Cao Biền vẫn đứng đó mặc cho vết thương trên người đang rỉ máu, cả cơ thể cứ khẽ run lên từng hồi vì đau đớn. Lưỡi kiếm vàng sáng chói lòa của Bạch Mã Tướng Quân vẫn kề cạnh cổ ông ta, BMTQ lên tiếng:
- Nói cho ta nghe, lúc nãy người bảo Kim Long còn phải nằm dưới chân ngươi khóc, là nhà ngươi có ý gì?
Cao Biền run rẩy đáp:
- Tại... Tiểu nhân lỡ mồm nói lên những điều ngu xuẩn... mong... mong thống xoái tha mạng...
BMTQ đưa lưỡi kiếm sắc bén áp sát vào cổ Cao Biền hơn nữa nói:
- Ngươi nên nhớ, Kim Long mắc tội bất hiếu. Cơ sự ngày hôm nay là sự trừng phạt từ Thiên Phụ tới cậu ta. Ngươi đừng bao giờ quên, đây là đất Nam, do thần linh nước Nam cai trị. Đừng bao giờ quá tự cao tự đại mà quên ngươi đang đứng ở đâu!
Nói dứt câu, BMTQ cứa lưỡi kiếm nhẹ vào cổ Cao Biền thành một đường cắt mỏng. BMTQ vẩy máu của Cao Biền khỏi kiếm rồi tra lại vào bên hông, Cao Biền lúc này mới chống tay xuống đất cúi dầu nói:
- Xin... xin nghe lời chỉ bảo của thống soái.
BMTQ hỏi:
- Đoàn Tù Thiên, kẻ trông coi thành trước khi các ngươi chiếm được giờ đang ở đâu?
Cao Biền đáp:
- Đang bị giam trong ngục tối, phải chăng thống soái muốn tôi thả hắn ra?
BMTQ đáp:
- Không!
Cao Biền nghe cái câu trả lời đó có hơi giật mình, ông ta khẽ ngửng đầu lên nhìn BMTQ:
- Ngày mai ngươi mang hắn tới đây tế sống. Sau khi nguyên thần của ta nhập vào hắn, thì ta cưỡi ngựa đi tới đâu thì nơi đó ngươi phải lập đền thờ ta. Làm vậy thì thành Đại La này mãi mãi vững chắc không sợ bất kì thế lực nào chiếm đánh.
Cao Biền lắp bắp:
- Bẩm... tế ... tế sống Đoàn Tù Thiên?
BMTQ tay quay quay ngọn giáo, thế rồi ngài lại một lần nữa kề mũi giáo lên cạnh cổ Cao Biền nói:
- Đoàn Tù Thiên đã được báo trước về việc mất thành hôm nay, nhưng hắn bỏ ngoài tai không nghe, thế nên tội chết khó tha. Còn việc tế sống hắn ra sao bằng cách nào, thì về mở đám mật thư của cái kẻ mà ngươi gọi là thầy ra sẽ có cách.
Cao Biền nghe BMTQ ám chỉ tới "Lão Tống" thì thất kinh đứng hình. BMTQ huýt sáo gọi ngựa, ngài ngồi trên lưng ngựa nói:
- Sau này thành Đại La hoàn chỉnh, ngươi cứ đi làm việc mà ngươi đã được giao. Nhưng ta nhắc lại cho ngươi nhớ một điều. Người có thể trấn yểm được mọi nơi trên đất Nam này không phải là vì ngươi tài giỏi, mà đơn giản là vì Thiên Phụ không can thiệp thôi, nhớ lấy lời ta.
Nói dứt câu BMTQ cưỡi ngựa phi đi xa dần rồi biến mất, bỏ lại Cao Biền vẫn quỳ gối ở đó mà nói không lên lời.
Sau cái lần đối đầu với BMTQ ngay trong thành Đại La, Cao Biền đã bắt đầu nhìn nhận việc mình tiếp quản quận Giao Chỉ theo một cái nhìn khác. Hơn thế nữa, cái kế hoạch mà Lão Tống đã giao phó cho ông ta, cái họa diệt vong mà Lão Tống cho Cao Biền thấy như đang lung lay trong tâm trí của ông. Rồi trong một giây phút thoáng qua, Cao Biền đã bắt đầu có sự nghi ngờ về Lão Tống, nghi ngờ về cái chiến lược mà ông ta đề ra, nghĩ ngờ về cái con người thật của kẻ mà Cao Biền gọi là thầy, phải chăng Tống Đại Nhân thực sự một lòng phò tá cho chiều đình? Dù có nói gì đi chăng nữa, khi mà Cao Biền đã tìm ra được bức mật thư có tên "Tế Nhân Sinh", trong thư nói rõ cách tế người sống để mua chuộc lòng và đánh lừa thần thánh phương Nam thì trong thâm tâm ông, Lão Tống không quá tài phép như ông vẫn thường bái phục từ trước đến nay. Cả đêm hôm đó, Cao Biền ngồi cạnh bức mật thư mà đăm chiêu nghĩ ngợi. Bà Lã Thị Nga thấy chồng còn ngồi ở bàn nước cạnh nến thì mới tiến lại hỏi:
- Phu quân muộn rồi sao không nghỉ đi, hay là vết thương của chàng còn đau?
Cao Biền mặt suy tư ngồi nghĩ ngợi đáp:
- Nàng cứ ngủ trước đi.
Bà Lã Thị Nga tiến lại ngồi xuống cạnh chồng mình, bà với tay cầm tấm mật thư lên xem, đọc qua bà nhìn chồng mình hỏi:
- Trời ơi, sao Lão Tống lại có thề tàn độc đến vậy được cơ chứ?
Cao Biền vuốt râu ở cằm nhìn xa xăm nói:
- Vấn đề không phỉa là ở Tống Đại Nhân, mà là chính thần thánh đất Nam lên yêu cầu ta phải làm theo lời bức mật thư này.
Bà Lã Thị Nga nghe đến đây thì buông bức mật thư xuống thở dài, bà khẽ nói:
- Sinh con ra, thấy con cái chịu đọa đẩy khổ đâu, làm gì có bậc làm cha làm mẹ nào có thể cam lòng đứng nhìn được chứ? Trách ai chỉ trách số trời.
Cao Biền nghe thấy cái câu nói kì lạ đó của vợ mình thì ông ta quay lại nhìn chằm chằm. Có vẻ như Cao Biền đã nhận ra được điều gì đó khác thường ở bà Lã Thị Nga, thay vì việc can ngăn mình thì bà giờ lại có phần đồng cảm. Bà Lã Thị Nga như nhận ra được ánh mắt chồng mình thăm dò thì bà đứng lên và nói:
- Chàng nên ngủ sớm tĩnh dưỡng vết thương, mai còn phải lên đàn tế nữa.
Nói rồi bà tiến về giường, bỏ lại Cao Biền vẫn ngồi đó nhìn theo với sự nghi ngờ ngày một lớn dần.
Sáng hôm đó như đã hứa với BMTQ, bàn tế lễ cũng như những vật dụng khác để thực hiện "Tế Nhân Sinh" được để sẵn tại quần thể xây dựng. Cao Biền đứng trước bàn tế lễ quần áo chỉnh tể, tay cầm 3 nến nhang đưa lên trước mặt cao quá đầu mà khấn:
- Hôm này là ngày... tháng... năm, vào giờ... Tại hạ là Cao Biền, tự Thiên Lý nhậm chức Thái Thú quận Giao Chỉ xin được dâng hương mà tâu với Bạch Mã Tướng Quân, là thống soái thiên binh thiên tướng của Thiên Phụ. Xin thống soái chứng cho lòng thành mà nhận lấy tế vật này để cho việc xây thành hoàn tất. Nếu thành Đại La hoàn chỉnh, xin được lập trấn mở phủ mà nhang khói tạ ơn thống soái đời đời kiếp kiếp.
Nói xong Cao Biền vái 3 vái rồi cắm nhang, ông ta quay đầu về phía sau hét lớn:
- Áp giải Đoàn Tù Thiên lên đây!
Đoàn Tù Thiên được mấy tên đao phủ lôi ra thẳng nơi tế lễ, mặc cho ông ta có cố sức giẫy giụa, gào thét nhưng cuối cùng cũng bị đè nằm ngửa ra cái phản to ngay giữa quần thể. Mấy tên đao phủ lột sạch quần áo của Đoàn Tù Thiên ra, chúng khóa chắc cổ và hai chân hai tay của ông ta xuống cái sập. Một tên cầm một con dao sắc nhọn hình vuốt đại bàng cong cong tiến lại. Tên này cầm lưỡi dao vuốt đại bàng cong nhọn bắt đầu lách xuống da thịt của Đoàn Tù Thiên mà cắt đứt gân tay của ông ta mặc cho Đoàn Tú Thiên gào thét đến xùi bọt mép trong đau đớn tận cùng. Từng dây cơ bị lưỡi dao sắc nhọn cứa nhẹ qua đứt lia lịa như dât chun. Đến phần chân của Đoàn Tù Thiên, tên đao phủ này lách cái lưỡi dao hình vuốt quạ xuống gân gót chân mà cắt đứt gân chân, thế rồi hắn đưa con dao lên đầu gối lách thẳng vào giữa hai xương đùi và xương chày mà tháo xương bánh chè vứt đi. Cứ mỗi lần một dây gân bị cắt đứt là người Đoàn Tù Thiên lại giật mạnh lên như thể bị sát đánh, tiếng gào thét trong đau đớn thì ngày một to hơn. Sau khi mà gân chân và gân tay của Đoàn Tù Thiên bị cắt bỏ thì ông ta đã không còn sức để mà ghào thét, Đoàn Tù Thiên giờ chỉ còn nằm trên mặt đất người giật giật mà xùi bọt mép.
Công đoạn tiếp theo, một tên đao phủ khác lấy một con dao sắc nhọn chuyên làm thịt mà mở phanh bụng sống của Đoàn Tù Thiên ra. Lục phủ ngũ tạng bị vét ra và đem ném cho chó ăn hết. Khoang bụng được dọn sạch sẽ rồi thì bọn đao phủ bắt đầu đặt vào bên trong những thứ như đá, bùa, rẽ cây, cát và cuối cùng là muối. Bụng của Đoàn Tù Thiên được khâu lại bằng một loại chỉ vàng khá bắt mắt. Tiếp đến là phần đầu, lưỡi của ông ta bị cắt lìa và nhét vào đó một lá bùa vàng chữ đỏ với một đồng tiền cùng với muối lấp đầy. Thay vì khâu mồm lại thì miệng của Đoàn Tù Thiên được xuyên những cây đinh sắt mỏng và bẻ cong gập vào trong. Hai mắt được móc ra và thay vào đó là hai viên ngọc tròn sáng rực rỡ. Đỉnh đầu của Đoàn Tù Thiên bị khoét một lỗ lớn, một tên đao phủ cầm que sắt thò vào đó ngoáy mạnh tựa như đánh trứng, đánh cho não nát và bầy nhầy để dốc đổ ra mặt đất cho nhanh. Sau khi đã cho một gói hỗn hợp đặc biệt vào trong hộp sọ thì cái lỗ trên đầu được che lại bởi một tấm vải đỏ đóng chắc chắn bằng đinh thẳng lêи đỉиɦ đầu. Thân xác của Đoàn Tù Thiên được chuận bị xong thì bọn đao phủ mới tháo xích và mặc cho ông ta bộ giáp sắt ngay ngắn chỉnh tề. Một con bạch mã khỏe mạnh được giắt tới để bên cạnh cái xác đó. Lễ "Tế Nhân Sinh" đã chuẩn bị xong, bọn đao phủ nhanh chóng thu dọn và lui về sau, Cao Biền đứng trươc bàn tế lễ bắt đầu đọc thần trú. Chỉ mấy phút sau, bất ngờ từ cái xác của Đoàn Tù Thiên phát ra một thứ ánh sáng chói lòa, cái xác ngồi thẳng người dậy như thể Đoàn Tú Thiên đã hồi sinh. Do chân tay bị cắt gân, nên cái xác bước xuống khỏi phản đi nghiêng ngả như người say rượu. Cái xác của Đoàn Tù Thiên nhẩy phốc lên con bạch mã giật dây cương khiến nó chồm lên hí vang trời, thế rồi Đoàn Tù Thiên cưỡi bạch mã phi như bay quanh khu quần thể đang được xây dựng. Nhanh như chớp, Thuận Phong cũng leo sẵn lên ngữa như để đợi. Đoàn Tù Thiên phi ngựa bạch mã chạy quanh mấy vòng rồi lao vυ't ra ngoài khu quẩn thể, Thuận Phong cũng tức tốc phi ngửa đuổi theo. Đoàn Tù Thiên phi ngựa đi khá xa khu quẩn thể, thế rồi cuối cùng cả người ngựa đều nằm gục xuống một mảnh đất gần tường thành. Thuận Phong đuổi theo tơi nơi thì thấy con ngựa bạch mã đã chết trong tư thế quỳ gối 4 chân, cổ dựng thằng im lìm. Cái xác của Đoàn Tù Thiên cũng vậy, ngổi thẳng lưng đầu ngẩng cao và hai tay nắm chắc cương ngựa. Chính tại nơi đó mà Cao Biền đã hạ lệnh trôn cả bạch mã và xác của Đoàn Tù Thiên. Đồng thời hạ lệnh xây lên cái trấn đầu tiên trong thành Đại La mà còn tồn tại đến giờ phút này, trấn đó có tên Đền Bạch Mã.
Đền Bạch Mã được xây lên thì việc cải tổ cơi nới lại thành Đại La diễn ra êm đẹp không còn gặp một trở ngại gì nữa. Quả đúng như lời mà Bạch Mã Tướng Quân đã hứa với Cao Biền, đền được dựng lên thì thành Đại La này kiên cố vững chắc, thủ dễ mà công khó, trong suốt quang thời gian còn lại làm thái thú tại quận Giao Chỉ này của Cao Biền thì đã không ít lần quân Đại Lễ công thành, nhưng mọi cố gắng chỉ là vô dụng. Thành trì vững chắc rồi thì Cao Biền thỏa sức cưỡi diều đi ngao du khắp cả cái quận Giao Chỉ này để thực hiện nốt cái công việc mà ông ta được Lão Tống giao phó. Bước đầu tiên nhất đó là khi thành Đại La hoàn thành, Cao Biền lệnh cho Thuận Phong huy động toàn bộ binh lính cũng như là người dân đào một cong sông ôm quanh thành. Lí do vừa là để thuận lợi cho đường thủy, việc thứ hai là để người dân trong thành có nước sinh hoạt cũng như là làm thủy canh. Duy có một điều mà ít người ngờ được rằng, con sông bao quanh thành mà Cao Biền đào lên này có tên gọi là sông Tô Lịch. Vốn là một thầy phong thủy giỏi, lại là kẻ phép thuật yên thâm, sông Tô Lịch được đào đến đâu là yểm bùa tới đó, đã rất nhiều người vô tội phải vùi mình dưới đáy sông tô lịch để thực hiện cái kế hoạch tàn ác của Lão Tống, mà Cao Biền chỉ là kẻ thực thi. Đến giờ phút này đây, vẫn nhiều người nhầm lẫn rằng Cao Biền chỉ trấn yểm sông Tô Lịch mà không hề biết được rằng, bản thân cái con sông Tô Lịch đó đã là một trấn yểm. Trấn yểm đầu tiên mà Lão Tống muốn giáng xuống đất Nam có tên là "Hà Lệ" có nghĩa là một dòng sông nước mắt. Nếu coi bản đồ đất Nam có thể thấy thành Đại La chính là mắt của Kim Long, việc có thêm con sông Tô Lịch bao quanh hiện lên hình ảnh dưới mắt rồng lúc nào cũng có một ngấn lệ, ý chỉ hiện thân đất Nam mãi mãi sầu, chậm vươn lên, và cũng là yếu thế hơn Trung Nguyên, luôn chịu cảnh bị lấn át.
Cao Biền ngao du khắp cả quận Giao Chỉ, đến nhưng nơi có linh khí thịnh vượng để giáng xuống những trấn yểm có thể trường tồn với thời gian, mãi mãi kìm hãm sực mạnh của Kim Long. Họa chăng đúng như lời Bạch Mã Tương Quân nói, tại sao Thiên Phụ lại ngoảnh mặt làm ngơ cho giặc ngoại bang tác quai tác quái? Từ huyệt đạo cho tới núi Tản Viên? Không lẽ nào người không thực sư thương yêu cho con rồng cháu tiên của mình? Cao Biển mặc sực thăm dò địa hình, mặc sức trấn yểm, có nơi thì thành công, nhưng có nơi thì lại thất bại vì thần thánh ngự trị ở trần gian ngăn cản. Khi mà Cao Biền đã dùng hết mật thư chỉ còn lại đúng một lá thì cũng là lúc mà ông ta gặp phải một cơn ác mộng, cơn ác mộng bị hổ vồ lập đi lập lãi vào mỗi tối. Trong sử ký có ghi rõ Cao Biền từng viết lại rằng giậc mộng đó có tên là "Mộng Hắc Hổ", và chính giấc mơ đó đã đưa cao biền tới nơi cuối cùng để trấn yểm, đó là khu rừng núi phía Bắc thành Đại La, ngày nay có tên gọi Thái Nguyên.