Hoa Yêu

Chương 11: Mưu cao, kế hiểm

Tối đó sinh nhật em, em đã xin quà sinh nhật là được về nhà nội ở một tuần. Mọi người nghe em nói vậy mà ngạc nhiên lắm. Dì Lệ quyết không đồng ý: con nói gì vậy Thảo Nguyên? Sao tự nhiên con lại đòi về bên nhà nội? Con có biết ngày xưa...

Bà ngoại vội xen vào: sinh nhật, sinh nhật mà! Chuyện đó chúng ta nói sau đi. Hôm nay là sinh nhật.

Dì Lệ giận lắm. Dì bỏ luôn cái đĩa trái cây đang gọt dở mà đáp: "Tò vò mà nuôi con nhện.

Đến khi nó lớn nó quện nhau đi"

Bà Nội nghe dì nói vậy giận lắm nhưng mà vẫn tươi cười: giờ con Thảo Nguyên cũng không còn nhỏ nữa. Con bé tự biết tốt xấu là thế nào. Chuyện ngày xưa là tôi sai. Tôi hối hận nhiều lắm! Tôi cũng mong được chăm sóc con bé thật tốt để an ủi vong hồn bố mẹ con bé trên trời.

Bà nhắc tới bố mẹ tự dưng lại xúc động rơi nước mắt. Bà ngoại thấy vậy đổi chủ đề: hôm nay là ngày vui của Thảo Nguyên, mọi người vui lên. Vui lên nào!

Tàn tiệc sinh nhật bà nội nán lại ôm ấp em vào lòng mà khóc lóc. Dường như bà đau lòng và thương em nhiều lắm. Em thấy bà khóc cũng khóc theo. Bà ngoại thấy vậy lại mủi lòng: bà yên tâm đi, con bé trước sau cũng là cháu nội bà, dù ở nhà tôi đi chăng nữa thì con bé vẫn chảy trong mình dòng máu bên ấy. Bà thương cháu, chúng tôi cũng không thể kém hơn. Tôi đã để con bé về gia đình bà chơi hàng tuần rồi, tôi nghĩ chúng ta không nên nhắc lại chuyện này nữa.

Bà nội lau nước mắt: tôi ân hận quá bà ạ! Tôi ước gì mọi chuyện chỉ là giấc mơ thôi. Bà cho tôi chuộc lỗi lầm đi bà. Tôi chỉ ao ước có thời gian bù đắp cho con bé nhiều hơn thôi. Bà có thể nào cho con bé về ở với tôi vài ngày thôi cũng được.

Bà ngoại khuyên bà nội trở về, bà sẽ suy nghĩ về việc cho phép em được về bên nội nhiều hơn.

Dì Lệ khó chịu ra mặt: đúng là nước mắt cá sấu.

Bà ngoại đáp: suốt một năm qua gia đình họ cũng thành tâm hối lỗi, không phải là con không thấy. Chúng ta cũng không nên khó khăn quá chuyện này con ạ. Dù gì con Thảo Nguyên cũng là cháu nhà họ. Chúng ta kể cả có cấm đoán đi chăng nữa thì khi con bé lớn lên nó cũng tự tìm về cội nguồn mà thôi.

- con không cấm đoán, bởi vì thế tự gieo vào con bé tình cảm xấu. Yêu hay ghét thì bản thân con bé lớn lên tự cảm nhận. Con chỉ là đề phòng chuyện không hay thôi. Bản tính con người khó đổi lắm mẹ ạ. Nếu mà họ thay đổi thật sự thì con mừng cho Thảo Nguyên, còn không thì...lòng người khó đoán. Lòng sông còn đo được chứ ai đo lòng người hả mẹ. Con vẫn là không tin tưởng họ tốt đến dường ấy.

Dì nói dài và nói nhiều. Em thì lại tự nhiên thấy dì ích kỉ. Dì không muốn cho em về nhà nội.

Bà nội em dạo gần đây ốm yếu và gầy đi trông thấy. Bà thường xuyên ghé thăm nhà em chơi với em. Mỗi lần trở về bà cứ ôm lấy em mà khóc. Em thấy vậy cũng buồn nhiều lắm.

Tết năm ấy, bà nội lại xin phép cho em về nhà nội ở đón giao thừa. Bà ngoại mủi lòng mới đồng ý qua mồng 3 tết sẽ cho phép em về nhà nội ở chơi 3 ngày liền, mồng 6 trở lại đi học. Bà nội và em đều mừng. Em sung sướиɠ ôm lấy bà ngoại cám ơn rối rít.

Tết năm ấy bà nội mua cho em hai bộ quần áo mới mặc tết. Vợ chồng chú Hoàn còn đón em đi chơi chợ 30 tết mua hoa. Chú hẹn sáng mồng 3 sẽ sang đón em về nhà nội ăn tết thật sớm.

Em háo hức đếm từng ngày cho tới mồng 3. Quả nhiên chú Hoàn sang đón em từ sáng sớm. Chú chở thẳng em về nhà nội. Nhà nội hôm nay đông người lắm. Bà nội nói nhà hoá vàng nên đông khách khứa. Bà dẫn em vào tươi cười giới thiệu em là cháu nội của bà. Bà còn luôn miệng khen em xinh gái, có đôi mắt và cái mũi giống y chang bố Khải. Mọi người rút lì xì mừng tuổi cho em. Trẻ con thấy lì xì đứa nào chả sáng mắt lên nhận lấy. Em còn được nhận tới hơn 10 cái bao lì xì. Cảm giác ở nhà nội thật thích!

Tối đó mọi người về hết bà nội mới tặng lì xì mừng tuổi cho em. Bà còn tặng em một sợi dây vòng tay chỉ đỏ hạt vàng rất đẹp. Em thích chí nhận lấy đeo luôn vào tay. Bà nội ôm lấy em rất lâu. Hôm hay bà không khóc như mọi ngày. Bà bảo: bà mừng lắm con ạ! Cuối cùng bà ngoại đã chịu cho con về nhà. Giá như họ cho con về ở hẳn với bà thì tốt quá. Tuy nhiên được như này là bà cũng vui lắm rồi.

Em cũng ôm chặt lấy bà nội: cháu cũng vui lắm. Cháu sẽ xin bà ngoại cho cháu về chơi với bà nhiều hơn. Mai sau cháu lớn lên như dì Lệ cháu đi làm kiếm thật nhiều tiền mua một cái nhà thật to cho cả bà ngoại và bà nội ở cùng cháu luôn. Cháu sẽ không cần chạy qua bÀ ngoại và bà nội như giờ nữa.

Bà xoa đầu em: giỏi lắm! Vậy cố gắng ăn nhiều vào cho mau lớn để còn đi làm kiếm tiền nha con!

Đêm đầu tiên ngủ nhà bà nội em lại không tài nào ngủ yên giấc. Có lẽ do em lạ nhà nên khó ngủ. Em bảo bà: cháu không ngủ được mặc dù rất buồn ngủ bà ạ!

Chú Hoàn đáp: có lẽ do không quen, chỉ cần cháu thường xuyên ngủ lại với bà nội thì sẽ quen thôi.

Quả nhiên sang đêm thứ 2 em mới an giấc. Em ngủ lì bì tới muộn ngày hôm sau mới thức dậy. Bà nội thấy em ngủ ngon cũng không gọi em dậy mà cứ để cho em ngủ cho đã giấc vì ngày tết em không cần phải đi học.

Lúc tỉnh dậy em không thấy bà nội đâu cả. Hai vợ chồng chú Hoàn ở nhà xem hài tết. Em hỏi chú Hoàn: bà nội đâu rồi hả chú?

Chú đáp: bà nội lên chùa từ sớm rồi. Trưa này bà mới về. Cháu ở đây chơi với chú thím, lát bà về. Tối nay là cháu phải về bà ngoại nữa rồi. Không biết tới khi nào cháu mới được về bên này?

Em đáp: cháu xin bà ngoại cho cháu về bà nội nhiều hơn là được chú ạ! Bà ngoại thương cháu lắm. Nhất định là bà sẽ cho. Chỉ là dì Lệ không thích thôi.

Thím hỏi: sao dì Lệ lại không muốn cho con về bên nội ở? Dì ghét nhà nội lắm đúng không?

Em lắc đầu: cháu không biết. Dì sợ cháu về bên này sẽ không yêu dì nữa ấy. Dì bị nghiện cháu ấy thím ạ!

Thím bật cười: cháu đáng yêu thế này ai mà không yêu cho được.

Ăn tối xong chú Hoàn chở em về nhà ngoại. Dì Lệ đứng ở cửa ngóng thấy tiếng xe chú Hoàn vội vã trách móc: sao anh cho con bé về muộn thế? Ngày mai con bé phải đi học nữa. Anh phải để con bé ôn bài trước khi đi học chứ?

Chú Hoàn xin lỗi dì Lệ và bà ngoại rồi ra về. Chú vẫy tay chào em rồi dặn dò: con ở nhà ngoại ngoan, chú sẽ đến con về chơi với nội. Em vẫy cánh tay chào chú rồi hẹn chủ nhật chú sáng đón em về bà nội. Dì nhìn thấy chiếc vòng tay của em thì nhíu mày: sao con bé thế mà lại đeo vòng vàng? Ai mua cho con chiếc vòng này?

Em ôm lấy cổ tay của mình mà đáp: quà bà nội tặng cho con đấy. Bà bảo con lớn rồi, đeo vòng vàng được rồi.

Dì Lệ đáp: con tháo ra cho dì, đợi con lớn hẳn rồi đeo. Giờ con bé quá đeo vòng này bị mất thì sao?

Em dứt khoát không chịu. Bà ngoại khuyên dì kệ em, quà của bà nội cứ để em đeo, mất em tự chịu. Dì đáp: mẹ cứ chiều con bé, con bé càng ngày càng khó bảo hơn rồi. Con e sau này cứ thế nó sẽ không còn nghe lời chúng ta nữa.

Bà cười: ngày bé con còn cứng đầu hơn cả cháu. Giờ con vẫn ngoan ngoãn nghe lời mẹ đó thôi. Con đừng ác cảm quá với nhà nội con bé. Cái gì qua rồi thì cho nó qua đi con ạ.

Từ tuần đó trở đi mỗi tháng em được sang nhà nội chơi 4 lần, mỗi lần từ chiều thứ 7 đến chiều tối chủ nhật mới phải về nhà. Bà nội thấy em tới làm cho em bao nhiêu là món ngon. Em càng ngày càng quý bà nhiều hơn.

Một buổi chiều em tha thẩn chơi với các bạn ở ngõ thì một người phụ nữ đến hỏi đường. Em chỉ giúp cho cô ấy nhưng dường như cô ấy không hiểu nên nhờ em dẫn đi. Cô còn trả em tiền nếu em giúp cô tìm đường nhà bà Phông. Em lưỡng lự không đi vì dì Lệ dặn dò em không được đi theo người lạ. Anh hàng xóm thấy vậy bèn lên tiếng: vậy cháu dẫn cô đi, cô cho cháu tiền ăn kẹo chứ?

Người phụ nữ ấy vui vẻ đáp: được, nếu hai cháu dẫn đi thì cô cho hai cháu mười nghìn đồng ăn kẹo.

Anh hàng xóm huých nhẹ tay em: đi đi Nguyên, hai anh em mình dẫn cô ấy sang nhà bà Phông lấy tiền mua kẹo que.

Em thấy anh hàng xóm cũng đi liền vui vẻ đồng ý. Anh ấy lấy xe đạp chở em đi trước chỉ đường cho người phụ nữ. Đáng tiếc đến ngõ nhà bà Phông người phụ nữ ấy đưa tiền cho hai anh em thì chúng em lại ngất lịm đi không biết gì.

Lúc em tỉnh dậy đã thấy bà nội và bà ngoại cãi nhau ầm ĩ trong nhà. Bà nội hung hăng mắng mỏ: bà xem đi, nếu hôm nay con bé không may mắn gặp được người tốt bụng thì có phải người ta bắt cóc mất rồi hay sao?

Bà Ngoại đáp: lỗi này do tôi hay sao mà bà làm ầm ĩ lên như thế? Tôi còn lo hơn cả bà

- Không nói nhiều nữa, cháu tôi, tôi đón về. Bà đồng ý hay không tôi cũng không quan tâm. Con bé bé thế kia mà để chơi ngoài ngõ cho cái bọn bắt cóc nó để ý. Nó mà có mệnh hệ gì tôi không để yên cho bà đâu.

Bà ngoại đáp: cháu gì của bà? Thế ai nuôi nó 9- 10 năm trời nay mà bà nói thế? Bà nên nhớ lại chục năm qua bà đã ở đâu đi rồi hãy nói.

Em ngơ ngác hỏi: bà ơi, có chuyện gì vậy? Sao cháu lại ở nhà rồi? Lúc nãy cháu ở nhà bà Phông mà nhỉ? Anh Kiên đâu rồi ạ?

Hai bà quay lại nhìn em hỏi han em có đau hay hoa mắt hay không? Em nghe mọi người kể lại mới biết hoá ra suýt nữa em bị bắt cóc. Cái người phụ nữ kia đã bỏ thuốc mê vào em và anh Kiên. Lúc họ chở bọn em đi may mắn gặp được người quen là phụ huynh lớp dì Lệ nhận ra. Họ hô hoán mọi người bắt chiếc xe máy đó lại. Bọn bắt cóc thấy vậy vội thả em xuống đường rồi chạy thoát thân. Em vì vậy mới được đưa về nhà.

Em biết chuyện mà sợ xanh cả mặt lại. Dì Lệ mắng em không chịu nghe lời dì dặn. Em thấy mình có lỗi lắm bởi dì và bà ngoại đã dặn đi dặn lại em không được phép đi khỏi ngõ, không được ăn đồ của người lạ, không đươc theo người lạ. Vậy mà em bỏ ngoài tai tất cả lời mọi người vì 10 nghìn ăn kẹo. Em sực nhớ tới anh Kiên vội vàng hỏi: thế anh Kiên đâu rồi ạ? Mọi người có cứu được anh Kiên không?

Dì Lệ đáp: anh Kiên về nhà rồi. Mọi người cứu được cả hai về. May cho con gặp được người quen chứ không giờ người ta bán con đi Trung Quốc luôn rồi.

Em đáp lí nhí: con đã không đi rồi nhưng anh Kiên cứ rủ con đi. Tại con thấy có cả anh Kiên lớn rồi nên mới đi cùng anh ấy.

Dì Lệ đáp: lần này cho các con chừa. Sau này dì xem con dám cãi lời dì nữa hay không?

Ba tháng sau đó, một hôm đang ngồi học em thấy người mệt mỏi. Cô giáo đứng trên bục giảng nhưng mắt em lại nhìn không rõ. Hai mắt em nhoà đi. Em cố căng mắt ra nhìn thì lại càng mờ. Dần dần em gục xuống bàn. Bạn học vội thưa cô. Cô giáo hốt hoảng báo cho dì Lệ đưa em đi cấp cứu.

Bà nội và bà ngoại thấy vậy vội vã vào viện. Em vẫn nằm trong phòng cấp cứu theo dõi. Bà nội và bà ngoại vẫn giận nhau từ vụ em bị bắt cóc hụt mà không thèm hỏi han nhau. Nhân đà em phải nhập viện bà nội nằng nặc đòi đón em về nhà nội. Bà ngoại giận tím cả mặt nhất quyết không chịu. Bà nội đáp: con bé 10 năm ở với bà nhưng mất 4 năm ở trên miếu. 6 năm còn lại bà để con bé gặp tai nạn tới mấy lần liền. Bà còn sống chết giữ con bé bên cạnh làm gì? Hay là bà muốn con bé gặp chuyện chẳng lành bà mới chịu?

Cô ý tá đi ngang qua thấy hai bà cãi nhau ầm ĩ mà lên tiếng: đề nghị người nhà bệnh nhân giữ trật tự. Đây là khu vực cấp cứu. Bệnh nhân sống chết còn chưa rõ, mấy người làm ồn vậy thì làm sao chúng tôi an tâm cứu chữa cho bệnh nhân?

Dì Lệ lắp bắp: bác sỹ...sao...cháu tôi sao rồi? Không phải con bé chỉ ngất đi thôi sao? Sao lại sống chết không rõ?