Huyền Nhân - Lời Nguyền U Ẩn

Chương 76

Tập 76.

Lại nói Gấu cứ tọa thiền ròng rã thế ngày qua ngày nọ, trừ lúc tắm rửa, ăn uống, đi vệ sinh, ngủ nghi, còn lại đều thiền, ngày phải đến mười tám tiếng, các sư trong chùa thấy thế đều kinh hãi vô cùng, cho là bậc kì nhân, có người hỏi Gấu thấy thế nào, có mệt hay không, Gấu trả lời rằng đều là điều than quen lắm, không thấy mệt mỏi gì, thiền cũng như nghỉ ngơi vậy thôi…

Tròn bảy ngày qua đi từ khi bắt đầu pháp môn Bát- Quan- Trai giới, tức là ông thái đã rời khỏi được hai ngày, thì liền có điềm lạ xảy ra.

Đêm ấy trăng thanh gió mát, cũng đã khoảng gần chín giờ tối, Gấu lúc ấy đang ngồi trong phòng gian điện thờ ngại địa tạng vương Bồ Tát, bấy giờ chợt như có cơn gió nhẹ thoảng qua, mang theo hương thơm dịu nhẹ…

Chợt Gấu thấy có mập mờ thấp thoáng một bóng hình, là một nhà sư, đầu cạo trọc lóc, khuôn mặt nhỏ dài, nụ cười hiền từ ấm áp, dáng người cao gầy, mang áo thầy chùa, liền đứng chỉ cỡ cách xa hai mét, ngay dưới chân tượng ngài Bồ Tát Địa Tạng, sư ấy nhìn Gấu mỉm cười:

– Diệu âm con, có nhớ ta không?

Gấu ngơ ngác nhìn người ấy mãi chẳng thôi, ngỡ như thân quen vô cùng mà không tài nào nhớ ra là ai cả…

Sư liền nói:

– thầy thương con nhiều lắm, nhưng chẳng có thể nào còn gặp lại được nhau, chút tàn lực cuối cùng, xin nguyện dâng lên bổn hương thờ tự, mà cứu con thoát khỏi bến mê, giờ đây ta:

sinh mạng như ngọn đèn trước gió

chuyện nhân sinh nào có kể chi

người âm đau yếu li bì

lúc mê lúc tỉnh lúc thì thở than

nay mạng tận cả đời công quả

hóa độ duyên chẳng bỏ một ai

riêng con có nghiệp lâu dài

thầy đành nuốt lệ an bài cho con.

Đoạn sư mỉm cười nhân từ, tay lau đi nước mắt nói:

– đời thầy hành pháp đã nhiều, nhưng người trong thiên hạ ta chưa phụ một ai, chỉ riêng có con, ân hận nhất của ta chính là con, đau thương nhất cũng lại là con, ngày ấy ta giữ lấy con đừng để cho đi, thì đâu có đến mức thân tàn ma dại như hôm nay, nay mạng ta sắp tận, cũng nguyện đem hết công đức cuối cùng mà dạy cho bài học đạo cuối cùng, để con thoát khỏi bến mê, quay về bổn lành đại nguyện…

Gấu chợt thấy như thân quen vô bờ , trong lòng thảng thốt kêu lên;

– thầy là ai? Thầy là ai?

sư liền cười đáp:

– vậy hãy nghe ta nói câu chuyện kể…



thuở xưa mười hai năm về trước, đất Nam Thuận có người con trai họ Hồ sĩ, tên Hạ, thuở nhỏ đã thông minh chăm chỉ hơn người thường, gan dạ bản lĩnh không sợ ai, thấy việc bất bình liền ra tay mà cứu. Hạ có một người bạn rất thân chơi từ thuở nhỏ tên Phương, hai người cùng lớn lên, cùng học cùng chơi, tình thân như anh em ruột thịt, dù làm gì cũng chẳng xa rời, thế rồi một ngày kia, Phương lên chùa thắp hương, liền bị một vong ma nhập vào, Phương liền đem chuyện ấy về kể cho bạn nghe, Hạ tính tình xông xáo, liền cùng với Phương tìm cách trừ vong.

Bấy giờ ở đất Nam Thuận có một chùa chuyên về bắt ma, trừ vong rất giỏi nức tiếng cả miền nam, tên gọi chùa Thanh Trúc, lại tình cơ cách nhà hai người không xa, vậy là hai người bạn cùng rủ nhau lên chùa ấy nhờ thầy trừ vong ra, trong quá trình cả hai người tới chùa chữa bệnh cho Phương, thì chợt sư trụ trì của chùa, chính là sư Đại Trí, đã nhận biết được cả hai người, trùng hợp làm sao đều mang trong mình đại thượng căn u ẩn, do đó yêu mến vô cùng, liền nhận cả hai làm học trò, Hạ lớn hơn ba tháng tuổi, nên thầy đặt cho pháp danh Diệu âm, là sư huynh, còn Phương đặt cho pháp danh Diệu Thiện, là sư đệ.

Thế nhưng yêu ma Phương mang trong mình chẳng phải vong thường, nó có đại thượng căn Bồ Tát, từng tu theo Bồ Tát giới, lấy hiệu là Kinh Tâm, là kẻ đắc đạo, lại có nhiều pháp khí mạnh mang theo, biết tư duy suy nghĩ như người, oai lực rất lớn nên thầy trò mãi không có cách gì trừ được. vong ma cũng biết được cả hai đều có thượng căn nên lúc nào cũng cố ra sức mà Hạ. bấy giờ hại Hạ không được, Kinh Tâm liền ám lên mẹ Hạ, làm bà mất đi, từ đó Hạ nuôi trong lòng thù hận, thề quyết chí bắt cho được nó, thời gian đó cả hai cùng lên chùa sống và học đạo với sư Đại Trí, thế rồi một ngày kia, trong nội bộ có điểm bất hòa, Hạ bị đại đệ tử của Đại Trí là sư hiệu Nhất Nguyên ganh ghét đố kị, lập mưu làm Hạ tới mức phải bỏ chùa mà đi, tủi nhục không kể xiết, liền từ bỏ chùa thanh trúc, cởi mũ vứt kinh, đi lêи đỉиɦ núi Vu sơn ở tận Tây An mà tầm sư học đạo, bái một vị đạo sĩ ở núi ấy hiệu là Huyền ân làm thầy, được thầy ấy đặt cho hiệu là Huyền Vi, rồi đem đạo thuật dạy cho, do có thượng căn u ẩn nên chỉ hai năm ròng trôi qua công đạo đã thành, Hạ mới quay lại chùa giúp bạn, bấy giờ vong vẫn chưa trừ xong, mà nó còn Hạ gia đình Phương chết đi rất nhiều người, Hạ thầm căm phẫn cho bạn, lại nhớ lại thù mình, bèn lập mưu cùng với Huyền ân mà bắt lấy nó.

Nhưng trong trận chiến với Kinh Tâm, Huyền ân lại cũng bị nó gϊếŧ Hạ, trước lúc qua đời liền giao lại ấn tổ núi vu cho Hạ, phong hiệu làm cửu tổ Huyền Vi. Vậy là từ đó, Huyền Vi vẫn không quên mối thù xưa, thù gϊếŧ mẹ nay lại chồng thêm thù gϊếŧ thầy, quỷ thần binh lính của vu sơn cũng bị Kinh Tâm thả thần ra mà gϊếŧ cho gần hết, bấy giờ oán khí sâu dày chồng chất, khi đứng trên đỉnh núi vu liền trước mộ thầy mà phát ra đại nguyện sâu rộng khắp tám cõi, nếu không bắt được Kinh Tâm, thề đứng trên đỉnh núi mà nhảy xuống vực sâu hun hút…

Lúc này Hạ lại tìm gặp sư Đại Trí mà bàn cách tiếp tục tróc Kinh Tâm, trong trận chiến cuối cùng với Kinh Tâm, tới lúc tưởng chừng như đã bắt được nó tới nơi, Phương lại mở lòng từ bi mà tha cho nó, vậy là Hạ cũng không bắt được…

Bấy giờ Hạ mới trở về núi, nhớ lại lời đại nguyện ngày xưa, liền ôm mối thù sâu, nhảy xuống vực mà chết, tuy chẳng tìm thấy xác, nhưng từ đó cũng không còn nghe thấy tiếng nữa, chẳng biết còn chết hay đã sống.



Xong câu chuyện kể, vị sư già liền nói:

– Đại Trí, trụ trì chùa thanh trúc chính là ta, còn hồ sĩ Hạ, cũng chính là tiên sinh Diệu âm, cũng chính là cửu tổ vu sơn Huyền Vi, chính là con đó.

Gấu nghe xong thì bùi ngùi cảm thán trong lòng đến vô cùng, liền quỳ xuống mà nói:

– kính bạch ân sư, thực lòng con không giờ đây tàn phế bộ não, không thể nhớ được chuyện xưa nữa, con chỉ biết với người con thấy thân thương tới vô cùng, vì sao ân sư lại nói ân hận đau thương lớn nhất của đời người là con?

Sư thầy nói;

– bởi lẽ ta đã u mê mù quáng, giá như ngày đó không tin theo lời gièm pha, không để con rời khỏi chùa ta mà đi học đạo nuôi âm binh, thì con nào có phát nguyện với ma quỷ, đã phát ra lời thề với ma quỷ thì chúng đi theo cả đời, con tàn phế là chuyện thường thấy, như thế giống người dưới đáy vực sâu, mãi mãi chẳng thể trở lên, rồi cứ vậy oán hận ngày càng nhiều, làm sao còn có thể quay về với đạo chánh đẳng chánh giác của ta nữa?

Gấu nghe thế cúi đầu chẳng biết nói gì.

Rồi sư lại nói:

– ân sư còn muốn truyền dạy cho con nhiều điều, muốn tâm sự với con nhiều lắm xem thời gian qua con sống ra sao, ăn ở thế nào, nhưng thời gian cũng đã sắp hết, nay thầy sắp mất rồi, chỉ còn chút hơi tàn cuối cùng, sẽ dạy cho con điều cuối,

nay ta nói cho con cách tìm về bản ngã chân thật tướng, hãy chú ý mà lắng nghe ta, nếu căn cơ phật gia vẫn còn, vẫn có thể tìm về bến giác…

nói đoạn sư liền ngồi tọa thiền ngay dưới chân tượng Bồ Tát địa tạng, đối mặt với Gấu mà nói:

– trong đầu mỗi người luôn có những tư tưởng triền miên không dứt, người lo cơm ăn cái mặc ngày mai, người ăn năn day dứt về những sai lầm của bản thân, người nào đủ ăn mặc thì lo làm sao cho mai giàu có, rồi thì suy nghĩ xem nay cư xử thế có phải hay không? mai mặc đồ gì, đi đâu thì hợp…những suy nghĩ như thế gọi là Vọng, chúng ở thể động, tức là cứ suy nghĩ này xong , lại trôi qua suy nghĩ khác triền miên không dứt, vì vậy đức phật chế ra pháp môn thiền , giúp cho con người khống chế lại được Vọng ấy, giúp tìm về bản tính chân thật không dối, cái tâm vô lo, người đời tìm thiền nơi cửa phật núi cao mà không hay biết rằng cái thiền bàng bạc ở khắp mọi nơi, bất cứ khi nào Vọng động nổi lên, chỉ cần Giác trở lại, nhìn về chính bản thân mình, lại trừ yếu tố bên ngoài để làm chủ ngoại duyên, việc Giác trở lại ở bất kì thời điểm nào như thế, ấy chính gọi là thiền.

– thế nhưng nếu Vọng niệm có, khi ta trừ đi rồi, nó phải hết, tại sao ta trừ đi rồi, lúc khác nó lại có lại? đó là bởi vì Vọng niệm vốn tướng không có thật, nhưng chỉ cần tâm ta theo nó, thì lại liền thành có. Vọng niệm vốn không có chỗ sinh ra, bởi vì nếu có chỗ sinh ra, thì nó cứ sinh ra mãi, không ai có thể thành phật, vậy nó chỉ là cái huyễn hóa không có thật mà thôi. Khi ta tỉnh táo, thì ta Giác, Vọng niệm tạm tan đi, nhưng khi ta quên, gọi là bất Giác, Vọng niệm lại có trở lại, chứ không phải có chỗ cố định sinh ra nó, vậy khi ta bất Giác, thì cái thức ta nó dẫn Vọng đến với ta. Vậy, Vọng không có, thì làm sao mà trừ? Ta phải trừ đi cái dẫn Vọng, chính là trừ đi cái thức, vì thức không sinh ra Vọng nhưng nó nuôi dưỡng cho Vọng, nhưng loài người có tám thức, khi ta định làm gì, ngay cái định làm của ta, chính là cái thức của ta, ta không thể diệt nó, không thể can thiệp đươc nó, ta chỉ có cách, nâng cao cái đối nghịch của nó lên, vậy cái đối nghịch của thức là gì? Đó chính là Giác, đến khi công phu u ẩn đủ lớn, cái Giác đột ngột tăng mạnh, thì cái thức sẽ chết bặt, ngay đó Vọng niệm không còn nguồn nuôi, liền tan đi lúc nào chẳng hay, ví như khi ta đổ hết dầu trong đèn đi, thì ngọn lửa Vọng liền tắt, từ đó mà đạt được sự Giác ngộ đạo ta, khi ấy thân tâm ta đều tự tịnh, tự định, cảnh giới đó gọ là “ Diệu dụng của Trí”. Nay đồng môn của ngươi là Diệu Thiện, đã đạt tới cảnh giới diệu dụng của trí rồi…

Thầy vừa dứt tiếng nói, liền nhắm mắt an định, chợt thân ảnh người mờ dần đi…

———————-