Tam Điểm Chỉ

Chương 17: "Có Người Chết"

Nhưng vụ tại nạn liên tiếp diễn ra quanh năm suốt tháng tại cái khu CNGT Thái Nguyên và đặc biệt là gần với con sông Luân Hồi này, nhẹ thì tàn phế xuốt đời, còn nặng thì bát cơm quả trứng luôn. Người dân quanh đây có lẽ là đã quá quen với những điều kì quái kinh dị, họ không một ai là không biết rõ chuyện gì đang thực sự diễn ra, thế nhưng mà có lẽ họ cũng bớt bàn tái lại hơn với hy vọng rằng bằng một cách nào đó những việc kì quái có thể tự động tan biến nếu như mà không ai nhắc tới nữa. Cuộc đời là vậy, dù cho có sống tại cái nơi mà nhiều điều kì quái kinh dị xảy ra này thì cứ 10 người là có 2 người sẽ không tin vào tâm linh, vào cái thế lực vô hình đang hiện diện. 1 trong 2 người không tin mà sống cái lối sống duy vật đó chính là ông Vương, một trong những thương gia giầu có nhất nhì ở cái đất Thái Nguyên này. Ông Vương họa chăng ăn nên làm ra là nhờ vào nguồn cát dồi dào dọc con sông Luân Hồi. Ông đã khéo léo bắt kịp thời cơ mà đầu tư xây lên một nhà máy chế biến cát ngay tại đất Thái Nguyên, ngoài việc đào cất luân chuyển tới các công trình, nhà máy khác, ông còn xây thêm một cái lò gạch để tận dụng lượng cát đào được mà chế biến vật liệu xây dựng.

Kể về ông Vương thì phải nói là nhà cao cửa rộng, vợ con đề huề hết rồi thì còn sống lối sống duy tâm làm gì nữa khi mà một tay ông gây dựng lên cái cơ đồ như ngày hôm nay. Vợ ông Vương tên là Hằng, làm giao viên tại trường tiểu học cơ sở ở Thái Nguyên, tính tình bà hiền lành và rất thân thiện. Ông Vương và bà Hằng có tất thẩy là 3 người con gái tên Đào, Mai, và Lan. Cứ ngỡ rằng ông Vương sẽ không có thằng con giai nối dõi để trông coi cái cơ sở chế biến cát, thế nhưng mà cố mãi rồi cũng được, đứa con út của ông tên là Mạnh, và ông Vương phải nói là yêu quí nó hết mực với hy vọng sau này nó sẽ nối nghiệp ông làm chủ xưởng. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, Đào đã ra trường và dạy ở trường tiểu học cùng mẹ, cái Mai thì đang thi lên cấp 3, cái Lan may mắn hơn được cho đi du học và thằng Mạnh thì đang học cấp một.

... khoảng năm 2012 ...

Nghĩ rằng bản thân mình khấm khá nhất nhìn cái đất Thái Nguyên này thì cũng nên làm việc gì đó để giúp đỡ người dân trong vùng, đặc biệt hơn là để lại cái tiếng thơm muôn đời. Chính vì thế mà ông Vương đã lên kế hoạch cho xây dựng một cây cầu sắt khác kiên cố hơn để thay cho cây cầu tre bắc qua sông Luân Hồi kia. Sau khi đã thuê thợ về đo đạc kĩ lương, bản sơ đồ thi công một chiếc cầu sắt đã hiện ra vô cùng vững chắc. Điều cuối cùng cần phải làm là đi tìm một thầy làm lễ khởi công, bấm độn ngày để xúc cát thi công. Người mà ông Vương chọn và mới tới làm lễ là một ông thầy dưới Nam Định, sở dĩ đi xa mà mời như vậy là do bạn bè của ông giới thiệu chứ bản thân ông Vương hàng năm chỉ lên chùa vào dịp tết là hết chứ cũng chẳng biết gì về bà cái chuyện cúng bái này. Cái người thầy mà bạn bè giới thiếu cho ông Vương có lẽ cũng thuộc vào dạng không phải vừa. Trên xe đón ông thầy này từ Nam Định lên Thái Nguyên thì ông thầy đã bảo:

- Trên con sông mà cây cầu bắc ngang qua có một ngồi miếu khá thiêng, ông cho tôi qua đó thắp hương trước.

Lúc đầu ông Vương nghĩ là ông thầy này chưa đến mà biết có ngôi miếu 2 cô thì có hơi ngạc nhiên, nhưng suy đi nghĩ lại thì cho rằng chắc bạn bè ông có kể qua nên điều ông ta biết cũng không có gì là lạ.

Chiếc xe dừng lại ở trước ngôi miếu 2 cô để cho ông thầy này vào thắp hương. Ông thầy này cắm mỗi bát hương một nén nhang rồi vái lạy, thế nhưng mà ông ta lúc còn trong miếu thì liên tục nhìn quanh như thể có một thế lực vô hình nào đó đang ở trong đó với ông. Ông thầy bước ra hỏi ông Vương:

- Miếu này xây cách đây lâu chưa ông? Ai là người xây miếu? mà sao nhìn có vẻ bỏ hoang lâu vậy?

Ông Vương kể qua:

- Trước có 2 xác cô gái dân tộc trôi dạt bờ, người dân thương tình đem chôn rồi lập miếu ở đây, đợt đầu thấy bào là linh thiêng lắm nhưng mà rồi dạo gần đây chả ai lui tới nữa.

Ông thầy đứng đây nghe ông Vương nói thì cảm thấy khó hiểu vô cùng, một phần là ông ta nhận ra cái giọng điệu chẳng mấy quan tâm của ông Vương thì biết ông là người vô thần, thứ hai nữa là bảo miếu 2 cô mà sao ông thầy chỉ cảm nhận được có 1 cô? Ông thầy chỉ tay lại vào trong miếu hỏi:

- Ông có chắc là miếu này thờ 2 cô không?

Ông Vương đáp giọng quả quyết:

- Chắc chắn mà, xác 2 người con gái trôi vào bờ không thờ 2 cô thì thờ 2 thẳng hả ông?

Nói rồi ông Vương lại ra cái vẻ thúc giục:

- Mà ông khấn xong chưa? Ta ra chỗ thi công nhé.

Ông thầy thấy rằng có hỏi thêm ông Vương này thì cũng chả có ích lợi gì nên cũng đành gạc lại chuyện ngôi miếu.

Ra đến cái cầu tre, ông thầy này quan sát một lúc thật lâu. Thế rồi ông ta từng bước đi thẳng lên ra giữa cầu, chợt ông thầy này dừng bước rồi quay mặt về phía sông. Trong cái nháy mắt, ông ta thoáng rùng mình, một cái cảm giác sởn gai ốc đến kinh người như bao chùm lấy khắp cơ thể. Ông thầy bước vội lại xuống khỏi cầu mà tiến về phía ông Vương nói:

- Không được... nhất định không được...

Ông Vương nhìn ông thầy lạ lẫm:

- Không được cái gì hả thầy?

Ông Thầy nhìn mặt ông Vương nghiêm nghị đáp:

- Nhất định ông không được phá cây cầu tre này đi, lại càng không được xây cầu sắt ở đây.

Ông Vương thoạt đầu nghe thì cảm thấy ngạc nhiên, thế nhưng mà như đoán ra được bài của ông thầy này, thì ông ta cứ giả vờ hỏi:

- Tại ... tại sao lại không được hả thầy?

Ông thầy đáp:

- Lúc nãy ông có nhớ tôi cứ hỏi ông có chắc cái miêu kia thờ 2 cô không?

Ông Vương khẽ gật đầu, ông thầy tiếp lời:

- Sở dĩ tôi hỏi vậy là vì giờ tôi mới nhận ra được, trên cầu này có một con nữ quỷ đang ẩn náu. Và không biết bằng cách nào mà nó đã chiếm giữ được cái miếu kia, đó là một điều mà tôi thấy lạ lùng nhất, miếu thờ mà quỷ nữ lại có thể chiếm được, hoạ chăng con nữ quỷ này...

Ông thầy còn chưa hết câu thì ông Vương hỏi:

- Nếu thầy bảo nó chiếm miếu của 2 cô rồi thì cái cây cầu này đâu còn ý nghĩa gì với nó đâu ạ?

Ông thầy quắc mắc nói:

- Sao lại không còn ý nghĩa? Đây là nơi mà nó đã thành quỷ, là cột mốc của nó? Dù sao đi chăng nữa thì nó vẫn cần có nơi này cho dù nó có ẩn náu ở chỗ khác...

Ông thầy đứng giải thích thêm một lúc thì ông Vương cắt ngang:

- Thế thầy... thầy xem lo liệu thế nào... tống cổ con nữ quỷ kia đi... hết bao nhiêu tôi xin gửi...

Ông thầy như đứng hình khi nghe cái câu nói đó của ông Vương, chợt như nhận ra có gì đó xúc phạm ở câu nói đểu đó. Ông thầy giận dữ xua tay nói:

- Nếu ông nghĩ tôi moi tiền thì xin phép. Cái loại nữ quỷ mà chiếm được cả miếu này không ai đủ cao tay để đuổi đi đâu, ông tìm thầy khác dùm cho.

Ông thầy lẳng lặng bỏ đi, thế nhưng mà lo mất công mất việc của mình, nên ông Vương xin lối và đính chính rối rít. Phải năn nỉ van nài mãi, cuối cùng ông thầy này cũng hứa sẽ thử làm một trận yểm và làm lễ cúng bái thi công cho ông Vương, nhưng ông ta cũng nói thẳng luôn là sau này có chuyện gì xảy ra thì ông ta hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Sau khi bài cúng khởi công xây dựng hoàn tất, chiếc băng đỏ được cắt đứt đôi, ông Vương mặt mày hớn hở xúc cái xẻng cát đầu tiên hất cát khởi công thì cũng là lúc mà ông thầy ra về không lời từ biệt. Chiếc cầu tre chính thức được nhóm thợ tháo rỡ ra và bắt đầu đặt móng dưới lòng sông để xây trụ.

Con sông Luân Hồi này cũng không quá rộng, nhưng để tính toán làm sao để cầu có thể chịu được luồng giao thông 2 chiều với xe trong tải lớn, chính vì thế mà có tất cả là 3 cột trụ dưới lòng sông. Việc xây trụ, và bắt đầu nối cầu diễn ra trong êm đẹp, đám công nhân thì nhân tiện tiết trời đang vào thu mát mẻ cũng dựng lều ngay 2 bên sông để ngủ và canh công trường luôn. Ngày ngày, đích thân ông Vương thuê người nấu cơm mang ra cho thợ ăn đều đặn ngày 3 bữa, và đến ngay như cô con gái lớn của ông là Đào cũng thường hay lui tới để lo thuốc nước và trò chuyện với những người công nhân khi không có tiết ở trên trường. Vốn đã đến tuổi cập kê mà chưa có ai, thế nên sự xuất hiện của Đào là một niềm vui lớn với những chàng trai công nhân vạm vỡ chàn đầy sức sống kia. Cứ chiều chiều cô lại ra đó nói chuyện, cười đùa với họ và đồng thời là để ngắm nhìn cây cầu sắt đang dần hoàn thành, cái cây cầu nối liền hai bờ sông sẽ giúp cho việc giao thông thuận lợi hơn, và ở một cái tương lai không xa, đời sống người dân 2 bên bờ sông Luân Hồi này cũng sẽ phát triển.

Chiều hôm đó có đợt gió lạnh tràn về, dù là mới có gần 6h tối thôi mà mặt trời đã gần khuất bóng. Đào đứng bên này sông rót nước trà mời thợ đang nghỉ ngơi đợi giờ cơm tối. Cả đám thờ ngồi đó nói chuyện vui vẻ sau một ngày lao động vất vả, Đào ngồi nhìn cây cầu đang được nhuộm trong cái mầu trời nha nhem tối của buổi hoàng hôn này mà nói:

- Cuối cùng thì cây cầu cũng sắp hoàn thành rồi các anh nhỉ?

Một người công nhân ngồi đó đáp:

- Sắp xong rồi đó cô Đào, làm giàn đỡ trên cao và lan can 2 bên nữa là xong.

Đào đáp:

- Em nghĩ là người dân cũng đang mong ngóng từng ngày để được đi qua con cầu này lắm đó ạ, cây cầu nối giữa 2 bờ.

Một người công nhân khác nói:

- Chắc chắn là như vậy rồi, người dân nơi đây biết ơn ông Vương lắm đó. Cây cầu này hoàn thành là nó thúc đẩy thương mại lắm đó.

Và rồi cứ như thế, họ ngồi đó mà nói về một cái tương lai không còn quá xa, những cái cơ hội mới sẽ mở ra cho người dân dọc sông này. Đang nói chuyện vui vẻ, chợt Đào như để mắt tới phía bên kia đầu cầu, nơi có cây liễu là một cô gái cứ đứng đó lấp ló không rõ mặt với mái tóc dài buông xuôi xuống 2 bên vai. Cô gái này từ từ tiến lên cầu, Đào nói:

- Anh ơi có ai đang đi lên cầu kìa?

Mọi người đồng loạt quay qua nhìn, thế nhưng không có một ai cả. Một người công nhân hỏi:

- Làm gì có ai đâu cô Đào?

Đào có hơi bỡ ngỡ, cô nói:

- Rõ rang em nhìn thấy có cô gái bước lên cầu mà?

Một người công nhân khác chen lời:

- Chắc trời nhá nhem tối cô nhìn nhầm rồi, thôi cô Đào về nghỉ ngơi đi. Hôm nay cô dậy mấy tiết xong lại ra mời nước anh em tôi, cô chu đáo quá.

Đào chỉ mỉm cười và nói:

- Dạ, không có chi mà.

Nói chuyên thêm một lúc nữa rồi Đào cũng từ biệt mấy người công nhân ra về, thế nhưng mà trước khi nổ xe may phóng đi, cô lại quay đầu nhìn, rõ ràng trước mắt cô là bóng cái người con gái lúc nãy, bây giờ cô ta đã đứng giữa cầu và nhìn về phía Đào. Thế nhưng Đào chỉ đưa tay dụi mắt rồi quay đầu phòng đi với ý nghĩ rằng có lẽ mỏi mắt quá mà thôi.

Tối hôm đó, sau khi cơm nước no nê, đám công nhân kẻ thì nằm nghe đài, người thì ngủ, có nhóm thì lại ngồi tụ tập đánh bài tới khuya. Chẳng là ngày mai cũng chỉ hàn mấy cái giá đỡ và làm lan can, công việc không quá nhiều nên họ cũng thoải mái đêm nay. Đã là hơn 12h đêm, tiếng nhóm công nhân đánh bài thi thoảng lại vang lên mỗi khi có người ăn cây chốt, phía xa xa trong lều là một anh đang mắc võng đung đưa năm thiu thiu ngủ. Trời lạnh, anh công nhân này với tay cô kéo cáo cái chăn lên, thế nhưng mà vẫn không thấy ấm hơn. Chợt sau một cơn rùng mình, anh ta như tỉnh ngủ hẳn, hai mắt bắt đầu mở to dần và tháo láo nhìn. Anh công nhân nằm trên võng gãi đầu xoay người uể oải nhìn về phía chiếc lều còn treo bóng đèn vàng kia, nơi mà nhóm công nhân vẫn đang la ó sát phạt nhau. Nhưng có lẽ cái tiếng sát phạt la ó đó không kinh dị bằng cái tiếng khóc sụt sùi cứ vảng vất đâu đó. Anh ta ngồi thẳng người dậy nghe ngóng, rõ ràng là tiếng khóc sụt sùi của một cô gái, không, đúng hơn là là cái tiếng nấc sụt sùi. Mấy hôm đầu làm ở đây, anh có nghe người dân kể rất nhiều chuyện ma quỷ dọc cái con sông có tên gọi là Luân Hồi này, nhưng bản thân anh cũng là một người như ông Vương, chẳng bao giờ tin vào ma quỷ. Anh công nhân rời khỏi võng và bắt đầu ngó nghiêng tìm kiếm khắp dọc sông như thể coi coi con cái nhà ai mà đêm hôm ra sông sụt sùi. Với chiếc điện thoại nokia đen trắng đời mới có đền flash sáng nhạt nhòa, phải mất một lúc lâu soi rọi khắp dọc bờ sông tối đen mờ mờ này anh mới nhìn thấy có người con gái đang ngồi ngay dưới gầm cầu, bên mép sông kia.

Cứ nghĩ rằng anh không tin vào ma quỷ thì sẽ không bao giờ biết sợ, thế nhưng mà càng tiến lại gần cô gái đó, cái cảm giác rờn rợn lại như bám lấy cơ thể anh. Anh công nhần cầm điện thoại soi rọi cất tiếng hỏi:

- Ai đó.

Không có tiếng trả lời, bóng người con gái đó vẫn ngồi thu chân tựa chán lên đầu gối mà sụt sùi. Khi mà người công nhân tiến tới đủ gần để ánh đèn flash soi rọi lên người cô gái, anh ta như đứng hình khi thấy khắp người cô gái này ướt sũng, mái tóc dài trên đầu bết bát. Bàn chân và bàn tay trương phềnh lên trắng bệch như bánh bao ngâm nước lâu ngày. Còn đang bàng hoàng chưa biết phải phản ứng ra sao thì tiếng răng rắc khẽ phát ra. Cô gái đang ngồi khum người co chân kia nghiêng đầu giật giật hướng về phía anh ta nhìn. Dưới cái mái tóc bết bát đó lộ ra con mắt lộn tròng nổi gân xanh nhìn anh chằm chằm. Anh công nhân này giật thột người kinh hãi, quay đầu chạy. Nhưng mà bước được có 2 bước thì một bàn tay lạnh ngắt với lớp da nhớp nháp túm chặt vào chân anh mà kéo anh xuống sông.

Nhóm công nhân trên bờ đánh bài gần tan thì có người nói:

- Ê, thằng Nam lúc nãy thấy rọi đền đi đâu thế nhỉ?

Một người công nhân khác nói:

- Chắc đi ỉa rồi táo rặn không ra chứ sao?

Cá nhóm phá lên cười, chợt một người công nhân khác ngẫm nghĩ nói:

- ủa ... mà hố vệ sinh ở phía kia cơ mà? Sao lại đi bậy ở gầm cầu?

Cả nhóm lúc này có hơi ớ người, thế nhưng mà chưa kịp có câu trả lời thì một tiếng "tủm" vang lên. Cả nhóm lúc này mới nháo nhác chạy ra. Một số người bắt đầu nối dây bật đèn soi sáng, một số khác thì chạy thẳng như bay về phía tiếng động phát ra. Họ kinh hãi khi thấy phía gầm cầu đoạn gần giữa vừa rụng xuống một thanh sắt to dài. Dưới chỗ đó là Nam lúc nãy đang vùng vẫy, sợ rằng Nam sẽ chết đuối, một người công nhân trên bờ tính lao xuống, thì bị người khác giữ lại nói:

- Từ từ đã.

Nhưng anh này chị gạt tay ra nói:

- Không nhanh là thằng Nam thành con hà bá đó.

Nói rồi anh ta cứ thế nguyên quần áo mà nhẩy tủm xuống sông. Mấy người trên bờ lúc này chỉ còn biết cách là tập trung toàn bộ đèn rọi thẳng vào chỗ anh công nhân tên Nam đang vẫy vùng, một số khác kéo nhanh dây thừng lên trên cầu và thả thẳng xuống, họ hy vọng người kia có thể một tay ôm Nam, một tay túm vào dây để họ kéo vào bờ. Cuồn dây thừng vừa thả xuống, thì anh công nhân kia đã túm lấy được, anh ta một tay túm tóc Nam bẻ ngửa mặt anh ta lên khỏi mặt nước, nói:

- Kéo bọn tôi vô bờ đi...

Thế nhưng chưa nói giứt câu thì anh Nam đang được túm tốc bẻ ngửa cổ lên giời kia khi không bị kéo thụt hẳn xuống nước. Anh công nhân đang túm dây cũng giật thót người lại buông tay ra khỏi dây lặn xuống mà kéo bạn mình lên. Sau vài phút ngụp lặn, người công nhân này lại túm lấy dây thừng, nhưng mà vẻ mặt sợ hãi la hét:

- Cứu ! Kéo tôi lên! Kéo lên!

Mấy người công nhân ở trên thì không hiểu chuyện gì, họ còn đang tự hỏi là sao không thấy Nam đâu thì bất ngờ từ đằng sau người công nhân đang la hét kêu cứu loạn giời kia có người nhẩy chồm lên từ mặt nước. Cái người ở phía sau đó chính là Nam, nhưng mà với mái tóc dài bết bát che gần hết mặt lộ có con mắt lộn tròng với gân xanh. Cả đám công nhân trên bờ kinh hãi ngã ngửa tuột cả dây thừng. Nam với bộ tóc dài cứ ôm lấy anh công nhân kia từ đằng sau, móng tay anh ta gặm chặt vào người anh công nhân này làm rách cả áo, móng tay cắm vào da thịt rỉ cả máu. Trên gương mặt Nam là một nụ cười kinh dị, có lẽ cái khuôn mặt đó sẽ mãi mãi ám ảnh vào tâm trí của những người công nhân trên bờ. Khi mà Nam đã kéo được người công nhân này chìm hẳn xuống nước thì cũng là lúc mà toàn bộ bóng đèn soi sáng nổ tung, cả cây cầu lại chìm vào trong bóng tối quạnh hiu.

... Tại nhà của ông Vương ...

Ộng Vương đang nằm ôm vợ ngủ ngon lành thì giật thột người bật dậy trên giường khi có tiếng hét:

- Ông Vương! Ông Vương ơi!

Tiếng người từ ngoài sân cứ la ó vang vọng, chó nhà ông thì sủa ông ổng lên như báo hiệu có khách lạ. Chỉ trong tích tắc, đèn nhà ông Vương từ trong ra ngoài đã sáng rực. Người làm, vợ ông, con ông đã có mặt ngoài sân bởi cái tiếng gọi thất thanh đêm hôm. Ông Vương bước ra thì thấy đó là một anh công nhân mặt tái mét thở không ra hơi đang đứng giữa sân, ông ta tiến lại vẻ mặt hơi khó chịu vì bị đánh thức hỏi:

- Có gì thế chú? Sao đêm hôm khuya khoắt...

Ông Vương còn chưa hỏi xong thì anh này túm lấy người ông vừa nói vừa thở dốc:

- Ông... ông ra ngay ... ra ngay công trường... có người.... có người chết.