Quyển 7 - Ngũ Hành Yểm
Bùa ngải thông thường không chỉ áp dụng cho con người không, mà nó còn có thể áp dụng cho cả đồ vật, cây cối, mà thậm chí còn áp dụng cho những thứ to lớn hơn như một căn nhà, hay đơn giản là một mảnh đất. Câu chuyện mà tôi sắp kể lại dưới đây thuộc về một người bạn đọc trong Đà Nẵng, những điều kì lạ xảy ra trong chuyện đều xoay quanh gia đình của Linh. Bạn Linh có kể cho tôi khá chi tiết về vị trí, tên đường phố và địa chỉ căn nhà của bạn ý, nhưng tôi quyết định sẽ lược bớt nhưng chi tiết đó ra, để đảm bảo quyền riêng tư của gia đình bạn. Mong các bạn sẽ thích câu chuyện này, xin cám ơn.
Năm 1963 có thể coi là cái thời điểm mà Pháp buông tay khỏi Việt Nam, và chuyển cho một kẻ khác lớn mạn hơn tóm lấy, Mỹ. Ai cũng biết, chiến tranh mang lại nhiều đau thương chết chóc, nó không chỉ cướp đi mạng sống con người, nó còn làm tan vỡ hạnh phúc, yên bình của bao nhiêu già đình, mà hơn nữa, nó còn phá hoại đi cả mảnh đất yêu thương của người dân sống tại mảnh đất đó. Nhờ hồi đó, nhà ngoại của Linh dọn về cái mảnh đất định mệnh là vào khoảng quãng thời gian năm 1963, cái mảnh đất mà có lẽ đa thay đổi số phận của họ. Tuy biết rằng trước đây, mảnh đất đó từng là trường bắn của lính Pháp, sau đó là lính Mĩ, nhưng rồi lính Mĩ cũng dọn đi. Bỏ lại cánh mảnh đất đó trống không, cái thời điểm đó đất nước ta còn nghèo lắm, và nhà bên ngoại của linh cũng không phải là một ngoại lệ. Sinh hạ được tất cả bẩy người con, bà ngoại và ông ngoại Linh dành dụm được một ít tiền, cũng đủ để mua được mảnh đất này. Nhưng tại sao ông bà ngoại Linh lại lựa chọn cái mảnh đất này? Chả lẽ ông bà ngoại của Linh không biết đây từng là trường bắn của lính Pháp và lính Mỹ hay sao? Đương nhiên là có chứ, ông bà ngoại Linh biết rất rõ. Nhưng ông bà ngoại Linh vẫn phải mua vì hoản cảnh bắt buộc mà thôi, thời đó gia đình đông con, hơn thế nữa miếng đất lại bỏ không, rồi thì cuộc sống khó khắn bắt buộc con người ta phải gác nhiều điều qua một bên, trong đó có cả sự sợ hãi về ma quỷ.
Thật ra ở được đây một quãng thời gian, ông bà Ngoại Linh cũng an tâm hơn khi mà ngay trước nhà một ngôi chùa được xây lên. Kế đó là người Hoa qua nước Việt Nam ta, rồi họ lại xây lên một ngồi chùa khác ngay đằng sau nhà của ông bà ngoại Linh, ngôi chùa này chỉ cho các tăng ni mà thôi, vì đó là ngôi chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Với hai ngồi chùa, một cái trấn trước nhà, và một cái trấn sau nhà, ông bà ngoại Linh đã có phần nào an tâm hơn vì nghĩ rằng, vơi hai ngôi chùa trước và sau nhà này, thì không một ma quỷ nào dám làm giữ cả. Ngày tháng cứ thế trôi qua, bẩy đứa con lớn dần, ông bà ngoại Linh cũng đã già yếu, từ căn nhà một tầng rộng rãi, nay đã làm thêm được một cái tầng trệt nữa cho tiện sinh hoạt. Ông ngoại Linh không may mất sớm, chỉ còn lại bà ngoại Linh là được các con hết lòng chăm lo, phụng dưỡng.
Ngày tháng trôi qua, thế rồi một ngày nọ, họ hàng mới bà ngoại Linh và các con đi ăn đám cưới. Do phương tiện đi lại chưa thuận lợi, nên bà ngoại để cho mẹ Linh ở lại chông nhà cũng hai đứa em út, còn bốn người con đầu cùng bà đi ăn đám cưới. Mẹ Linh vốn từ bé đến giờ chưa bao giờ một lần được gặp ma quỷ, nên rất ít khi nghĩ đến chuyện đó. Cái đêm đó, Mẹ Linh cùng hai đứa em ngủ ngay dưới chân cầu thang đi lên tầng trệt. Đầu hướng vào trong nhà còn chân thì hướng về phía cầu thang chĩa ra ngoài cửa. Nhớ lúc đó mẹ Linh mới có 16 tuổi, đang ở cái tuổi trưởng thành, nên con gái thường hay bướng bỉnh lắm. Mẹ Linh có một thói quen là thường để dép ngay ngắn trước chỗ sập mình ngủ, hơn thế nữa, đôi dép lúc nào cũng hướng mũi ra ngoài. Nhiều lần bà ngoại có nhắc mẹ Linh là để dép bao giờ cũng để mũi dép hướng vào trong, chứ nếu để dép hướng mũi ra ngoài như thế sẽ có ngày ma nó mượn dẹp đi chơi. Mẹ Linh lúc đó thì chả có tin đâu, chỉ cười ầm lên rồi bảo bà ngoại là toàn hù dọa con cái, mẹ Linh còn viện cớ là để mũi dép hướng ra ngoài như thế để mỗi lần đi là chỉ việc xỏ vào bước luôn cho nó lẹ, khỏi mất công quay đầu dép lại. Bà ngoại Linh mỗi lúc như thế cũng chỉ biết cười với đứa con gái cứng đầu bướng bỉnh của mình.
Cái đêm hốm đó có lẽ là cái đêm đầu tiên mà bà ngoài và bốn anh chị vắng nhà, nên mẹ Linh khó ngủ lắm, cứ nằm lăn qua lăn lại trên sập. Mẹ Linh thỉnh thoảng lại nhìn hai đứa em còn nhỏ tuổi của mình đang hồn nhiên chìm đắm trong những giấc mơ, một giấc mơ về cái ngày mai hoài bình, yên ổn. Khắp tầng một bây giờ chỉ thắp có một ngọn đèn cày leo lắt, sở dĩ phải để đó để nếu như đêm có ai cần đi vệ sinh thì còn có cái mà dùng. Mẹ Linh cứ nằm trên sập, mắt nhắm mà không tài nào ngủ được, có lẽ mẹ Linh đang móng đến chiều mai, cái lúc mà bà ngoại và bốn anh chị sẽ trở về, cả căn nhà sẽ lại vui vẻ và có sự ấm áp của tình thương.
Thức đêm mới biết đêm dài, thời gian trôi qua thật là chậm. Vừa cái lúc mẹ Linh chuẩn bị chìm được vào giấc ngủ, thì chợt có một tiếng động lạ phát ra từ phía cái cầu thang đi lên tầng trệt. Những tiếng lách cách cứ vang lên từ trên gác trệt xuống dưới tầng một dọc cái cầu thang. Mẹ Linh nằm đó mà có hơi rùng mình, đêm khuya vắng vẻ yên lặng, mà bây giờ lại có những tiếng động lạ phát ra tưởng như cận kề thì thử hỏi có ai mà không rùng mình sợ hãi được cơ chứ. Mẹ Linh nằm đó nghe cái tiếng lách cách và suy nghĩ không biết đó là cái tiếng động gì. Nhà Linh tuy rộng mà nghèo lắm chả có đồ đạc gì mấy, mà đâu chỉ có riêng nhà bà ngoại Linh, cả khu này nhà ai chả thế, vì đang thời chiến tranh loạn lạc mà. Mẹ Linh nằm trên sập mà hết nhắm mặt lại rồi lại mở mắt ra như thể bị cái tiếng lách cách kia làm cho khó chịu. Nằm nghĩ một lúc, chợt mẹ Linh như nhận ra cái tiếng động thân quen đó, thôi đúng rồi, đó là tiếng mấy viên đá hoặc sỏi nhỏ rơi lên nền gỗ. Mẹ Linh còn lạ gì cái tiếng này nữa khi mà ngày xưa bà thường hay chơi đồ hàng bằng sỏi với đá vụn. Nhưng có lẽ cái điều mà làm cho người chị gái của hai đứa em nhỏ đang ngủ mê mệt kia băn khoăn là tại sao lại có tiếng sỏi rơi trong nhà được cơ chứ, hay đúng hơn nữa là tiếng ai đó đang thả từng viên sỏi rơi lách cách từ trên tầng trệt xuống dưới đến tầng một vậy. Viên sỏi cứ thế rơi từ bậc thang này xuống bậc tháng khác, tạo nên từng tiếng động vang vọng trong cái đêm thanh bình bình "cạch.... Cạch ... cạch ...". Chợt mẹ Linh toát mồ hôi hột, da gà bắt đầu dựng từng cái lên một, bà còn có cảm giác như có một viên nước đá chạy dọc sống lưng. Mẹ Linh nghĩ trong đàu " không lẽ cái tiếng động đó là ..."
Ngay lúc này đây, ngọn đèn dầu bắt đầu chao đảo. Điều đó càng làm cho mẹ linh sợ hãi hơn khi mà cây đèn dầu này quanh bấc có một thành thủy tinh bao quanh, mà hơn thế nữa trời lại lặng gió, vậy thì làm sao cái ngọn đèn lại chao đảo được cơ chứ? Chả lẽ có người đang đứng đó cố thổi tắt ngon đèn. Mẹ Linh nằm trên sập rùng mình khi mà bà hình dung ra cái cảnh một bóng trắng đứng bên cạnh cây đèn cày và bắt đầu thổi vào cây đèn làm nó tắt đi. Ngọn đèn chao đảo một lúc rồi thì tắt ngấm đi. Bây giờ đây bốn bè tối hẳn, chỉ còn có ánh trăng vằng vặc soi vào trong nhà, một cái thứ ánh sáng lạnh lẽo đén rợn người. Tiếng sỏi rơi trên nền những bậc thang bây giờ cũng đã biến mất, nhưng ngay khi mẹ Linh kịp thở dài nhẽ nhõm thì một tiếng động khác phát ra khiến bà còn bội phần sợ hãi hơn nữa.Thay vì cái tiếng sỏi rơi lạch cành ở dọc cầu thanh lúc nãy, bây giờ đây, lại là tiếng cái cầu thang kêu lên ken két từng hồi đều đặn, cái am thanh đó như cào cấu vào cái không gian im lặng đó. Mẹ Linh nằm trên sập run lên bần bật, bà biết cái tiếng động này chứ. Đây là cái tiếng động mà mỗi khi có người nào đó đi lên đi xuống cái cầu thang, do cầu thang này được làm bằng gỗ, cũng lâu rồi, nên khi có ai đi lên đi xuống là nó cứ phát ra cái tiếng ken két không à.
Lấy hết cản đảm, mẹ Linh he hé mắt nhìn về phía cái cầu thang, tim bà như ngừng đập khi mà trước mắt bà, cách đó chưa đến một mét, là một cái bóng trắng đang bước từng bước xuống khỏi cái cầu thang. Mẹ Linh vội nhắm mắt, trong lòng niệm câu "a di đà Phật" liên tục. Mấy giây tiếng ken két dừng, mẹ Linh tò mò mở mắt ra thì thấy cái bóng trắng đó là một người có mái tóc đen dài che hết khuôn mặt, người đó đang đứng ngay đầu xập. Mẹ Linh giật thọt người, và bà bắt đầu mếu máo thực sự sợ hãi. Bà nhắm tịt mắt lại, và bắt đầu thút thít khóc, miệng thì lẩm bẩm "xin bà tha cho con". Nhưng thế rồi chợt có tiếng dép kéo lê chên nền đất nghe loẹt xoẹt, mẹ Linh mở mắt thì thấy cái bóng trắng đó đang đi dần ra vườn về phía nhà tắm. Đợi cho cái bóng đó đi khỏi, mẹ Linh lấy hết can đảm, hơi nhô đầu dậy nhìn về chỗ mình để dép thì thấy đôi dép đã biến mất. Từ phía nhà tắm vọng lên những tiếng dội nước như thể có ai đáng tắm vậy. Một lúc sau, tiếng dép loẹt xoẹt lại xuất hiện, nhưng lần này còn lẫn tiếng nhèm nhẹp như thể một đôi dép ướt vậy. Mẹ Linh lại rùng mình, co ro lại. Bà hé mắt thì quả nhiên cái bóng trắng đó đã quay về, lần này cái bóng trắng đứng ở đầu sập rất lâu, Mẹ Linh nhắm mắt sợ hãi, nước mắt cứ thế chảy ra khỏi khóe mi, không biết cái bóng đó đứng đầu sập bao lâu, nhưng đối với mẹ Linh thì đó là khoảng thời gian dài đằng đẵng. Thế rồi cái cầu thang lại phát ra tiếng ken két, được một lúc thì bốn bề yên lặng hẳn lại. Điều còn đáng sợ hơn nữa là ngọn đèn cầy đã sáng trở lại. Mẹ Linh phải đợi một lúc lâu khi mà bên tai bà không còn có tiếng động gì khác ngoài tiếng dế và ve kêu liên miên bà mới từ từ hé mắt nhìn quanh, hết đầu sập, cầu thàng, ngoài cửa, cửa sổ, tất cả đầu trống trơn không có một ai. Bà nhìn ngọn đèn cầy vẫn cháy sáng, mẹ Linh nghĩ có thể đó chỉ là một giấc mơ, nhưng dù có là mơ, thì bà cũng đã thực sự sợ hãi. Bà kéo hai đữa em của mình đang ngủ say lại gần và ôm chúng nó thật chặt. Mẹ Linh cả đêm hôm đó đã không tài nào ngủ được, có lẽ vì bà không muốn phải mơ lại cái giấc mơ đáng sợ đó, hoặc cũng có thể, mẹ Linh không ngủ vì muốn chứng kiến lại cái sự việc đó một lần nữa.
Sáng hôm sau, những tia nắng chiếu thẳng vào chỗ sập mà ba chị em nằm ngủ. Mẹ Linh uể oải ngồi dậy. Trong đầu bà giờ đây trống rỗng, có lẽ đó là hậu quả sau một đêm mất ngủ. Mẹ Linh tiến khỏi sập, bà đang định sỏ dép thì chợt khi bà đặt chân lên hai đôi dép, bà dụt ngay chân lại. Mẹ Linh co chân run rẩy sợ hãi nhìn xuống thì thấy đôi dép được xếp ngay ngắn, mũi dép hướng vào sập, và hơn thế nữa là nó vẫn còn ướt xũng. Và cũng kể từ cái hôm đó, mà mẹ Linh luôn để dép ngay ngắn, và hướng mũi dép vào trong, bà con luôn căn dặn Linh phải để dép như vậy, nếu không làm vậy, thì sẽ có ngày ma tìm đến mà mượn dép.