cũng đứng lại, thầm suy nghĩ:

- Chắc lại là một đoàn thăm chiến trường xưa như bác Tường

Đoàn người đi ngược hướng với cả ba nên thoáng chốc hai bên chạm mặt nhau, vì trời khá tối nên không thể thấy rõ mặt họ được. Bác vội cúi người hành lễ với đoàn người, 7 Ếch thấy vậy thì cũng làm theo. Đoàn người đi qua ba người, nhưng không một chút tiếng động từ tiếng bước chân trên lá, khi đi ngang qua 7 Ếch còn nhận thấy sống lưng hơi lành lạnh. Ông Tường vẫn chưa phát hiện được điều gì, tay ông vẫn cầm cây bút, lúc hai bên đi lướt qua nhau. Ông Tường định mở lời chào hỏi, nhưng khi thấy những hình dáng đó, đặc biệt là một hình dáng cao mảnh khảnh, đầu đội mũ cối sụp vành thì ông Tường như ngưng đọng lại, ông ấy đứng trời trồng, mắt mở to nhìn, nhưng không toàn thân không thể động đậy được miệng ú ớ điều gì đấy nhưng không nói được, Bác nhìn thấy, liền hiểu chuyện gì, liền đi tới cạnh ông Tường, tay phải kết mật ấn, đặt lên mi tâm rồi vuốt nhẹ xuống. Lập tức cả người ông Tường như lấy lại kiểm soát. vội quay người lại, chạy theo đoàn người đó, tay dơ cao cây bút rồi nói lớn:

- Mọi người đừng đi, tôi biết là mọi người mà. Là tôi đây, Tường hay bị mọi người trêu đây này. Anh Duy là anh phải không? Em biết chính xác là anh mà. Dừng lại đi, đừng đi nữa

Tiếng bác Tường khan cả họng, nhưng đoàn người đó vẫn từ từ đi mặc cho ông Tường đuổi theo. Biết là không thể theo kịp họ, ông Tường nói lớn theo:

- Mọi người đi thong thả, mọi người có thấy thành tích của tôi không? – Rồi giơ những cái huy chương và huân chương lên – Đều là nhờ mọi người, tất ca ở đây là của chung anh em mình đó. Anh Duy, có tháng sau này em sẽ ra Hà Nội tìm và chuyển lời giúp anh tới cô gái đó

Hình dáng đội mũ cối sụp vành đó thoáng chốc dừng lại, rồi hơi quay lại nhìn ông Tường rồi tiếp tục đi mất. Ông Tường đứng thẳng dậy, bộ dáng nghiêm trang rồi đưa tay làm động tác chào

đoàn quân đó đến khi họ từ từ biến mất. Bác với 7 Ếch tới gần ông Tường nói:

- Mình về thôi bác, trời cũng đã muộn lắm rồi

Bây giờ,ông Tường mới mở miệng nói:

- Ừ, về thôi hai đứa, Hôm nay đã là quá đủ cho một người như bác rồi

Cả ba về tới chỗ dựng trại thì chú Tư chạy ra nói:

- Có chuyện không hay rồi.