Tam Điểm Chỉ

Chương 91: Ký ức thiêu rụi

- Cậu có quan hệ với vong lần nào chưa?

Chính cái câu hỏi sốc óc đó khiến cho Tuân đứng hình trong giây lát. Cậu từ từ hỏi lại giọng chậm giãi như thể để chắc chắn mình không nghe nhầm:

- Bác… bác vừa nói cái gì cơ ạ?

Thầy Nghĩa vẫn khoanh tay trước ngực ngồi đối diện Tuân, hai mắt ông ta quát sát rất kĩ sắc mặt cũng như cử chỉ và biểu hiện của Tuân. Thầy Nghĩa đưa tay lên xoa xoa cằm nói:

- Cũng không hẳn là vong, nhưng mà nó na ná như kiểu đó, rất khó giải thích.

Tuân càng nghe thầy Nghĩa nói thì càng không hiểu gì, cậu hỏi dò:

- Vầy bác nghĩ là Phương bị vong ám hả bác?

Thầy Nghĩa lắc đầu:

- Không phải bị vong ám, mà có thể chính cô ta là vong, hay là kẻ dẫn đường cho những thứ không thuộc về thế giới này.

Tuân hỏi nhanh:

- Liệu phải chăng chuyện này có liên quan tới căn nhà mà Phương và con đang ở không thầy?

Thầy Nghĩa nói:

- Cái này thì tôi phải đến mới biết được. nhưng trả lời tôi, cậu có quan hệ tìиɧ ɖu͙© với cô gái tên Phương này chưa?

Tuân thở dài rồi cậu khẽ gật đầu trong ngượng ngùng vì câu hỏi khá lá tế nhị. Thầy Nghĩa gõ năm đầu ngón tay lên bàn suy nghĩ một lúc, thế rồi ông ta hỏi tiếp:

- Câu hiểu thế nào về câu “Bắc độc, Trung phù, Nam ngải” không?

Tuân lắc đầu, thầy Nghĩa giải thích:

- Sở dĩ có cái tên Bắc độc là vì tương truyền từ ngày xưa, dân nước Nam ta chịu ảnh hưởng từ phương Bắc khá lớn. Với tham vọng chiếm lấy vùng đất này, phương Bắc đã ngấm ngầm đầu độc những vùng giáp danh bằng một thứ sinh vật huyền bí. Nó tương tự như một dạng kí sinh, mà dân gian hay gọi là trùng độc. Thứ trùng độc này len lỏi trong đất, sống được cả ở vùng sông nước, bám lấy con gười, cây cỏ, và vạn vật. Để đối phó với họa diệt vong, nhiều người tu đạo học pháp đã tìm cách thuần phục loại trùng độc này thứ nhất là nhằm đẩy lùi sự lan tỏa của chúng, thứ hai là để tìm hiểu thêm về thứ kí sinh kì lạ. Bản tính của trùng độc vốn là loại hung dữ, thế nên để thuần phục là rất khó, đã nhiều người bỏ mạng khi cố sở hữu hay như chi phối sức mạnh của trùng độc. Nhưng ngược lại, những kẻ có thể sở hữu được thì sức mạnh pháp thuật lại tăng lên muôn phần. Bởi vậy mới có câu Bắc bỏ độc, độc ở đấy không phải độc tố, mà chính là trùng độc.

Thầy Nghĩa làm ngụm trà, thế rồi ông ta tiếp lời:

- Trái ngược lại ngoài bắc, trong Nam lại có một thứ linh mộc vô cùng lợi hại, có tên là Ngải. Ngải có rất nhiều chủng lại và toàn bộ là mọc hoang giã, chưa hề có ai có khả năg nuôi chồng được. Dù đã tồn tại khá lâu đời cùng với lịch sử của Việt Nam, thế nhưng thông tin về nó lại vô cùng mơ hồ không hề có sử sách nghiên cứu rõ ràng. Tương truyền, Ngải được sinh ra là từ một loài cây cổ xửa hấp thụ huyết rơi xuống từ cuộc chiến trên trời, khi mà thiện đối đầu với ác. Loài cây xưa này sau khi hấp thụ được huyết của cả thần tiên lẫn ma quỷ, thì nó sinh sôi và có khả năng hấp thụ được cả linh khí của vạn vật trên trần gian. Cũng bởi cái tính năng đặc biệt này mà khá nhiều ông thầy đa lặn lỗi tìm tới nơi rừng thiêng nước độc để mang về luyện phép. Do hấp thụ được linh khí thuần khiết của vạn vật mà ngải có thể dùng vào cả việc thiện và việc ác, có thể gia tăng công lực, nhưng cũng có thể yểm bùa hại người. Nó có thể trở thành bài thuốc cải tử hoàn đồng, nhưng cũng có thể là thứ kịch độc vô phương cứu chữa. Việc sử dụng ngải ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào người nuôi ngải. Do ảnh hương văn hóa tâm linh của những vùng lân cận, mà trong Nam các thầy chuyên đi tìm ngải trong rừng sâu hiểm trở về để luyện phép. người dùng vào việc thiện cũng có, việc bất nhân bất nghĩa cũng nhiều. Chính vì thế mà dân gian có câu “Nam ngải” ý chỉ các thầy miền Nam chuyên về việc thả ngải.

Nói đến đây, thầy Nghĩa tháo cái nhẫn bằng đá trắng đang đeo ở ngón cái ra đặt về phía trước mặt Tuân. Tuân cầm lên ngắm nghĩa, chiếc nhẫn bên ngoài được khắc hoa tiệt nổi khá chi tiết. Mặt trong của nó là những kí tự đỏ được khắc chìm xuống rồi sơn lên khá tinh xảo. Thầy Nghĩa tiếp lời:

- Ngoài Bắc có trùng độc, trong Nam có cây ngải, vậy miền Trung có gì để duy trì sự cân bằng này? Việc vua chúa thời xưa chọn Huế làm kinh đô có là có nguyên do của nó. Và tất nhiên chiến tranh Nam Bắc thì miền Trung là nơi đổ máu nhiều nhất cũng có lí do của nó. Một người học đạo rất am hiểu về mảnh đất hình chữ S này, điều đáng nói hơn nữa là miên Trung chính là bụng của con rồng đang ngủ yên hàng vạn năm. Thông suốt cái mảnh đất này không có nơi nào mà tinh hoa linh khí kết tụ lại bằng miền Trung. Cũng chính bởi vì muốn phát huy hết tiềm năng của ấn phù trấn yểm nên nơi lý tưởng để luyện phù và trì chú yểm chính là tại miền Trung. Duy chỉ có điều đâu lòng đó là cái gì cũng có cái giá của nó, việc hấp thụ triệt để tinh hoa linh khí để thi triển ấn phù bùa chú sẽ để lại hệ quả đó là tai ương liên tục hoành hành do sự mất cân bằng trong dòng chảy của vạn khí. Hiểu đơn giản như việc con rồng bị lạnh bụng vậy. Chiếc nhẫn mà cậu đang xem là một trong những ấn phù quyền năng mà khi học đạo xong tôi được thầy mình tặng cho, nó được làm chính tại miền trung. Ấn phù này nếu mang bên mình thì dù có ở đâu trên đất nước này, chỉ cần khân vái thì việc thi triển pháp thuật dù là để xua đuổi tà ma, hay như là trấn yếm nhà cửa đều được thần thánh hộ trợ. Các quan trên thấy ai mang ấn phù này bên người sẽ nhận diện và giúp đỡ người đó.

Tuân vừa nghe vừa trầm trồ, cậu đưa lại nhẫn cho thầy Nghĩa và hỏi:

- Vậy ai cứ có cái nhẫn này là được bảo vệ hả bác?

Thầy Nghĩa mỉm cười lắc đầu nói:

- Không, bắt buộc phải làm thầy thì mới đeo được. Với người thường nó chỉ là một vật trang sức vô giá trị mà thôi. Ngoài ra, người làm thầy theo đạo học pháp phải trải qua cuộc thi sát hạch, cậu cứ hiểu nôm na là vậy, phải chứng minh được cái tâm của mình cũng như tay nghề thì mới được mang bên mình. Với những người chưa vượt qua được kì thi mà vẫn đeo trên mình thì việc thi triển pháp thuật, trấn yểm sẽ không được thông hanh, thậm chí còn gặp nhiều rủi ro nữa.

Thầy nghĩa đeo cái nhẫn lại vào ngón tay cái, thầy ta tiếp lời:

- Về vấn đề của cậu, tôi có thể khẳng định là dòng khí trong người cậu đang có phần mất cân bằng. Tôi cam đoan là có thể lực gì đó ảnh hưởng rất mạnh tới cậu. Tôi không dám khẳng định điều gì trước khi tôi đặt chân tới được căn nhà mà cậu và cô Phương đang ở. Trước tiên tôi muốn xem qua phong thủy nhà đó để chuẩn bị một số thứ cần thiết.

Nói rồi thầy nghĩa lấy ra tờ giấy với cái bút bảo Tuân phác họa qua địa lí cũng như hình dạng của căn nhà. Khi Tuân vừa buông bút, thầy Nghĩa nhìn không chớp mắt, miệng lẩm nhẩm:

- Thế tụ âm….

Tuân không nói gì chỉ để ý rất kĩ sắc mặt của thầy Nghĩa, thầy Nghĩa ngẩng lên nhìn Tuân nói:

- Cậu hãy tìm cách cho Phương đi đâu đó đi, sau đó tôi sẽ đi với cậu đến tận nơi. Có vẻ như mọi chuyện không đơn giản như tôi với cậu nghĩ đâu.

Tuân nghe đến đây thì chỉ biết khẽ rùng mình, cái cảm giác rờn rợn tựa như khi cậu ở trong căn nhà đó lại hiện về.

Nghe theo lời thầy Nghĩa, Tuân cố lên kế hoạch để Phương rời khỏi nhà nhưng với tâm lý không ổn định như hiện nay, khó có thể tìm nơi nào để cô tạm lánh đi đâu đó. Nhưng có lẽ ông trời thực sự muốn giúp đỡ Tuân khi mà lễ cầu siêu rằm tháng bẩy sắp tới, chùa Phước Duyên có gửi giấy mời cả Phương và Tuân tới dự lễ. Có lẽ điều khiến Tuân ngạc nhiên và có phần mừng rỡ đó là khi Phương chính thức mở lời muốn ở lại chùa 2-3 ngày để giúp việc chuẩn bị đại lễ đồng thời là thăm lại bọn trẻ mồ côi. Thấy rằng Phương cuối cùng cũng mở lòng mình ra và có giấu hiệu tâm lý ổn định hơn thì cậu không nghi ngờ gì mà đồng ý ngay, Tuân cũng nói là cần chuẩn bị một số thứ nên sẽ hẹn gắp cô hôm làm đại lễ. Trên thực tế thì việc Phương quay lại chùa Phước Duyên không phải là chủ đích của cô, mà đó là ý định của bản sao, nó muốn giúp Phương cắt đứt sự rằng buộc trong thâm tâm để tiến thêm một bước nữa trong việc tiếp nhận nó. Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi đồ đạc, Phương vui vẻ lên đường tới chùa Phước Duyên. Cứ nghĩ rằng cái cuộc tao ngộ, trở về nơi mà mình đã từng rất gắn bó sẽ mang nhiều cảm xúc lắm nhưng không. Ngay khi mà Phương bước chân vào cổng chùa, cơn đau đầu từ đâu ập tới cô, cả cơ thể khi không nặng chĩu như mang trên mình thêm chục gánh nặng. Lũ trẻ mồ côi ngày nào quấn quýt lấy cô thì giờ đây khi nhìn thấy Phương quay về, không một đứa nào chạy ra đón với sự mừng vui trên khuôn mặt, chúng nó chỉ dám đứng lấp ló ở cửa nhìn như thể Phương là một người hoàn toàn xa lạ đối với bọn chúng. Chỉ cho tới khi các tăng ni phật tử kêu chúng ra xách đồ giúp cô thì chúng mới rón rén tiến lại. Thầy Hợp thấy Phương thì mừng rỡ chạy ra tựa như đứa trẻ con mong ngóng mẹ đi chợ về, thầy mặt tươi cười chắp tay lại nói:

- Phương con, lâu rồi mới gặp con.

Phương cũng mỉm cười khẽ gật đầu, thế nhưng cái cơn đau đầu cùng với toàn thân nặng trĩu như làm cô trao đảo. Thấy thần thái Phương không được tốt, thầy Hợp vỗi vàng đỡ lấy cô nói giọng thỏ thẻ:

- Chắc đường xa con mệt rồi, để ta đỡ con vào buồng nghỉ ngơi.

Thế rồi thầy Hợp dìu Phương vào phòng nghỉ của khách, tay ông ta lại ôm chọn lấy người Phương, mũi thì hít hà cái mùi hương từ tóc, từ cơ thể cô toát ra. Sau khi dìu Phương nằm xuống cái giường tại phòng nghỉ của khách, thầy Hợp nói:

- Con cứ nghỉ ngơi một lúc cho khỏe đã nhé.

Phương khẽ gật đầu cám ơn rồi cô nằm quay lưng vào tường. Thầy Hợp đứng đó nhìn cái cơ thể đã thay đổi của Phương có phần phốp pháp hơn do ăn uống đầy đủ mà bao nhiêu kí ức lại vọng về. Nuốt nước bọt cố kìm nèn cảm súc, ông ta đành quay người vòng ra ngoài để đợi tới tối.

Phương vừa đi khỏi, ngay lập tức Tuân cũng phi xe đi để đón thầy Nghĩa về nhà mình. Thầy Nghĩa đeo cái ba lô to phía sau lưng, ông ta đừng ngoài sân trước nhìn căn nhà chằm chằm mất mấy phút không hề nhúc nhích. Tuân dựng xe gọn vào một góc, cậu từ từ tiến lại phía thầy nghĩa nói nhỏ:

- Thầy thấy sao ạ?

Thầy nghĩa khẽ lắc đầu, thế rồi bác ta lấy ra cái kính trắng để ở túi ngực trước và đeo lên nói:

- Quả nhiên mọi sự không đơn giản như tôi nghĩ.

Nói rồi thầy cởi ba lô xuống lấy ra chiếc la bàn phong thủy bằng đồng khối. Thầy nghĩa mở nắp đậy, chính giữa la bàn này là nữa quả cầu trong suốt bên trong là cây kim bằng vàng chìm giữa một thứ dung dịch mầu xanh tựa như nước biển. Trên mặt la bàn chia ra đủ tám phương tứ hướng với họa tiết bốn vùng cùng với vô vàn tiếng hán cổ. Tuân rướn người nhìn thì thấy cái kim vàng bên trong nửa quả cầu thủy tinh quay toán loạn. Thầy Nghĩa thử xoay người và hướng la bàn về nhiều phía khác nhau. Cuối cùng thầy chỉ tay và nói:

- Cậu mở ba lô lấy cho tôi 3 cái tượng nhỏ cỡ bàn tay được bọc giấy báo có ghi “lân” và “qui” ra đây.

Tuân nghe lời vội mở ba lô và lấy ra ba bức tượng đó. Thầy Nghĩa lại hỏi nhà có xẻng không thì mau lấy ra. Tuân chạy ra vườn sau lấy cái xẻng cầm tay con, khi cậu trở lại thì thấy thầy Nghĩa đang dựng cái thước đo gọc được kết hợp với cái la bàn. Sau khi chỉnh tới chỉnh lui một hồi thầy Nghĩa chỉ tay:

- Cậu chôn cho tôi một con lân góc kia, và góc kia. Khi đào thì nhớ đào đủ 1 gang tay cho tôi.

Xong xuôi đâu đó, thầy Nghĩa lại chỉ tay xuống dưới chân mình nói:

- Con qui còn lại, cậu chôn ngay dưới chân tôi, lần này đào đủ 3 gang tay cho tôi.

Tuân tiến lại đúng chỗ thầy Nghĩa đứng, cậu hì hục đào. Đào đủ 3 gang tay, khi cậu đặt ngay ngắn con rùa bằng đồng đen xuống thì thầy Nghĩa nói lớn:

- Hãy khoan.

Thầy Nghĩa bảo Tuân cầm lấy cái la bàn, bác ta tiến lại về phía ba lô lấy ra một tờ giấy vàng. Sau khi cầm bút bi vẽ nguệch ngoạc thứ gì đó lên trên, bác ta mở hộp mực đỏ ra ấn cả hai ngón cái lên, rồi điểm chỉ thẳng vào tờ bùa vàng. Thầy nghĩa cầm bùa vàng đưa lên trước đầu lẩm rẩm niệm thứ gì đó rồi quay đủ 4 hướng khấn vái. Xong xuôi,  bác ta đặt nó lên trên con qui bằng đồng đen rồi bảo Tuân lấp đất. Đấp lấp xong, thầy Nghĩa bước tới đứng thẳng trên con qui vừa được chôn, kì lạ thay ngay lập tức cây kim bằng vàng khi không ổn định lại và bắt đầu chỉ hướng nhất định. Thầy nghĩa bảo Tuân đeo ba lô lên rồi đi theo hướng mình chỉ. Trước khi bắt đầu, bác ta còn tiến tới ấn ngón cái có đeo chiếc nhẫn đá lên gáy Tuân.

Thế rồi Tuân từng bước chậm rãi đi theo hướng mà thầy Nghĩa chỉ, đầu tiền cả 2 tiến vào phòng khách và đứng đó một lúc khá lâu, Tiếp theo họ lên phòng ngủ của Tuân và Phương, từ lúc lên tầng 2, thầy nghĩa liên tục đưa tay có ngón cái đeo nhẫn lên giay dái tai như thể ngứa lắm. Tiếp theo đó cả hai lại tiến vào căn phòng bí mật, nơi bà Yến từng bị chặt đầu. Vừa bước vào trong căn phòng, cây kim vàng bắt đầu rung lên bần bật, cái thứ dung dịch kia khi không bỗng như có những luồng điện chạy bên trong biến thành quả cầu tích điện. Thấy nghĩa bước vào đứng chính giữa phòng, bác ta đang đứng ngay tại cái vị trí mà trước đây thi thể bà Yên đã yên vị. Một càm giác rờn rợn bao chum lấy thầy Nghĩa, bác ta liên tục vân vê cái nhẫn đeo ở ngón tay như thể bồn chồn trong người lắm. Thầy Nghĩa đứng đó liếc mắt nhìn quanh căn phòng, có lẽ bác ta cũng có thể nhìn ra được sự sỡ hãi của Tuân khi đứng trong căn phòng này. Thầy Nghĩa chỉ tay lên những chiếc kệ cao tới trần ở mấy mặt tường được phủ vải đen hỏi:

- Cậu có biết những cái kệ kia để gì không?

Tuân khẽ lắc đầu:

- Cháu không.

Thấy Nghĩa đứng đó nhìn chằm chằm vào những cái kệ cao được phủ vải đen thêm một lúc nữa rồi bất ngờ tiến lại về phía một cái kệ cao, vừa đi tay thầy Nghĩa vừa làm dấu nhanh như thể thi triển thứ phép hộ thân gì đó. Thầy Nghĩa với tay có đeo chiếc nhẫn ngọc giật mạnh tấm vải đen xuống khỏi một cái kệ. Sau cái lớp bụi bay mù mịt đó, là một loạt bình thủy tinh cỡ nhỏ xếp kín từng kệ lên tới trần nhà, điều kì lạ là bên trong mỗi cái bình thủy tinh đó không có gì ngoài một thứ như mẩu vải hình vuông. Thấy nghĩa như chết lặng đi vài giây, thế rồi bác ta lao nhanh tới các kệ khác và giật mạnh những tấm vải đen khác. Chỉ trong nháy mắt, bụi bay mù mịt phủ kín cả căn phòng tựa như một lớp sương dày đặc, khi lớp bụi lắng đọng gần hết, trước mắt Tuân hiện ra là vô vàn lọ thủy tinh khác xếp đầy trên kệ, tính ra cùng phải tới trăm lọ.  Nhưng có lẽ điều còn khiến Tuân bàng hoàng hơn nữa là cái khuôn mặt không còn giấu nổi sự kinh sợ của thầy Nghĩa đang đứng thất thần ra ngay giữa căn phòng kia.

Tuân nhìn quanh bước từng bước run rẩy tiến tới cạnh thầy Nghĩa, mắt không rời khỏi những cái lọ và nói:

- Bác, những cái lọ này… là lọ gì thế ạ?

Tuân nào đâu có để ý, thầy Nghĩa đã khẽ cầm một nữa banh xa lam cửa một đường nhẹ giữa lòng bàn tay. Khi máu của bác ta chảy xuống hai đầu đầu ngón trỏ và ngón giữa, thầy Nghĩa nhúng hai đầu ngón tay đầy máu đó vào một thứ bột đen đeo ở cái túi nhỏ bên hông. Bất thình lình, thầy Nghĩa quay người dùng hai ngón tay có móng sắc đó mà quệt mạnh ngang cổ Tuân khiến cậu giật mình mà lùi người không kịp. Trên cổ Tuân là vết cào xước ửng đỏ với thứ bột đen, cậu đưa một tay lên xoa xoa chỗ đó mà đau rát vô cùng. Thầy Nghĩa lúc này mới quay người lại, tay bác ta cầm một cây búa nhỏ nhìn rất lạ, một bên đầu búa làm bằng ngọc mắt mèo, mặt gõ có khắc ấn, đầu bên kia là đồng đen dài nhọn hơi cong tựa như mũi cuốc nhọn. Thầy nghĩa mặt đanh lại, tay lắm lắm cái búa tiến tới phía Tuân đang sợ hãi lùi lại mà rít lên:

- Nói! Cậu có ý đồ gì?! Nói mau!

Tuân mặt ngơ ngác không hiểu nói:

- Bác… bác bảo sao cơ ạ?

Đột nhiên cái vết xước trên cổ cậu ta khi không phồng rộp lên tựa như bị bỏng. Tiếp theo đó, bàn tay Tuân đang xoa lên chỗ đó như cảm nhận được có những con gì bò lúc nhúc dưới da và lan ra khắp người. Đau đớn tới mức không trụ được nữa, Tuân đổ người ra sàn nhà hét lớn:

- Bác... bác vừa làm gì cháu vậy?!

Thầy Nghĩa đứng đó trợn mắt nhìn Tuân nói:

- Tôi vừa thả độc cậu xong. Nếu cậu không nói rõ ra cậu có âm mưu gì với tôi thì trùng độc kia sẽ đυ.c khoét mà ăn lên não, rồi ăn hết nội tạng của cậu. Nói mau! Cậu có âm mưu gì?!

Tuân nghe xong thì vô cùng sợ hãi, cậu dùng tay cố cào cấu như thể ngăn chặn sự lan tỏa của trùng độc dưới da gào lên:

- Bác nói cái gì vậy?! Cháu nào có âm mưu gì cớ chứ?!

Không kịp đính chính thêm thì những con bọ đang bò lổn nhổn dưới da kia đã chèn vào thanh quản của Tuân khiến cậu không nhưng không nói được lên lời mà còn nghẹn thở. Tuấn hai tay cào cấu mạnh vào cổ, mặt tím tái dần, đôi mặt cậu nhìn chằm chằm thẳng vào mặt thầy Nghĩa như thể van xin. Thầy Nghĩa đứng đó quan sát rất kĩ biểu hiện của Tuân một lúc, cuối cùng bác ta cũng tiến tới cầm cái búa vời đầu có ấn mà gõ nhẹ lên chán Tuân 3 cái. Ngay lập tức, đám trùng độc đang bò lồm cổm dưới da khi không tự tan ra thành dung dịch đen rồi chảy ra ngoài hốc mắt, lỗ mũi, và lỗ tai của Tuân. Tuân nằm trên mặt đất thở gấp, cậu đưa tay lau lia lịa trong sợ hãi cái thứ dịch đen này. Thầy nghĩa cất lại pháp bảo vào túi rồi đưa tay kéo Tuân dậy nói:

- Tôi rất xin lỗi cậu, nhưng tôi bắt buộc phải làm vậy. Thứ mà cậu vừa cảm nhận chính là trùng độc của phương Bắc.

Tuân đứng dậy mặt vẫn đầy sợ hãi nhìn thầy Nghĩa. Thầy Nghĩa quay người nhìn quanh căn phòng một lần nữa, thế rồi bác ta móc trong túi ra một cái chuông gió bằng vàng cỡ bằng lòng bàn tay. Điều lạ nữa là cái búa trong lòng chuông được cột thêm một búi dây đan vào nhau dài lòng thòng tựa như chỉ ngũ sắc của nhà Phật. Thầy Nghĩa đứng chính giữa phòng, một tay cầm cái chuông gió giơ ra nói:

- Sở dĩ lúc nãy tôi phải làm như vậy vì tôi lo sợ rằng cậu có âm mưu hãm hại tôi. Căn nhà này thực sự đáng sợ, thần phật tám phương tứ hướng không ai tới gần đây cả. Bên cạnh đó, nơi đây có vẻ như đã từng chứa một thứ tà pháp kinh hoàng, có vẻ như thứ sức mạnh này đang muốn trỗi dậy. Những cái lọ thủy tinh xung quanh chúng ta là những lọ giam hồn, mỗi lọ là một linh hồn, già trẻ lớn bé nam nữ đủ cả.

Tuân nghe đến đây thì sởn gai ốc quay qua nhìn quanh nói lắp bắp:

- Bác… bác bảo sao cơ …

Thầy Nghĩa không đáp mà bắt đầu rung cái chuông liên hồi, từng tiếng leng keng lan tỏa khắp phòng. Sau mấy phút, Thầy Nghĩa đổi qua xoay vòng cái chuông để cái búa ở trong cọ vào viền chuông tạo ra thứ âm thanh lan tỏa, điều kì là mà Tuân có thể cảm nhận được là dường như trong không gian có những gợn sóng âm vô hình cứ thế bay ra từ phía chiếc chuông mà đập vào người cậu, từng đợt từng đợt một như những cơn gió l*иg lộng giữa cánh đồng vậy. Xoay được một lúc bất ngờ thầy Nghĩa dừng tay, cả cái chuông cũng như có linh tính mà bất thình lình nó dừng thẳng đứng lại. Thầy Nghĩa lao vội người ra ngoài và nói:

- Theo tôi!

Hai người chạy xuống dưới nhà rồi vòng ra sân sau. Đầu tiên là cái nhà kho, thấy Nghĩa lao tới đạp tung cửa vào, nhưng cả căn nhà kho trống chơn. Hình ảnh mà Tuân chứng kiến hôm nào lại hiện về, cậu đứng đó mà mặt không giấu nổi sự sợ hãi và có lẽ thầy Nghĩa cũng đã nhìn thấy điều đó. Cuối cùng cả hai người dừng chân ở một đoạn hàng rào, nơi mà thằng Tùng lom dom sau khi chặt lấy thủ cấp của bà Yến mà chạy thẳng vào rừng tìm về với Rú. Thầy Nghĩa đứng đó nhìn về xa xăm bên cạnh là Tuân, có vẻ như giờ thì thầy Nghĩa đã nhìn nhận ra sự việc, bác ta quay qua hỏi Tuân:

- Cậu thực sự yêu thương cái người con gái này chứ?

Tuân lại ngạc nhiên không biết trả lời sao chỉ đứng im. Thầy Nghĩa quay hẳn người lại đối diện với Tuân:

- Cậu yêu cô ta vì cái gì? Vì cô ta đã nếm đủ mùi đắng cay nên cần có được người quan tâm chăm sóc? Vì cô ta xinh đẹp và đã hớp hồn cậu? Hay là vì cái gì?

Tuân đáp mặt khó hiểu:

- Sao bác lại hỏi như thế ạ?

Thầy nghĩa khoanh tay nhìn ra xa xăm, bác ta tiếp lời:

- Cậu có biết sự khác biệt lớn nhất giữa thần thánh và ma quỷ là gì không?

Tuân ngày càng khó hiểu, thầy Nghĩa lại tiếp lời:

- Thần thánh sẽ vì số đông mà trừng phạt cá thể dù cho người đó họ có yêu quý đến mấy, đó gọi là pháp không dung tình. Ma quỷ sẽ vì người mà họ yêu quý nhất mà tàn sát tất cả, đó gọi là nhất niệm mà sinh vạn ác. Tôi biết cậu yêu thương cô ta vô cùng và cậu sẽ bất chấp tất cả để bảo vệ cô ta, điều đó nếu có trách, hãy trách số phận đã cho hai người gặp nhau, chính cái định mệnh đắng cay đã giữ chân hai người lại bên nhau. Nhưng tôi hỏi cậu, liệu rằng cô ta có vì cậu mà bất chấp tất cả? Và cậu có chắc chắn một điều rằng, sâu thẳm trong trái tim cô ta, cậu là người quan trọng nhất, là tất cả của cô ta không?

Tuân nghe những lời nói đó mà cậu như Từ Hải chết đứng, có lẽ phần nào cậu đã đoán ra được ý nghĩa của từng câu từng chữ mà thầy Nghĩa đang nói, đang hỏi kia. Nhưng có lẽ điều giúp cậu hiểu ra được vấn đề lại chính là cái ánh mắt mà thầy Nghĩa đang nhìn cậu bây giờ, cái ánh mắt đầy quyết liệt và nghiêm khắc. Cái ánh mắt của một người thấm nhuần tư tưởng “pháp không dung tình”.

… Đêm tại chùa Phước Duyên …

Sau buổi tối làm lễ cúng cô hôn, mọi người thu dọn xong cũng ra về hết, ngồi chùa đang đông đúc nhộn nhịp lại chìm vào cái khung cảnh yên bình, tĩnh mịch vốn dĩ của nó. Ngay lúc này, chính giữa đại điện, ngồi đối mắt với tượng Phật Tổ là Phương đang khoanh chân vòng tròn ngồi tụng kinh gõ mõ. Có vẻ như khi mà mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ thì chỉ còn lại mình cô. Điều kì lạ ở đây là kinh văn mà cô tụng niệm không mang lại cho người ta cái cảm giác an lạc thư thái, tiếng gõ mõ không hề dội vào trong tâm tĩnh lặng. Những âm thanh mà Phương đang tạo ra tựa như cái tiếng rêи ɾỉ của một kẻ ở tận cùng đau đớn đang kêu gào trong sự cô đơn. Cánh cửa gian chính khép hờ sau lưng cô liên tục có gió lạnh luồn qua khe, chỉ sau một lúc thì cả 3 cánh cửa ở 3 gian bật mở do gió thổi mạnh. Sau lưng Phương là gió lạnh ùa vào, Toàn bộ hương trên bàn thờ đã tắt lịm, những ngọn nến vàng thì lập tức đổi mầu xanh và bắt đầu trao đảo liên hồi như thể có thế lực vô hình đang tìm cách dập tắt chúng. Khi đã tụng nốt bài kinh, bất thình lình Phương im bặt, tay cô cũng dừng gõ mõ, gió từ ngoài ngừng thôi và những ngọn nến trên bàn tắt lịm đi. Phương từ ngửng đầu lên nhìn chằm chằm vào mặt tượng Phật Tổ, cô khẽ nghiêng đầu qua một bên nhếch mép cười:

- Ngươi không thể bảo vệ được chúng sinh, không bảo vệ được đệ tử của mình, thì ngươi còn ngồi trên đó làm gì?

Nói giứt câu thì bất ngờ một tiếng la hét lớn từ ngoài vọng vào:

- Thật là hỗn láo!

Từ phía ngoài cửa bước vào là một người đàn ông mặt đen tướng hung dữ, giáng vẻ uy nghiêm, trên tay cầm một cây côn to lớn, đó chính là hiện thân của hộ pháp Trừng Ác. Người đi theo sau Trừng Ác cũng to cao và uy nghiêm không kém, thế nhưng mặt ông ta lại đỏ và hiền từ, trên thân đeo kiếm ngọc, đó chính là hộ pháp Khuyến Thiện. Khuyến Thiện lúc này mới lên tiếng:

- Bỏ đầu đao xuống, lập địa thành phật. Cô đã từng sống tại nơi này, chân lý đó cô phải hiểu rõ hơn ai hết chứ?

Trừng Ác trợn mắt, tay lắm lắm cây côn dài nói:

- Khuyến Thiện không cần phải nhiều lời nữa, loại này không cần lý lẽ nhiều làm gì. Ta thấy từ người hắn toát ra trướng khí nặng nề, ắt hẳn là kẻ gian ác cần phải tiêu diệt ngay.

Phương từ từ đứng dậy xoay người nhìn Trừng Ác và Khuyến Thiện nhếch mép cười, cô nghiêng đầu nhìn hai vị hộ pháp nói giọng đầy kɧıêυ ҡɧí©ɧ:

- Thì ra hai ngươi là nguyên nhân ta đau đầu từ lúc đặt chân trở lại đây. Người xưa có câu đánh chó phải ngó mặt chủ, chủ các người còn không hiện thân, thì lũ chó trông nhà như các người định làm gì?

Trừng Ác lúc này mới hét lên một tiếng lới, thế rồi ông ta cầm chiếc côn dài lao thẳng về phía Phương. Khuyến Thiện thì lùi người lại rút thanh kiếm ngọc đeo bên hông ra đưa thẳng lên trước mặt mà niệm pháp. Dường như cuộc chiến này diễn ra tại một thế giới hư không, vì tại đại điện này vẫn chỉ có độc một mình Phương đang ngồi xếp chân vòng tròn ở tư thế thiền, sắc mặt thì liên tục thay đổi như thể cô đang cận chiến với hai vị hộ pháp vậy. Bên ngoài gió đã ngừng thổi, từng tàn cây đổ bóng xuống nền sân lặng im, cảnh vật như thể đã đóng băng trong dòng thời gian, không hề có một tiếng động dù là nhỏ nhất. Lúc này, sư thầy Hợp giáng vẻ mệt mỏi bước vào, trên người ông ta vẫn là bộ áo cà sa làm lễ từ lúc chiều tối. Thầy Hợp tiến lại về phía Phương hân hoan nói:

- Phương con sao chưa đi nghỉ đi?

Phương vẫn ngồi im, thầy Hợp tiến lại ngay trước tượng của Đức Phật, lão ta vòng tay ôm qua eo của Phương mà khẽ thỏ thẻ vào tai cô:

- Thôi cũng muộn rồi, con vào tắm rửa với ta đi, rồi ta kì lưng cho.

Vừa nói, lão ta vừa hít hà lấy cái mùi hơi cơ thể ở cổ Phương, bàn tay vòng ôm qua eo lúc này thì đang lần mò lên ngực cô. Tại cái thế giới hư không kia, Trừng Ác đã nằm bất động trên mặt đất, Khuyến Thiện bị thương nặng cánh tay phải, ông ta đang cầm kiếm ngọc bên tay trái niệm trú, tức thì trong căn phòng lan tỏa ra tiếng dịu âm chân kinh khiến cho Phương đầu óc quay cuồng điên dại chỉ muốn nổ tung. Thừa lúc Phương đâng khựu gối trên nền nhà ôm đầu quằn quại, Khuyến Thiện đưa kiếm về sau láo tới tính tiêu diệt Phương. Thế nhưng lưỡi kiếm ngọc chưa kịp đâm vào người Phương thì cô ta đã dùng tay không bắt lấy lưỡi kiếm đó mà cản lại. Điều còn khiến Khuyến Thiện kinh ngạc hơn nữa là toàn người Phương bây giờ được bao bọc bởi một thứ dung dịch đen bày nhày từ đầu tới chân. Hơn thế nữa, chính cái lớp áo giáp này đang đánh văng lại toàn bộ dịu âm chân kinh  Khuyến Thiện nghiến răng:

- Nhà ngươi là cái thứ gì vậy?

Thay cho câu trả lời của mình, Phương dùng lực bẻ gãy lưỡi kiếm ngọc. Nhanh như chớp, cô ta cầm đầu kiếm lao tới đâm xuyên tim Khuyến Thiện. Khuyện Thiện trước khi đổ ngửa người ra nền nhà, ông ta thoi thóp nói:

- Nhà ngươi là ta ma ngoại đạo… ngươi không thuộc về nơi này…

Cuối cùng thì cả hai vị hộ pháp của chùa Phước Duyên đã bị tiêu diệt. Ngay khi mà Khuyến Thiện đổ gục người xuống nền nhà, từ trong ra cho tới ngoài vườn, bên trong cái bóng của những tán cây hay những đồ vật khi không có một thứ gì đó bò ra. Chỉ trong nháy mắt, những xúc tu hay vật thể không xác định này trườn tới bên toàn bộ tăng ni phật tử hay như những người giúp chùa còn ở lại mà siết cổ rồi chui vào bên trong cơ thể họ thông qua đường mồm, mũi, và lỗ tai. Chỉ trong chưa đầy có năm phút, toàn bộ tăng ni phật tử và những người con ở lại chùa đều bị thứ vật thể không xác định kia ăn sạch nội tạng. Ngay lúc này tại gian chính, thầy Hợp vẫn đang vân về thuyết phục Phương đi tắm với mình thì bất ngờ có tiếng rạn nứt rồi đổ vỡ rầm rầm từ ngoài cửa. Thầy Hợp giật mình vội vã lao ra, lão ta vô cùng kinh ngạc khi mà cả hai bức tượng hộ pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác đã vỡ vụn như thể bị ai đập. Sư thầy Hợp lúc này mới lùi lại quay đầu gọi thất thanh:

- Phương!

Thế nhưng khi ông ta vừa quay mặt vào gian chính thì Phương đã đứng dậy quay người hướng ra cửa nhìn ông ta từ lúc nào. Thầy Hợp như không còn nhận ra nổi Phương nữa, khi mà cái gương mặt kia của cô quá đỗi lạnh lùng và có phần tàn ác. Phương nhếch mép cười:

- Ông có bao giờ trọng đạo đâu mà tại sao chỉ có mấy cái tượng đổ vỡ lại phải sợ hãi đến thế?

Thầy Hợp nghe cái kiểu nói móc đó thì bỗng nổi cáu, lão ta lao tới vung tay vả vào mặt Phương một cái:

- Thật là hỗn láo!

Thế nhưng mà Phương đã dùng tay chặn được cái tát đó của ông ta, tay kia Phương đưa lên với những móng vuốt nhọn đen ở 5 đầu ngón tay cùng với những gân đen nổi lên mà đâm xuyên ngực lão ta. Năm đầu móng tay nhọn vừa cắm vào lớp áo cà sa kia thì bỗng gẫy hết và tay Phương bị nảy lại đau đớn vô cùng. Sư thầy Hợp nhìn thấy cảnh đó thì vô cùng hoảng hốt, lão ta vội vàng lao tới đẩy phương ngã ngửa ra trên nền nhà rồi lao tới trước bàn thờ Đức Phật Tổ. Nhanh như chớp, lão ta chèo lên bàn thờ rồi với tay lấy chuỗi tràng hạt bằng gỗ khá dài đang được vắt tạm quanh cổ tay của tượng Đức Phật. Sư Thầy Hợp quang chuỗi tràng hạt đó về phía Phương cũng là lúc mà cô đang lao tới phía lão ta. Chuỗi tràng hạt này được sư thầy Hợp tụng niệm kinh văn lập tức dài ra và vòng mấy người quanh người Phương như thể dây trói tiên mà trói chặt cô ta lại. Sư thầy hợp mỉm cười, ông ta với tay bắt đàu gõ cái mõ được sơn đỏ nói lớn:

- Đồ yêu ma quỷ quyệt! Hóa ra từ trước đến nay ngươi đã lợi dụng ta! Ngươi nào đâu có ngờ được trong chùa này toàn pháp bảo trừ tà diệt quỷ đúng không?! Số nhà ngươi tới đây là hết rồi!

Vừa nói, tay thầy Hợp càng gõ mạnh và nhanh cái mõ hơn nữa. Sợi tràng hạt đang quấn lấy Phương thì nó ngày một siết chặt hơn nữa khiến cô không những không cựa quậy được mà con đau đớn vô cùng. Khắp người Phương chỗ bị dây tràng hàng siết chặt bỗng nổi gân đen, cuối cùng cô cũng gồng người mà bứt đứt dây tràng hạt, hàng vạn hàng ngàn tràng hạt văng đi khắp cả gian chính. Thoát khỏi dây trói, Phương lao tới hất văng cái mõ của sư thầy Hợp, thế rồi cô lại tìm cách tấn công lão ta nhưng không thể, trên người lão ta là đại thừa kim cương cà sa, không thể bị tà ma xâm hại.

Thừa lúc Phương còn đang nghĩ cách để tiêu diệt thầy Hợp, lão ta đã nhanh chí sử dụng thêm một pháp bảo nữa đó là chuông lắc. Sư thầy Hợp cầm cái chuông lắc lên và xoay đều nó, ngay tức thì toàn bộ số tràng hạt đang nằm trên mặt đất khi không biến thành hàng ngàn, hàng vạn viên than đỏ nảy đập vào người Phương liên tục. Toàn bộ số tràng hạt cứ đập vào người phương rồi lại văng ra rồi lại nẩy lại tựa như những viên đạn. Dù cho toàn cơ thể Phương giờ đang được thứ dung dịch đen bảo vệ, nhưng cứ mỗi viên tràng hạt đỏ rực đó chạm vào là chỗ dung dịch đen lại tan ra. Sư thầy Hợp tay càng lắc nhanh thì tràng hạt càng đập nhanh và mạnh vào người Phương, tiếng la hét trong đau đớn của cô vang vọng cả gian chính của chùa. Bất thình lình, cái lớp dung dịch đen tách khỏi người Phương tự tạo thành bản sao của cô, nó lao tới phía thầy hợp bỏ lại Phương sau lưng đang lăn lộn trên mặt đất lấy tay che mặt và đầu để tràng hạt khỏi văng vào. Cái bản sao kia một tay nó bóp mạnh tay thầy Hợp đang lắc chuông tới gẫy xương kêu răng rắc. Tay kia nó giựt cái áo cà sa khỏi người lão ta. Khi mà sư thầy Hợp đã khộng còn pháp bảo hộ thân, lúc này bản sao nó mới dùng mười móng vuốt nhọn đâm mạnh vào hai bên hông lão ta, sau đó nó ném lão ta ra giữa gian chính. Đám tràng hạt không còn tiếng chuông lắc thì lập tực cũng ngừng văng đập vào người Phương mà nằm la liệt trên mặt đất. Sư thầy Hợp nằm đó thoi thóp nói:

- Làm sao mà … mà ngươi có thể … có thể thoát khỏi sức mạnh của phất pháp được…

Bản sao này từ từ nhặt cái áo cà sa cầm một bên tay và cái chuông lắc lên, nó mỉm cười nói:

- Lòng hận thù, sự đau đớn của hàng ngàn, hàng vạn oan hồn vất vưởng giúp ta vượt qua được mọi rào càn quyền phép của các người.

Vừa lúc này đám trẻ mồ côi chạy vào bên trong gian chính, thấy cảnh tượng đó thì chúng nó càng sợ hãi hơn nữa mà bu xung quanh thầy Hợp, thầy Hợp lại thoi thóp:

- Chỉ cần ngươi gϊếŧ ta… là đã có thể nâng cao sức mạnh của mình rồi… Đám trẻ mồ côi này vô tội, hãy… hãy tha cho chúng nó đi…

Bản sao nhoẻn miệng cười chỉ nói đúng một từ:

- Không.

Thế rồi tay nó cầm chuông bóp chặt cho tới khi cái chuông bị bẻ gãy vỡ vụn, tức thì những viên tràng hạt nằm la liệt khắp gian chính đang đỏ rực kia bỗng vỡ toác ra tạo thành đám lửa ngày một lớn dần mà nuốt chọn cả gian chính.

Tiếng đám trẻ mồ côi gào khóc bên sư thầy Hợp đang nằm thoi thóp, xung quanh chúng là cả một biển lửa đang bao vây và thu hẹp dần khoảng cách. Bản sao của Phương đứng nhìn đám trẻ con, trên tay là chiếc đại thừa kim cương cà sa, chiếc áo bảo hộ được niệm chú có thể chống lại mọi tà ma yêu đạo cũng như giúp chủ nhân vượt qua mọi hiểm nguy. Phía dưới vạt áo là Phương đang bò trên mặt đất cố giằng lấy cái áo về phía mình, hai hàng nước mắt đầm đìa, cô gào đến lạc cả giọng:

- Đưa ta chiếc áo! Ta phải bảo vệ bọn nhóc! Ngươi giả ta đây!...

Bản sao của Phương tay vẫn giữ chặt chiếc áo, nó nhìn phương nói:

- Cô không thể cứu vớt được chúng nó, vậy tại sao không hoá kiếp cho chúng nó? Hãy mở lòng mình ra để đón chúng nó vào, như vậy chẳng phải cô sẽ được ở bên chúng nó mãi sao?

Phương vẫn khóc nức nở, tay cố giằng cho được chiếc áo trong bất lực giọng nghẹn ngào:

- Không! Ngươi đưa áo đây! Đưa ta cái áo!

Bản sao lúc này mới từ từ cúi người xuống, nó đưa một tay ra quệt ngang hàng nước mắt trên má Phương và nói:

- Một kẻ như hắn mà có được trong tay pháp bảo, cô không thấy điều đó thật bất công sao? Cái lũ được thở phụng tại nơi đây trân thân chỉ là phàm phu tục tử rồi đắc đạo mới ngang hàng thần thánh. Bọn chúng nó khi đã ngồi trên cao tít rồi vẫn tiếp tay cho cái ác, thử hỏi như vậy liệu có xứng được hưởng nhang khói dương gian?

Phương hất mặt mình khỏi tay của bản sao, cô vẫn cố hết sức bình sinh để kéo cái áo cà sa về phía mình mà nói trong nghẹn ngào:

- Ngươi đừng nói nữa... đưa ta cái áo... đưa ta cái áo....

Bản sao từ từ đứng thẳng người dậy, nó rít lên:

- Thời mạt pháp đến đây là chấm giứt. Ta và cô sẽ làm lại từ đầu, chúng ta sẽ cại trị vùng đất này, cả trần gian này. Chỉ có chúng ta mới làm được điều đó, bởi là vì ta, cô là Đấng Tối Cao.

Nói rồi bản sao lại quay đầu nhìn Phương trên mặt đất chằm chằm nói:

- Sự cai trị của chúng ta bắt đầu tại đây. Đây sẽ là nơi được gột rửa đầu tiên.

Sau cái câu nói đó, ngọn lửa bùng lên dữ dội nuốt chửng mọi thứ. Tiếng bọn trẻ con gào khóc trong đau đớn, trước mắt chúng chỉ có độc đúng một hình ảnh trước khi chết. Đó là hình ảnh người chị gái mà chúng đã từng hết lòng yêu thương toàn thân bị thứ dung dịch đen bám lấy người, trên tay là chiếc áo cà sa đang tan thàng tro bụi dần dần. Từ nãy đến giờ, chỉ có mình Phương đứng đó độc thoại, và khi mà những giọt nước mắt đã khô, một nụ cười tang ác khẽ mỉm trên môi với khuôn mặt vô cảm tới rùng mình.

… Tại nhà của Phương trước lúc mọi sự xảy ra …

Tuân cứ đi vòng quanh trước mặt thầy Nghĩa mãi. Câu ta vò đầu bứt tai như thể đang phân vân lắm. Tuân đứng lại nhìn thẳng vào mặt thầy Nghĩa đang ngồi ở cái bàn nước phòng khách giọng đầy lo ngại:

- Bác, bác có chắc chắn là như vậy chứ?

Thấy Nghĩa đáp mặt nghiêm nghị:

- Không còn cách nào khác.

Tuân đưa tay vuốt mặt thở một hơi dài, thế rồi cậu ta đáp:

- Được, cháu tin bác, chúng ta cần phải làm gì ạ?