Long ngồi đó thuật lại cho bà Lê nghe về những gì mà họ đã gắp phải trong chuyến đi làm phim phóng sư vừa rồi tại Đà Lạt. Trong lúc kể, người Long vẫn rung lên từng hồi như thể cái cảm giác của những giây phút kinh hãi lại hiện về. Bà Lê ngồi đó nghe Long kể, mặt không hề biến sắc, bà ta từ từ nhâm nhi ly cà phê và chìm đắm vào từng câu từng chữ của Long. Kể xong câu chuyện, Long lại một lần nữa nhìn bà Lê với ánh mắt cầu cứu, thế rồi cậu nói:
- Con xin bà ... con biết bà có cách ... mong bà cứu họ ...
Bà Lê đến bây giờ thì mới thở dài một tiếng nghe vô cùng não nề, thế rồi bà hỏi Long:
- Cậu có biết cái bóng người đàn ông lưng còng đó là ai không?
Long nhìn bà Lê vẻ mặt tò mò lắm, thế rồi bà Lê nói:
- Đó chính là ba tôi đó.
Nghe đến đây thì Long thất kinh, thậm chí là cậu còn có phần kinh hãi. Nhưng có lẽ bây giờ cái chiếm toàn bộ tâm trí của Long là sự tò mò. "Tại sao bà Lê lại nhận cái vong ông lão đó là ba mình? Không lẽ còn có gì uẩn khúc?". Biết rõ là Long đang rất tò mò và muốn biết đầu đuôi sự việc, bà Lê đành kể lại cho Long nghe đầu đuôi sự việc.
Thì ra ba của bà Lê trước đây là quản gia chính của một viên tướng Pháp được cử sang Việt Nam. Vào cái thời điểm mà thế lực Pháp trở nên hùng mạnh tại Việt Nam, viên tướng Pháp này nhận thấy Việt Nam còn quá hoang sơ và quả thật là một nơi lí tưởng để sinh sống, an dưỡng. Chính với cái lí do đó,viên tướng Pháp đã chọn một miếng đất thật lớn ngay cạnh con dốc X tại Đà Lạt này. Cho xây lên một tòa biệt thự ba tầng hiên ngang, đồng thời ông ta còn mang cả vợ con qua đây ở. Chính tại cái thời điểm đó, mà viên tướng Pháp bắt đầu thuê người giúp việc và quản gia. Ba của bà Lê do may mắn có học được tiếng Pháp, nói nghe có vẻ thuần thục nên đã được làm quản gia chính của gia đình. Thời gian thấm thoát trôi qua, ba bà Lê làm việc đó cũng được trả lương kha khá, thế là cuộc sống của gia đình bà Lê cũng có thể được coi là đi lên từ đó.
Thế nhưng rồi cho đến một ngày, ba của bà Lê quay về nhà vào buổi sáng. Bà Lê chạy ra đón ba thì thấy lạ lắm vì tại sao ba mình lại về vào ban ngày thế này. Bà Lê chạy đi pha một ly cà phê cho ba, chỉ thấy ba mình ngồi đó đôi mắt vô hồn lắm, tay cầm ly cà phê mà cứ run lên bần bật. Bà Lê lúc đó mới có tầm mười hai tuổi, cái độ tuổi đủ lớn để nhận ra rằng có cái gì đó không bình thường ở ba mình. Thế rồi diễn biến ngày càng trở nên khốc liệt tại Việt Nam khi mà lực lượng Việt Minh ra đời và tạo khó dễ cho chính quyền Pháp tại Việt Nam. Về phần ba của bà Lê, ông ta lại thường xuyên đi sớm về khuya thất thương, bên cạnh đó, ông thường đi bố thí và phát trẩn cho những người nghèo đói. Ngoài ra, ông còn rất chăm lên chùa để cầu cúng. Chính vào cái thời điểm đất nước hỗn loạn đó, nhờ có ba của bà Lê đã chia đôi bàn tay của mình ra với mọi người xung quanh mà gần như ai ai trong vùng cũng nể phục và biết ơn ông ta.
Mùa đông năm đó ba bà Lê bắt đầu đổ bệnh, một thứ bệnh lạ lắm, mặc dù đã đi khám khắp nơi, gặp nhiều vị bác sĩ tài giỏi nhưng tất cả đều chịu bó tay. Mặc dù đã bị bệnh nặng, sức khỏe suy dảm đi nhiều, nhưng bà Lê vẫn để ý thấy lính Pháp của viên tướng kia tới nhà và kêu ba của mình đi làm. Mẹ bà Lê và bà năn nỉ ba mình là nên xin nghỉ ở nhà giưỡng sức, nhưng ông ta vẫn nhất quyết ra đi. Thế rồi cuối mùa đông năm đó, không hiểu vì lí do gì mà đồng loạt người làm tại tòa biệt thự đó đểu xin nghỉ làm. Đặc biệt hơn là họ bắt đầu rỉ tai nhau về những chuyện kinh dị xảy ra bên trong căn biệt thự đó. Ví như chuyện người vợ viên tướng Pháp thi thoảng nửa đêm dậy ôm cái gối ngồi góc phòng khóc lóc, đứa con trai thì lơn cơn điên dại lúc nào cũng cắn xé người khác như một con thú. Đến nỗi mà chính tay viên tướng Pháp phải tự phá buồng để mà làm cái cũi sắt nhốt con mình. Còn có rất nhiều chuyện kinh dị khác như tiếng la hét, tiếng khóc rũ rượi thậm chí là cả đồ đạc tự động di chuyển nữa. Nghe được những chuyện đó, má bà Lê và bà ta đã hết sức khuyên can chồng mình nên nghỉ việc nhưng ông vẫn một mực không, chính ba bà Lê là người đã đi đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát để ở căn phòng dưới tầng một. Thế nhưng cuối cùng cái gì đến cũng phải đến, cả căn biệt thự bỗng bốc cháy phừng phừng, không một ai sống xót cả.
Kể đến đây bỗng bà Lê im lặng, trên khuôn mặt đã thoáng vết đồi mồi đó bỗng như có một giọt lệ tuôn rơi. Long ngồi im lìm lắng nghe cái câu chuyện có thoáng chút buồn đó, trong đầu cậu còn nhiều điều tò mò muốn hỏi lắm, nhưng không hiểu vì lí do gì mà cậu đã không mở lời. Bà Lê lấy ta quệt đi giọt lệ đó, thế rồi bà ta nhìn Long với cặp mắt đã ướt lệ, bà nói:
- Thế nhưng ba tôi là người duy nhất không bỏ mạng tại ngôi nhà đó ...
Long nghe đến đi thì chợt cậu cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng vô cùng, vì qua những gì bà Lê kể, cậu thấy rằng ông là người hiền đức, và cuối cùng người hiền đức cũng được trời thương. Bà Lê tiếp lời:
- ... nhưng mà ba tôi cũng mất chỉ sau ba ngày...
Cái câu kết đó tựa như một tiếng sét đánh ngang tai Long vậy, trong tim của cậu bỗng cảm thấy nhức nhối vô cùng, thế rồi Long nói giọng buồn bã:
- Cháu ... cháu thực sự không biết nên nói gì ...
Thế nhưng dường như Long không thể tin vào mắt mình khi cậu nhìn thấy một nụ cười nho nhỏ trên khuôn mặt bà Lê. Bà nói:
- Cậu biết không, có nhiều cái trên đời này nó vô lý và bất công bằng lắm, nhưng chúng ta vẫn phải sống tiếp cái bể khổ này.
Long càng nghe thì trong lòng càng đồng tình hơn với cả bà Lê. Thế rồi chợt bà Lê nói:
- Cậu có biết điều cuối cùng ba tôi nói với tôi là điều gì không?
Long khẽ lắc đầu, thế rồi chợt bà Lê đổi giọng, một cái giọng trầm mà vang vọng lắm, tựa như tiếng của người cõi trên nói vọng xuống vậy:
- Ba tôi nói rằng, sống trên đời này ân oán tuần hoàn, cái gì cũng có liên quan đến nhau. Bản thân chúng ta sống trên cõi đời này không phải chỉ cho riêng mình chúng ta, những gì chúng ta làm, không phải chỉ có mình bản thân chúng ta chịu, mà cái vận hạn hay như báo ứng còn liên quan tới người thân xung quanh ta, những người mà chúng ta yêu thương nhất.
Long nghe bà Lê nói vậy thì cậu lại càng không hiểu, cuối cùng cậu ta cũng đủ can đảm để mở lời:
- Bác ... bác có thể cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với ông được không ạ?
Bà Lê lúc này mới thở dài, thế rồi bà cúi đầu và bắt đầu kể lại câu chuyện về ba của bà.
Thì ra cái viên tướng mà ba bà Lê làm quản gia cho là một kẻ rất ác độc, ông ta là người chuyên môn trực tiếp ra lệnh, hoặc đôi khi là hành hạ tù nhân Việt Nam. Cái ngày mà viên tướng đó tới Đà Lạt, ông ta sai bọn tay chân đi lùng sục những người biết nói tiếng Pháp để làm tay sai, trong đó có ba của bà Lê. Ba bà Lê biết được rằng nếu ông mà từ chối thì kiểu gì gia đình ông cũng bị vạ lây, thế cho nên ông đành cam lòng chịu mọi sự nguyền rủa của người dân yêu nước tại đà lạt mà làm tay sai cho tướng Pháp. Ba của bà Lê làm quản gia trưởng cho nhà tên tướng Pháp đó chỉ là cái vỏ bọc, trên thực tế ông là người phiên dịch, thường phải đi theo viên tướng Pháp tới hỏi cung tù nhân. Chứng kiến cái cảnh tên tướng Pháp này hành hạ những tù nhân, nhìn người dân mình đổ máu chịu mọi hành hạ mà ruột gan ông như bị cào cấu. Và rồi không biết từ lúc nào, ba của bà Lê đã có một nỗi sợ canh cánh trong lòng, không phải cái nỗi sợ rằng sau này ông sẽ gặp quả báo, mà là cái việc ông đang làm sẽ để lại hậu quả cho gia đình ông, cho đứa con gái duy nhất của ông, đó là bà Lê.
Nhưng cái gì rồi cũng có hai mặt của nó, trong thời gian làm quản gia tại nhà của viên tướng Pháp đó, ba bà Lê nhận ra rằng viên tướng này có hai đứa con, một trai, một gái, và cả hai đứa con này đều trái lại hoàn toàn tính cách của cha chúng, cả hai đều là người tốt. Người con trai cả của viên tướng Pháp là người yêu nghệ thuật, thích hội hòa, đàn hát và cực kì ghét chiến tranh. Đó cùng là lý do vì sao viên tướng Pháp kia đã phải đau đầu trong việc thuyêt phục con trai cả gia nhập quân đội. Đứa con gái của viên tướng Pháp này còn đặc biệt hơn nữa đó là cô ta rất yêu thiên nhiên và cô ta còn học được cả tiếng Việt. Hai đứa con của viên tướng Pháp này rất thân thiện và hòa đồng với người giúp việc, khác hoàn toàn với cha của mình.
Chỉ đáng buồn thay là ân oán tuần hoàn, như người xưa có câu "đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Cái nỗi đau lớn nhất của một đời người không phải là nỗi đau mà bản thân họ phải gánh chịu, mà là cái nỗi đau dằn vặt khi nhìn thấy người mà họ yêu thương nhất phải chịu đau đớn mà bản thân họ không thể làm gì được. Từ ngày Việt Minh được thành lập, viên tướng Pháp kia cũng gặp nhiều khó khăn, ông ta thường phải lôi ba của bà Lê đi cùng. Cuối cùng cái ngày mà gia đình vị tướng Pháp phải gánh quả báo cũng đã đến. Người con trai cả trong một lần đi dã ngoại cùng mấy người bạn của mình đã bị lính Việt Minh phục kính, kết quả là người con trai bị thương ở đầu rất nặng. Sau khi được đưa về nhà, cứ ngỡ rằng cậu ta sẽ khỏe lại dần dần, nhưng ai ngờ cậu bắt đầu lên cơn điên, đập phá đổ đạc và nói nhảm y như người bị vong nhập. Thấy đứa con mình như vậy, viên tướng Pháp đã đích thân mình cắn răng, nuốt nước mắt, tự tay đập tường chia phòng trên tầng ba mà lắp chuồng sắt để nhốt thằng con giai điên cuồng duy nhất của mình trên tầng ba. Nói về người con gái của viên tướng Pháp cũng đáng thương không kém phần khi mà cô ta bỗng nhiên bị liệt toàn thân, cô gái trẻ xinh tươi chảy nhảy vui đùa ngày nào thì giờ đây chỉ còn nằm một chỗ bất động, không nói không cười, tựa như thực vật vậy. Người vợ của viên tướng Pháp thì cũng ốm liên miên, nhất là đêm về bà ta không tài nào ngủ được. Mỗi lần bà ngả lưng xuống giường, chìm vào giấc ngủ, là bà lại mơ thấy cảnh mình bị oan hồn đuổi đánh, hành hạ. Ngoài ra, tại căn nhà còn xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như tiếng cười đùa, khóc lóc, thậm chí là tiếng đi lại, như thể trong nhà có nhiều oan hồn vất vưởng vậy. Ba của bà Lê vốn là người ăn ở có đức, trước những cảnh tượng đó thì ông ta không càm lòng. Dẫu biết rằng đó là nhân quả tất yếu của cuộc sống, thế nhưng ông vẫn một lòng ở lại phục vụ gia đình tướng Pháp. Thêm vào đó, chính ông là người đã đặt mua tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát để bầy trong nhà của vị tướng Pháp với hy vọng rằng có ngài hiện thân, ma quỷ sẽ không dám quấy nhiễu. Thế nhưng tất cả cũng chỉ là vô vọng, cuối cùng không hiểu bằng cách nào mà cả căn nhà đó đã cháy rụi. Ngay đến như bản thân ông, bây giờ cũng đã ốm liệt giường và sắp đến ngày bước qua bên kia thế giới.
Trong những ngày cuối đời, ông đã gọi bà Lê lại và tâm sự rất nhiều chuyện, đồng thời ông cũng nói với bà Lê rằng ông ra đến nông nỗi ngày hôm nay cũng chỉ vì ông không cam lòng nhìn những người như vợ viên tướng Pháp và hai đứa con phải gánh lấy cái nghiệp mà viên tương Pháp gây dựng lên. Ba của bà Lê đến giờ cũng không hối hận, ông biết rằng mình ra cơ sự này cũng là vì bản thân đã cố tình can thiệp vào luật nhân quả, thêm vào đó ông cũng gián tiếp hại những người tù đó, đã không can đảm mà đứng lên bảo vệ họ, họa chăng cũng chỉ vì ông lo cho gia đình ông mà thôi. Bà Lê còn nhớ lời cuối cùng mà ba của bà nói với mình đó là:
- Con hay nhớ rằng làm gì thì làm, nhưng đừng bao giờ quên an oán tuần hoàn con nhé ... đã là người sống trên đời này, thì cho dù có làm sao đi chăng nữa cũng sẽ phải lựa chọn ... sẽ phải gây nghiệp ... nhưng hãy chọn sao để cho cái nghiệp đó không ảnh hưởng đến những người mà con yêu thương nhất...
Chính cái lời nói cuối cùng đó của ông đã làm cho bà Lê nhận ra nhiều điều. Bà không còn sợ về cõi âm, không còn sợ về oan hồn nữa, mà bà hiểu và nhận ra được nhiều điều. Kể từ cái ngày ba của bà Lê mất, ông thường về thăm bà Lê, và cuối cùng bà Lê cũng được trời cho một cái lộc, đó là bà có thể cảm nhận được với cõi âm, hay nói cách khác, bà có thể giao tiếp được với người âm.
Nghe xong câu chuyện, Long thở dài, thế rồi câu hỏi:
- Nhưng chúng cháu có tội gì mà lại bị ra đến nông nỗi này ạ?
Bà Lê nhìn Long chằm chằm nói:
- Các cậu tội nặng lắm, đó là quấy rối vong linh không cho họ yên nghỉ ...
Long nghe xong chỉ biết im lặng cúi đầu, thế rồi bà Lê nói giọng nhẹ nhàng:
- Nhưng các cậu cũng may mắn lắm, chính ba tôi đã can thiệp vào, chứ nếu không các cậu đã bỏ mạng tại cái căn biệt thự đó rồi...
Long lúc này mới ngửng đầu lên và nói:
- Nhưng mà chúng cháu vẫn bị ám đến bây giờ, vậy có khác gì đâu ạ?
Bà Lê đáp:
- Các cậu bị ám đến bây giờ là vì ba tôi muốn cho các cậu hiểu rằng, một khi đã phạm úy thì không một thứ gì có thể cứu được các cậu.
Long vẻ mặt buồn bã:
- Thế là đã hết cách rồi ạ ...?
Bà Lê đáp:
- Nếu cậu muốn họ không còn bị vong linh theo đuổi, hãy nói họ lên chùa ở đúng một tuần, hàng ngay ăn chay, tụng kinh niệm phật. Trong lòng phải thực sự hối lỗi thì may ra mới qua được tai kiếp này.
Nghe thấy vậy, long mừng rỡ lắm cám ơn bà Lê rối rít. Câu gọi taxi phi về Sài Gòn và bảo hai người kia làm theo. Quả nhiên chỉ sau có một tuần, mọi việc đã bình thường lại như cũ. Sau này cả nhóm cũng tự động xin nghỉ việc tại cái hãng làm phim tự liệu đó, họ mở ra một cửa hàng quay phim chụp ảnh tư nhân, tất cả tài liệu thu được về căn biệt thự dốc X đều được thiêu hủy. Tuy nhiên, Long thấy rằng đây là một câu chuyện ma khá là thú vị, thế là anh đã gửi một bức thư với hy vong rằng Hưng có thể viết thành một truyện ma rùng rợn. Cuối cùng, chuyện của Long cũng được Hưng viết lại thành một câu truyện rùng rơn, một câu truyện ngôi nhà bị ma ám mở đầu cho một loạt những câu chuyện về căn nhà bị ma ám sau này.