Không ai biết rõ trong bức mật thư mà Thiên Phụ gửi cho Hoàng Hổ ghi những gì, chỉ biết rằng sau đêm hôm đó, khắp cả ngôi làng của Hồng Hoa, dân tình không thể nào thắp nhang cháy được, cứ châm xong là toàn bộ nhang lại tắt. Toàn bộ rắn rết, chuột và các loài sâu bọ thì thi nhau bò ra khỏi nơi trú ngụ lổn nhổn mà bỏ làng ra đi, ngôi chùa trong làng khi không thì đã ngớt tiếng chuống, những tăng ni phật tử và thậm chí là vị sư trụ trì như người mông du, ai đấy làm việc cũng như người vô hồn. Ông Kiều Nam sau cái đêm nói chuyện với Hồng Hoa, có vẻ như là ông ta cũng cảm nhận được sự thay đổi trong không khí, đặc biệt hơn nữa là những hiện tượng lạ như trên, nhẩm đếm đầu ngón tay thì ông nhận ra rằng, người của Diêm Vương Gia có vẻ như đã đi sớm hơn mình tính. Ông Kiều Nam đã không hề sai khi nói rằng đây chính là sự thử thách cuối cùng của mình để chứng tỏ được sự nhất tâm mà không nhị lòng của mình, chính số phận đã đưa đẩy ông tới đây gặp Hồng hoa. Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ cho cái đêm định mệnh này, ông Kiều Nam ngồi trong phòng trọ mà ngắm nhìn thanh kiếm đào mộc, thứ bảo bối lợi hại nhất mà ông đã luyện thành khi còn tu luyện trong núi. Dưới ánh đèn dầu leo lắt trong phòng, 8 chữ được ông khắc trên lưỡi như lóe sáng "Nhân Đức Vẹn Toàn, Trời Xanh Minh Chứng". Ông Kiều Nam lấy tấm vải tẩm dầu lau lên lưỡi kiếm đó, thế rồi ông chống mạnh cây kiếm đào mộc xuống sàn cái "cộp" như thể lấy tinh thần, đây sẽ là cái đêm cuối cùng ông tồn tại trên trần thế này.
Nếu nói rằng vạn sự trên đời, cho dù có thiên cơ bất khả lộ, hay như mưu hèn kế bẩn của loại tiểu nhân cùng đinh, tất cả mọi thứ đều phải thuận theo một lẽ tự nhiên. Nhưng mấy ai hiểu được cái "lẽ tự nhiên" đó là gì? Ngay đến như lệnh ban ra từ hàng thánh thần, hay như cách hành sự của ma quỷ, tất cả vẫn phải tuân theo một quy luật, một quy luật mà đến người thực hiện cũng không rõ từ đâu ra. Phải trăng quả thật trên đời này còn có những thứ còn đứng cao hơn cả thần thánh, cao hơn cả Thiên Phụ? Phải chăng đó chính là Sáng và Tối, hay như người đời vẫn quan niệm đó là Sống và Chết? Tối hôm đó, cả ngôi làng chìm trong sự tĩnh lặng đến rợn người, ngoài đường vắng vẻ, quanh hiu tới mức độ như một ngôi làng chết. Ông Kiều nam tay cầm mộc đào lững thức bước đi tiến thẳng tới căn nhà của Hồng Hoa. Do là luồng khí của ngôi làng này khi không thay đổi thất thường, khí âm và khí dương tan biến, tạo nên một sự trống trơn tới rợn người. Ông Kiều Nam lần này có lẽ không cần phải xuất nguyên thể ra nữa, vì trước mặt ông bây giờ là Hồng Hoa đang bồng con cũng như là vong nhi đang đứng dưới cái cây hòe trơ chụi kia. Nếu đúng theo những gì mà ông Kiều Nam nói với Hồng Hoa, thì cô đã phạm một sai lầm lớn khi mang con mình gửi vào cây hòe tụ âm này. Nó như là một bản khế ước với quỷ dữ vậy, người duy nhất có thể rời khỏi cây hòe mà tự do đi lại chỉ có thể là cô, còn cái đứa con mà cô đang bồng trên tay hay như là những vong nhi khác, không một đứa nào có thể tự ý rời khỏi cổng vườn. Hồng Hoa thấy ông kiều Nam đã tới như lời ông ta hứa thì cô như mừng rỡ lắm, Hồng Hoa bồng còn tiến tới mấy bước, nhưng mà cái cây hòe này đã vươn những cành cao xuống dưới tựa như hai bàn tay với nhiều ngón tay nhọn mà giữ cô và những đứa nhỏ lại. Ông Kiều Nam một tay cầm kiếm đào mộc chỉ thẳng về phía cái cây hòe hét lớn:
- Đồ quỷ mộc gian ác! Còn không mau để cho họ đi?!
Những cành cây đang giữ lấy mẹ con Hồng Hoa khi không rung lên bần bật, một tiếng nói ồm ồm vang vọng:
- Ta đã hứa với quỷ mẫu là sẽ bảo vệ con bà ta suốt đời, thì dù có chết ta vẫn phải bảo vệ...
Ông Kiều Nam lại hét lớn:
- Ngươi chỉ là một con quỷ mộc mà dám nói lời ngang ngược! Người có biết Diêm Vương Gia đang cho binh lính lên bắt bọn họ không?! Ngươi nghĩ rằng thứ quỷ mộc mấy trăm năm tuổi như ngươi có thể bảo vệ họ được sao?!
Cái giọng nói ồm ồm lại vang vọng:
- Cho dù có là Thiên Phụ xuống... ta quyết không nuốt lời hứa năm xưa...
Ông Kiều Nam đứng đó mặt đanh lại, vang vọng đâu đó sau lưng ông là tiếng chó tru lên từng hồi rợn tóc gáy, cái tiếng tru như thể vọng về từ cõi âm. Thấy rằng không còn thời gian nữa, ông Kiều Nam móc hai viên đá lửa bên hông ra, một tay bóp hai viên đá lửa cho chúng cọ vào nhau. Chỉ trong chốc lát, cả lưỡi kiếm đào mộc trong tay ông khi không bùng cháy thành lưỡi gươm lửa sáng cả một vùng. Ông Kiều Nam hét lớn:
- Tất cả lùi lại!
Tức thì quỷ mẫu và đám nhỏ lùi lại, ông Kiều Nam lao tới vung kiếm chém một đường, toàn bộ cành cây khô phía trước khi không bén lửa cháy ngùn ngụn. Để bảo vệ bản thân, những cành khô cháy khi không tự rụng xuống đất, thừa lúc này thì Hồng Hoa và toàn bộ đám nhỏ chạy thẳng ra sau lưng ông Kiều Nam. Thứ ánh sáng phát ra từ thanh kiếm lửa rừng rực như làm cho hồn phách bọn nhóc bị mờ dần đi, bên cạnh đó là tiếng người chạy lại cùng tiếng chó sủa đã rất gần khiến ông Kiều Nam hiểu ra đã quá muộn rội. Nhanh như cắt, ông ta móc một tập hình nhân bằng giấy vàng ra, ông Kiều Nam đưa bàn tay cầm tập hình nhân lên miệng cắn đủ năm đầu ngón tay rỉ máu. Khi máu của ông thấm đẫm tập hình nhân thì ông quay người tung nó lên trên đầu lũ nhóc. Như hiểu ra ý đồ của ông, cây hòe này vươn một cành khô ra quấn chặt lấy cổ ông mà kéo về phía nó. Bị kéo bất ngờ, ông Kiều Nam chống chân làm điểm trụ, thế rồi ông quay người chém mạnh thanh kiếm lửa khiến cho cây hòe phải tự rụng cành đang cuốn ở cổ ông ra. Ông ta tiếp tục quay người lại đưa tay lên miệng niệm chú, ngay tức thì toàn bộ vong nhi mỗi đứa bị hút ngay vào một con hình nhân bằng giấy vàng thấm máu của ông, chỉ còn độc lại đúng hai mẹ con Hồng Hoa. May thay những đứa nhỏ này vừa bị hút vào đám hình nhân vàng thấm máu thì cũng là lúc mà quỷ sai và đàn linh cẩu đã lao tới. Một con linh cẩu lao lên trước mà nhẩy chồm lên cắn thẳng vào cánh tay đang đưa về trước niệm chú của ông Kiều Nam rồi đè ông ta nằm xuống đất. Ông Kiều Nam dù bị cái hàm răng sắc nhọn của linh cẩu ngập sâu trong da thịt đau đớn tới tận xương tủy, thế nhưng ông ta vẫn gồng người cố vật ngửa con linh cẩu ra. Ông Kiều Nam quay ngược kiếm dùng lực đâm xuyên bụng con linh cẩu khiến nó không kịp né mà kêu lên oẳng một cái rồi tan biến thành khói đen. Ông ta nằm trên đất tay đầm đìa máu mà hét lớn:
- Các con mau chạy vào chùa đi!
Ngay tức thì đám hình nhân giấy vàng thấm máu khi không đứng dậy và bắt đầu chạy dưới chân linh cẩu và quỷ sai, có vẻ như máu bám trên hình nhân đã qua mắt được quỷ sai và linh cẩu, bằng chứng là tất cả bọn họ giờ chỉ tập trung vào hai mẹ con Hồng Hoa.
Cây hòe này thấy rằng nếu không ra tay kịp thì sẽ không ổn, ngay lập tức nó xuất nguyên thần là một cái bóng đen lao về phía Hồng Hoa, nhưng có lẽ mọi việc không đơn giản như nó nghĩ, đám linh cẩu bu tới ngày một đông và nó cũng là mục tiêu của chúng. Hồng Hoa bị đám linh cẩu và quỷ sai lao tới tìm cách tách hai mẹ con họ ra nhưng cô nhất quyết không buông tay. Thấy Hồng Hoa bị bao vây, ông Kiều Nam lại một lần nữa đứng dậy bất chấp đau đớn, ông lao tới cầm kiếm lửa vung mấy đường, lửa bắn ra từ cây mộc đào văng vào mặt linh cẩu cùng với quỷ sai khiến họ lùi lại đau đớn mà tan biến dần. Nhận ra rằng ông Kiều Nam đang tìm cách cứu hai mẹ con Hồng Hoa thì cây hòe biết được rằng phải giải quyết ông trước rồi mới đối phó với quỷ sai và linh cẩu sau. Ngay lập tức, cái bóng của cây hòe khi không lao tới nhập thẳng vào người ông Kiều Nam, trong cơ thể ông ta giờ như có 2 linh hồn ngự trị, cây hòe thì cố lôi ông lui lại về cái cây, còn ông Kiều Nam thì lại muốn đứng đó bảo vệ hai mẹ con Hồng Hoa. Nghĩ rằng cơ sự đã ra nông nỗi này thì không còn đường nào khác, ngay lập tức ông Kiều Nam giả vờ mất đà để cái bóng lôi thân xác mình về lại với cây hòe, trong tích tắc ông Kiều Nam quay ngược kiếm đào mộc đâm xuyên bụng. Chưa dừng lại ở đó, ông vận chút lực tàn bẻ gẫy chuôi kiếm khiến cho cây kiếm còn một đầu lưỡi ngắn tủn vẫn cháy bập bùng. Ông Kiều Nam ném cái chuôi kiếm đó về phía Hồng Hoa hét lớn:
- Mau chạy đi!
Hồng Hoa vẫn ôm chặt con mình để tránh cho nó không bị linh cẩu cũng như quỷ sai đánh đập hay cắn xé. Cô ngửng mặt nhìn ông Kiều Nam đã bị lôi lại vào thân cây hòe, lưỡi kiếm cháy rừng rực đâm thẳng vào thân cây. Cả ông ta và cây hòe khoác trên mình ngọn lửa nghi nghút. Ông Kiều Nam hét trong đau đớn:
- Mau đi đi! Đi đi!
Hồng Hoa nuốt nước mắt vào trong, cô một tay bế con, một tay với lấy chuôi kiếm mà đứng lên chém lia lịa và lao đi mặc cho quỷ sai và linh cẩu vẫn đuổi theo sau. Trong đầu cô bây giờ chỉ còn đúng một nơi có thể bấu víu được là ngôi chùa trong làng, không biết hình ảnh vong cô bé ngày nào như hiện ra trước mắt Hồng Hoa mà dẫn hai mẹ con cô tới thẳng đó. Rất nhiều lần Hồng Hoa bị quỷ sai điều linh cẩu chồm lên cắn vào chân khiến cô ngã xuống, nhưng Hồng Hoa vẫn ôm chặt con vào lòng, cô quay người vung chuôi kiếm còn bén lửa đánh vào mặt linh cẩu khiến chúng nó phải nhả ra mà kêu lên ẳng ẳng. Nhưng rồi cái ngọn lửa yếu ớt bập bùng ở chuôi kiếm cũng tắt, và hình ảnh vong cô nhóc ngày nào cũng tan. Cuối cùng thì người mẹ quỷ như đã cạn kiệt sức lực, bà ta đã phải gục người ngay trước cửa Chùa. Lúc này quỷ sai mới điều linh cẩu lên lao vào cố cắn xé nhằm bắt Hồng Hoa phải buông đứa con mình ra. Nằm co quắp trước cổng chùa, bị linh cẩu cắn xé dày vò cơ thể mà Hồng Hoa vẫn ôm con thật chặt, bà ta bắt đầu khóc. Đứa nhóc trong lòng Hồng Hoa như nhận ra sự đau đớn của mẹ nó mà khi không nó cũng gào mồm khóc thét lên tiếng thét sợ hãi. Hồng Hoa ôm chặt con mình hơn nữa, cô ta cố lấy tấm thân đầm đìa máu rách rưới của mình mà che cho thân con khỏi những hàm răng nanh sắc nhọn. Hồng Hoa khóc họa chăng không phải vì đau đớn thể xác tận cùng, mà cô khóc vì ngay đến một nơi như ngôi chùa này cũng không còn mang lại cho cô ta cảm giác an toàn, nó không còn mang lại hy vọng như cái ngày cô chứng kiến vong cô bé chạy vào nữa. Những giọt nước mắt này không phải là nước mắt mừng vui, mà là nước mắt của tận cùng khổ đau. Nhưng dù có ra sao đi chăng nữa, điều khiến cô đau đớn nhất là đứa con đang nằm trong lòng sợ hãi của mình, Hồng Hoa vừa khóc vừa chịu đau đớn mà vẫn hát ru con:
Tối qua con mẹ, mơ về bóng tối.
Tối qua con mẹ, mơ về ngày mai.
Con khóc và gọi "mẹ ơi",
Nhưng mẹ không thể, giúp gì được con.
Đơn độc và hưu quạnh,
Mẹ ôm con chặt vào lòng.
Lạnh lẽo và tủi hờn,
Con khóc trong vòng tay mẹ.
Trời cao sao chỉ một mầu,
Đời dài sao chỉ, toàn cảnh thương đau.
Mẹ đây, mẹ của con đây,
Dù có bề nào, vẫn thương con nhiều...
(Sick & Alone – The Poor Bastards)
Từ bên trong gian chính của chùa bước ra là Hắc Hổ Quan cùng với hai tên đầu trâu mặt ngựa, trên tay ông ta là tập giấy hình nhân bằng vàng thấm máu đạo sĩ Kiều Nam không thiếu một tờ. Phía xa xa, ngay trước sân chủa là một con quạ đen đang đậu trên cành cây mà quan sát toàn bộ sự việc.