Huyền Nhân - Lời Nguyền U Ẩn

Chương 77

Nay bonuss 1 tập nha

TẬP 77.

Gấu hốt hoảng kêu lên:

– người đi đâu vậy?

Gấu đứng lên vội lại nhưng thầy nói:

– hãy cứ ngồi yên ở đó đừng có loạn động, sẽ được sở đắc ngay giây phút này. Mắt lửa của ngươi chẳng phải mắt thường, được Bồ Tát mở ra cho nơi dị giới, vậy nay sẽ cùng được Bồ Tát khai thị cho. Còn đối với thầy, thân tàn lực kiệt, không còn sự mà trụ với đời, còn bài học cuối cùng chưa kịp dạy cho, giá như ngươi biết tìm đến ân sư sớm hơn chỉ một năm về trước, ta đã lấy lại được thần thức cho người rồi, nhưng ngươi hãy tìm được cái Giác trong cái mê, tự khắc sẽ có được điều linh ứng…

Đoạn Gấu thấy thân ảnh người mờ nhạt tan đi hẳn, rồi chợt thấy lấp ló mờ mờ bóng những yêu quái bu quanh lấy thân thầy, nào rồng nào rắn, thầy mỉm cười nhìn Gấu lần cuối, rồi tan biến đi chẳng còn thấy đâu nữa…

Gấu như người sực tỉnh khỏi bến mê, liền quay lại thiền, xem như chuyện vừa chứng kiến chỉ là giấc chiêm bao không có kể chi…

Thoạt tiên có nhiều điều khởi lên, nhưng y lời thầy sư trong mộng dạy mà hành, liền gắng Giác trở lại, Vọng niệm tại hiện lại tiêu tan đi, thế rồi chỉ thoáng chốc, nó lại lên trở lại, lại phải quán vào hơi thở, dựa vào hơi thở mà theo dõi nhất cử nhất động của bản thân, không nghĩ đến nữa, dần dần nó lại tan đi, giống con yêu quái, cứ khi không đề phòng, lại hiện lên mà phá lấy tâm can…

Rồi thêm khoảng một giờ cứ thế dằn vặt tranh đấu mãi, cuối cùng cũng tự nhiên cảm thấy nhẹ hẫng cả đi, người tựa như làn mây mù, chẳng còn biết tay chân đâu nữa, đoạn tò mò khẽ cúi xuống nhìn thử tay chân mình, nhưng chợt thấy không còn cổ mà cúi xuống nữa, bỗng thân tâm cũng mất luôn cái tò mò là phải cúi xuống, phải nhìn tay chân mình, thế rồi không nhìn nữa…

“cái gì không có mà không chết thì không cần…”

“họa hoạn không có nơi chốn cụ thể để sinh ra, nó phát ra khi ta khinh xuất, ta cẩn trọng trở lại, lúc nào cũng canh chừng nó, cứ hễ nó lên, thì tâm ta liền diệt, đó chính là Giác…”

“tâm ta chạy theo tiền, ta liền bị tiền dùng, tâm ta chạy theo danh, ta liền bị danh dùng, tâm ta chạy theo tình, ta liền bị tình dùng, tâm ta chạy theo tính, ta liền bị tính dùng…”

“chỉ cần Giác trở lại, không phải chạy lăng xăng, chợt ngoại duyên quy thuận ta, ta dùng được hết ngoại duyên bọn chúng…”

“tâm ta chạy theo đại nguyện với ma quỷ, ma quỷ liền nương theo lời đại nguyện, thần thức ta phát theo tâm , liền bị ma quỷ dùng, thân ta nuôi ma quỷ, khi thần thức không còn, cái tâm bị xao động, thân liền bị ma quỷ dùng. Nay phát ra Giác tâm bồ đề, cầu xin cho vượt bến mê, tìm về nơi chính Giác, lấy lại được thức thần…, khi Giác lại như thế, có lại được thức thiêng, liền nhớ lại chuyện xưa, liền dùng được ma quỷ bọn chúng…”

Bấy giờ thấy cơ thể như nhẹ bẫng cả đi, chợt có làn giò bên ngoài hiu hiu thổi lại, thanh mát tựa tâm hồn người, rồi như nơi trên ban thờ, bỗng thấy lung linh kì ảo, có làn khói vàng từ tượng bay lên, hiện ra chính là ngài Địa Tạng vương Bồ Tát, bấy giờ đang đứng nơi tượng, liền trỏ tay xuống Gấu mà rằng:

– này Diệu âm, khi tâm Giác trở lại, dứt buông được ma quỷ chứa trong tâm, không bị chúng nó dùng, thì liền thấy được Phật, Bồ Tát thị hiện ra…

Gấu quỳ sụp xuống đất, bấy giờ Bồ Tát lại nói:

– có nhớ khi xưa nơi âm phủ, bổn sư trao cho ngươi mắt lửa? đó là con mắt của du͙© vọиɠ sân si, oai lực của nó lớn vô cùng, như khi thiêu khi đốt, nó mạnh hơn các mắt âm dương nhãn giới, mắt pháp giới thông thường, vì sao bổn sư mở mắt ấy cho ngươi? Vì nó đại diện cho bản ngã của ngươi là giống A-tu-la tham sân hận đánh gϊếŧ, bổn sư mở ra bản ngã cho ngươi vì muốn ngươi tu luyện để dẹp bỏ nó đi, khi nào ngươi phát tâm vô thượng với đại đạo, mắt ấy tự nhiên sẽ biến mất, ví như bổn sư chỉ cho ngươi con đường, cho ngươi thước đo để ngươi đo biết bản thân, thế nhưng từ ngày có hỏa nhãn giới, không những không làm nó mất đi, mà nó về với ngươi, lại ngày càng mạnh lên, vậy tại sao về sau khi quên đi chuyện xưa, mất đi kí ức, ngươi không còn mắt lửa? đó là bởi vì thần thức của ngươi đã chìm vào ma đạo không còn quay trở về nữa, khi nó mất đi, ngươi chỉ như đứa trẻ ngây ngốc, không thù hận ai, trong năm năm trường ngươi điên khùng đi vất vưởng đã tạo biết bao nghiệp lành, ma quỷ đều giúp cho ngươi tăng trưởng phước đức, vì sao người tao nghiệp lành trong năm năm trời đó mà vẫn bị hiểu lầm, bị đánh đập như thế, và vì sao bị như thế nhưng người không một lần oán thán, vẫn hành đạo giúp đời? ấy là bởi vì nghiệp lực của người u ẩn như ngươi phải bị như thế, và ngươi không oán thán ấy là bởi vì cái thần thức sân si trong mắt lửa của người khi ấy đã mất, ngươi chỉ như tờ giấy trắng, dù bị đánh đập nhẫn tâm cũng không hề thối lui, ròng rã mãi cho đến nay, giá như khi ngươi Giác, lấy lại được kí ức, ngươi cũng biết được như thế, thì ngươi thật có cái hạnh từ bi ba- la- mật của hàng Bồ Tát đạo rồi. điều ấy khó khăn vô cùng. Để bỏ được tính sân hận, ví như có người tự cầm dao sắc mà chặt đứt tứ chi, lại dùng dao đó mà khoét hai con mắt, cắt hai lỗ tai và hai lỗ mũi như vậy…a di đà phật.

Bấy giờ Gấu đang chìm trong suy tưởng, chợt ở xa vắng có tiếng chungươi ngân vang, có lẽ là tiếng chungươi báo giờ mà tiểu sư vừa đánh, tiếng chungươi còn Vọng rất lâu, Bồ Tát liền nhân đó hỏi:

– Diệu âm, ngươi nghe thấy gì không?

Gấu đáp:

– dạ, con nghe thấy tiếng chuông

Chuông còn ngân tận mấy giây rồi im hẳn, chìm vào thanh vắng, Bồ Tát lại hỏi:

– ngươi nghe thấy không?

Gấu đáp:

– con không còn nghe thấy.

Rồi tiểu sư ở đâu lại đánh, tiếng chuông thứ hai lại ngân lên, Bồ Tát hỏi ngay:

– giờ ngươi nghe thấy không?

Gấu đáp:

– giờ nghe thấy rồi ạ.

Bồ Tát hỏi Gấu:

– Thế nào là có nghe, thế nào là không nghe?

Gấu không hiểu ý hỏi, bối rối chẳng biết nói sao, liền lặng thinh không đáp.

Bấy giờ Bồ Tát liền gõ nhẹ vào chiếc khánh trong gian điện, rồi hỏi Gấu:

– Nay tai có nghe có tiếng không?

Gấu đáp:

– Dạ có tiếng

Lát sau tiếng hết, Bồ Tát lại hỏi:

– Nay tai có nghe có tiếng không?

Gấu thưa:

– Dạ không có tiếng.

Lát sau Bồ Tát lại đánh vào chiếc khánh, lại hỏi:

– Nay tai có nghe có tiếng không?

Gấu đáp:

– Dạ có tiếng

Bồ Tát hỏi:

– ngươi cho thế nào là có tiếng, thế nào là không tiếng?

Gấu đáp:

– Tiếng chuông được đánh lên, gọi là có tiếng. Đánh lâu tiếng hết, âm vang không còn, gọi là không tiếng.

Bồ Tát chợt đổi giọng bực hỏi:

– sao ngươi nói lộn xộn như vậy?

Gấu sợ quá lại quỳ xuống, bấy giờ Bồ Tát nói:

– ta hỏi ngươi có nghe không, ngươi đáp, “Có nghe”, ta hỏi ngươi có tiếng không, ngươi đáp “ có tiếng”, giữa tiếng và nghe ngươi không phân biệt được, chẳng phải là lộn xộn hay sao? khi tiếng hết không còn âm vang, ngươi cho là không nghe. Nếu thực không nghe, thì tính nghe đã mất, giống như cây khô, lúc sau tiếng lại được đánh lên, sao ngươi lại nghe được nữa?

Gấu hiểu ra ý Bồ Tát, liền quỳ mà đảnh lễ, bấy giờ Bồ Tát lại giảng rằng:

– Biết có biết không, chính là thanh trần hoặc có hoặc không. Chứ tính nghe kia đâu có vì ngươi mà thành có thành không? Nếu nói tính nghe thật là không, thì ai biết là không nghe? Thế nên tiếng trong cái nghe, tự có sinh diệt, chẳng phải vì ngươi nghe có tiếng và không có tiếng. Khiến ngươi nghĩ rằng tính nghe của ngươi là có, là không. Ngươi còn điên đảo, lầm cho tiếng là tính nghe. Đâu có lạ gì khi cho thường là đoạn. Tóm lại, không nên nói rằng rời các tướng động tĩnh, bế tắc, khai thông thì cái nghe không có tính, ngươi cũng nên hiểu rằng căn ngươi cũng như thế, không vì ngoại duyên cái trần tự nhiên mà nó mất đi, dù bên ngoài xoay chuyển thế nào, thì cái tính ngươi , thức ngươi ra sao nó vẫn thế, từ cái nghe nhìn của ngươi, cho tới cái ý thức giới của ngươi, cho đến a lại da thức của ngươi, đều không vì cái trần bên ngoài mà nó tự sinh tự diệt, hoặc tự mất đi đâu mà phải tìm về, nó vẫn bàng bạc nơi đó, chỉ cần ngươi tịnh trở lại, lập tức sẽ nhìn thấy ngay.

Thật là,

Nơi chính điện, gặp lại minh sư

Cứu chúng sinh, diệu môn bồ tát.

Nói vừa dứt câu, Gấu thấy trong lòng như tuôn chảy ý niệm tiềm tàng, thân thân tâm thanh tịnh rổn rang…

Bồ Tát liền vẫy tay:

– lại đây, ta một lần nữa mở mắt pháp cho ngươi, khéo mà dụng tụ cho tốt, đừng để nó biến thành mắt lửa, hủy báng chánh pháp của ta nhé.

Gấu lồm cồm bò lại sát tới chân người, Bồ Tát liền đưa tay gõ vào đầu hai cái, đoạn vuốt tay qua mắt.

Chợt nhiên Gấu hốt hoảng vô cùng, chợt nhiên các niệm cũ ùa về đùn đùn…

Phải…chính là nó…

Nó vẫn đang bàng bạc không tan, hiển hiện ở khắp mọi nơi, trí tuệ bát nhã vẫn luôn ẩn chứa sâu thẳm bên trong không lúc nào mất đi, chỉ vì con người u mê mà nó chìm lắng xuống…

Rồi niệm cũ ùa về như thác lũ, bỗng thấy tâm thần mê mờ, kí ức như ngọn triều buông, chảy xuyên suốt qua từng tầng da thớ thịt…

…mẹ ơi..thầy Đại Trí…thầy Huyền ân…Phương ơi…

Gấu ngã vật ra đất…



Khi tỉnh dậy thì thấy chư tăng sư đang bu cả chung quanh, mặt người nào người ấy đầy vẻ hoang mang lo lắng, nhìn lại thì thấy đang ở phòng nghỉ, hóa ra khi ngã xuống, liền đã được chư tăng phát hiện và dìu đưa về đây, đã ngất cả đêm sáng giờ mới tỉnh.

Gấu bật dậy ngay nhìn quanh quất, thấy sư Minh Hải Gấu hỏi ngay:

– Đại tuê đâu rồi? Đã về đây hay chưa? Thầy Đại Trí ta đêm qua còn hay đã mất?

Các sư thấy thế đều ngạc nhiên vô cùng, trông người đó thần trí sáng lạ khác thường, ánh mắt nghiêm nghị, giọng nói khẩn trương…

Đoạn Minh Hải trả lời:

– thầy Đại Tuệ tôi đi vẫn chưa về, đêm qua thầy trụ trì chùa thanh trúc là thầy Nhất Quang đánh điện báo tin, bác tôi Đại Trí đã tịch khoảng vào tám giờ rưỡi tối rồi, chắc giờ có lẽ đang cử hành tang lễ.

Gấu nghe xong chợt òa lên khóc nức nở, các sư dỗ mãi không nín được, đau đớn khôn nguôi, khóc tới máu mắt trào ra, liền ngất lịm cả đi.

Thật là,

Thuyền chánh pháp chở kinh bát nhã

Ngọn đèn tuệ soi sáng u mê

Nay thuyền chìm, đèn kia vụt tắt

Người thiên cổ, một cõi đi về…

———————-