Hoa Yêu

Chương 8: Trả đá cho em

Em nhớ tới khuôn mặt của bà béo trên miếu cách đó một năm. Tự nhiên người em bắt đầu run lên. Em kéo tay dì Lệ. Dì Lệ nhắc em lên xe nhanh còn về. Em phân vân rồi nói khẽ: em bé kia bị giống cái bà béo hôm con thấy ở miếu. Nhìn rất sợ dì ạ!

Bà ngoại hỏi nhỏ: con lại thấy cái gì rồi?

Em đáp: mặt em bé ấy chuyển thành màu đen mà lúc trước mặt bà béo cũng màu đen là bà ấy sắp chết.

Mặt bà ngoại tái đi khi nghe câu nói của em. Bà biết rằng em nhìn thấy là thật, chuyện sắp xảy ra cũng là thật. Tuy nhiên bà chần chừ hồi lâu rồi quay lại nhà cô ấy. Bà bảo: sao thằng bé khóc quá! Sắc mặt thằng bé không tốt lắm. Cô nên đưa thằng bé đi bệnh viện cho bác sỹ kiểm tra.

Cô ấy không nói gì chỉ ôm lấy thằng bé rung rung dỗ dành cho nó nín. Bà em thấy vậy bèn nói: tôi biết nói ra cô sẽ khó tin nhưng vì thằng bé, cô hãy tin tôi một lần để không hối tiếc.

Cô ấy nghe tới đây khó chịu ra mặt cáu giận: bà ăn nói linh tinh cái gì đấy? Ở đây hết chuyện các người quan tâm rồi. Các người về đi, việc kia tôi sẽ chuyển lời.

Đứa bé bỗng im bặt, ánh mắt nó lạ lắm. Dường như nó cũng đang phản ứng lại lời nói của bà ngoại. Em thấy vậy liền đáp: vì em ấy là em của Uyển nên cháu cho cô biết. Cháu đang thấy mặt em ấy chuyển sang màu xanh rồi sang màu đen. Đó là điều không tốt.

Cô ấy quát: mày đừng nói bậy bạ trù ẻo con tao, ở đâu ra cái thói ba tuổi ranh ăn nói bậy bạ rồi. Bố mẹ mày không dạy mày sao?

Dì Lệ nghe vậy giận lắm bèn kéo em với bà ngoại: chúng ta về, lòng tốt đặt sai chỗ rồi. Chúng ta đã nhắc nhở, nếu cô ta không nghe thì lỗi là của cô ta chứ không liên quan tới chúng ta nữa.

Vừa lúc mẹ của cô ấy về nhà, bà nghe thấy dì Lệ nói vậy dù không hiểu đã xảy ra chuyện gì nhưng bà lại lo lắng hỏi han: đã xảy ra chuyện gì? Mấy người là ai?

- Mẹ! Kệ họ đi! Họ ăn nói linh tinh.

Bà ấy già lắm, già hơn cả bà ngoại em. Bà nhìn con gái rồi lại nhìn một nhà ba người chúng em đầy thắc mắc. Bà ngoại em bèn nói: chào bà, bà cũng như tôi, ở cái tuổi sắp đi gặp ông bà rồi. Bà có tin vào điềm báo hay không?

Bà ấy vội vã hỏi: có chuyện gì vậy bà? Mà bà là ai?

Bà ngoại nhanh chóng tóm tắt vài câu về nguyên nhân chúng em tới đây cho bà nghe. Bà ấy nghe xong mặt buồn lắm. Bà nhìn con gái khoé mắt hơi rưng rưng: tội nghiệp! Trời ơi!

Con gái bà khó chịu: thì con đã nói sẽ chuyển lờicho bố con bé rồi còn gì nữa.

Bà ngoại em nói tiếp: việc đó chúng tôi cám ơn gia đình, tuy nhiên còn việc khác nữa, cháu ngoại của bà sắc mặt không tốt, tôi e là có chuyện không hay, cháu gái tôi tuy nhỏ tuổi nhưng khả năng đặc biệt này chúng tôi thấy nhiều rồi. Mong bà hãy cân nhắc tránh điều không hay mà tội nghiệp.

Người bà bỗng dưng đờ đẫn, ánh mắt bà càng ngày càng buồn. Bà mời gia đình em vào nhà nói chuyện thêm một chút. Bà kể: chẳng giấu gì mọi người, từ mấy tháng nay nhà tôi xảy ra nhiều chuyện không hay, cháu ngoại tôi bệnh liên miên, cứ đột nhiên quấy khóc ngằn ngặt, đột nhiên lại khoẻ mạnh. Tôi đi coi bói thì người ta nói nhà tôi bị ma ám. Tôi đã nhờ thầy về làm lễ và dẫn vong cháu gái kia lên chùa. Tuy nhiên cháu tôi cũng vẫn không khoẻ lạnh trở lại. Tôi lo lắm nhưng không biết nói chuyện với ai, may thay giờ gặp bà và các cháu.

Cô gái kia tỏ ra khó chịu khi mẹ mình kể lể chuyện nhà: mẹ, chuyện trong nhà mẹ không cần cho người ngoài...

- Con im miệng cho mẹ. Con mau lo cho thằng Cua đi. Lát tranh thủ tìm bố nó chuyển lời cho bố nó lên miếu gặp con bé con. Lỗi xảy ra cớ sự này một phần con phải gánh lấy trách nhiệm.

- Con có làm sao mà phải gánh? Con không liên quan gì đến con bé đó.

- Con còn chưa thấy sai sao? Phận đàn bà không chu toàn chồng con để xảy ra cái chuyện này con còn nói không liên quan ư? Người ta nói gieo nhân nào gặp quả ấy, con suy ngẫm lại những việc mẹ đã làm đi. Các cụ vẫn nói: đời cha ăn mặn, đời con khát nước, con đừng để cái tội của con cho con cái gánh thay. Thằng bé mà có mệnh hệ gì con sống có tốt hơn không?

- Sao mẹ lại nghe mấy người này nói bậy rồi?

- Mẹ không chỉ nghe họ, con còn nhớ cái ngày con sinh thằng bé yếu phải nhập viện chứ? Người nằm cạnh con nhìn mặt thằng bé mà nói nó gặp hạn lớn đốt 3 tuổi nếu phúc khí lớn, gặp được quan trên độ mới mong an toàn.

- Mẹ già rồi sao cứ tin mấy lời nói linh tinh.

- Đúng, mẹ già rồi, trải qua nhiều rồi nên càng tin cái gì là tạo phúc, cái gì là gây nghiệp.

Bà ấy hỏi em: cháu gái, bà tin cháu, vậy cháu có cách gì giúp em hay không?

Em lắc đầu: cháu không biết, cháu chỉ thấy mặt em đổi màu thôi.

Em sực nhớ tới sư thầy trên miếu bà. Thầy giỏi lắm! Dường như cái gì thầy cũng biết nên mạnh dạn nói: Bà hỏi sư thầy đi ạ. Sư thầy ở miếu bà giỏi lắm. Hay là bà cho em lên miếu ở giống cháu đi. Ngày bé cháu cũng bị chết hụt. Bà ngoại cho cháu lên miếu ở 4 năm mới đón cháu về nhà để tránh nạn.

Giọng bà ấy trở lên gấp gáp: có chuyện đó sao? Vậy tôi đi ngay lên gặp sư thầy mong thầy mở lòng từ bi giúp đỡ. Tôi sống ngần này tuổi rồi chết cũng chẳng sao nhưng thằng bé mới 3 tuổi đầu, xót lắm!

Cô gái nghe mẹ nói vậy kịch liệt phản đối. Bà mẹ tức giận bắt cô gái phải đi tìm bố Uyển ngay lập tức để tất cả họ cùng lên miếu, một là giúp Uyển hoàn thành tâm nguyện, hai là vì chính cháu trai của bà.

Quả nhiên hôm sau họ đã tìm được bố Uyển lên miếu. Đó là một người đàn ông cao gầy, da đen, khuôn mặt khắc khổ. Bác ấy dường như buồn lắm. Uyển thấy bố cũng oà lên khóc.

Em làm cầu nối cho mọi người nói chuyện. Bố Uyển khóc lóc quỳ rạp xuống đất mà xin lỗi con gái. Uyển nấc lên nói liền một hồi: bố đón con thật rồi, con chờ được bố tơi đón con rồi. Sao bố đi lâu thế? Con ngày nào cũng chờ bố quay lại đón con? Con ngoan, con sẽ nghe lời bố, bố đón con về nhà với bố nhé!

Em phải chuyển lời lại cho mọi người nghe vì chỉ mình em nghe được lời của Uyển. Bác ấy nghe em nói ôm mặt khóc rất thương tâm: bố sai rồi, bố xin lỗi con gái. Bố sai rồi. Bố đáng chết, bố không xứng làm bố của con.

Uyển rất nhanh liền tha thứ cho bố mình. Em ấy chỉ luôn miệng hứa sẽ thật ngoan và được ở bên bố. Sư thầy chuyển lời hỏi em ấy có muốn về nhà hay muốn ở lại học với thầy thì em lại phân vân không biết trả lời ra sao. Bố em ấy nói để em tự chọn, nếu em muốn về bố sẽ làm lễ đưa em về nhà. Em đột ngột hỏi: bố có em rồi, con về nhà bố có thương con nữa không?

Bố em đáp: con là con của bố, bố thương con, tội của bố to lắm, cả đời này bố có tội với con.

Em ấy đáp: bố bảo mẹ cho em lên miếu ở đi, sẽ tránh được nạn.

Mẹ em vừa nghe sư thầy giảng giải một hồi thấy có lỗi cũng muốn gặp em nói chuyện. Cô ấy nghe vậy bèn lo lắng hơn. Uyển trấn an: con không giận mẹ, con cũng không làm hại em đâu. Con cũng thương em lắm! Con không muốn em giống như con.

Cô ấy dường như hối lỗi cũng khóc lóc xin Uyển tha thứ. Cô nói: xin lỗi con, rất xin lỗi con. Ta làm thế do ta bị điên. Ta cứ nghĩ bố con đối xử tệ bạc với ta là vì con nên mới lấy con ra trút giận. Ta xin lỗi! Là ta không hiểu chuyện, là ta làm sai.

Uyển không hề giận ai, không trách ai. Em ấy hạnh phúc và cám ơn em rất nhiều. Em sực nhớ tới 17 viên đá mà Tít vẫn giữ hỏi nhỏ: vậy 17 viên đá kia chị bảo Tít trả lại cho em nhé.

Uyển lắc đầu: em không cần nữa, em tìm được bố rồi. Chị không cần trả lại cho em. Anh ấy thích thì cứ để anh ấy giữ lấy.

Uyển rạng rỡ trong niềm vui và hạnh phúc. Mọi chuyện được làm rõ, sau đó em được biết mẹ đẻ Uyển đã bỏ em lại cho bố nuôi rồi bỏ đi biệt xứ. Sau này bố em gặp mẹ mới. Tuy nhiên bố em hay cờ bạc lại say sỉn mà đối xử tệ bạc với mẹ mới. Người phụ nữ ấy lại mang Uyển ra trút giận. Bố Uyển đánh cô ấy trong lúc cô đang mang thai nên cô ấy giận bỏ nhà đi. Bố Uyển tức giận trong phút không làm chủ được lí trí mang em đi bỏ. Lúc tỉnh táo lại bác quay lại tìm con mà chỉ còn nấm mồ. Bác làm bàn thờ cho em ở nhà, ngày ngày cúng bái nhưng không biết rằng vong linh em lại ở ngôi nhà kia ngày ngày mong đợi bố đến đón về.

Gia đình họ tha thứ cho nhau. Uyển xin thầy ở lại miếu đi học. Mẹ Uyển cũng gửi con trai lại nơi cửa phật, nhờ đức phật từ bi cưu mang tránh cho em ấy một kiếp nạn. Sư thầy vui vẻ nhận lời, thầy đặt cho em một cái tên mới của nhà phật và dặn mẹ em 15 năm sau làm lễ cho em hoàn tục.

Giúp đỡ gia đình họ xong em quay lại nhà. Trước khi về thầy cho em một chiếc vòng kèm một quẻ thẻ và dặn chắc chắn sẽ còn gặp lại chị áo xanh kia. Nếu gặp lại hãy bình tĩnh đối mặt với chị ấy. Chị ấy cần giúp đỡ hãy cứ chuyển lời, thầy sẽ giúp một tay.

Em về đi học bình thường nhưng không hề gặp lại chị ấy sau đó. Nhiều lần em đứng khu vệ sinh còn thì thầm kể lại chuyện bé Uyển đã gặp được bố mẹ và đang học tập rất vui vẻ. Em không biết chị ấy có nghe thấy lời em nói hay không, nếu nghe được chắc chị ấy cũng vui lắm bởi như Uyển nói chị ấy không bao giờ gặp ai, chắc chị phải đắn đo nhiều lắm mới gặp mặt em như thế.

Em lên lớp hai chuyển sang học buổi chiều. Dì Lệ dạy sáng, thi thoảng mới dạy buổi chiều nên cô Hiếu đưa đón em đi học cùng với Tít luôn. Chiều đón em và Tít cô chở cả hai đi chợ. Chợ chiều đông, xe chen chúc nhau mà đi. Lúc về cô Hiếu lại gây tai nạn với một bà đi sang đường. Đúng ra là bà ấy chạy nhanh băng qua đường làm cô Hiếu không kịp nhấn phanh xe mới va vào bà ấy. Bà ấy ngã lăn ra đường kêu gào ầm ĩ. Xe cô Hiếu đổ ra đường cả em và Tít cũng ngã văng ra trầy xước khắp tay chân. Mọi người xúm lại đỡ bà ấy cùng chúng em dậy. Bà ấy nhất quyết không chịu đứng dậy mà lăn ra đất ăn vạ. Mọi người phải khuyên can mãi bà ấy mới chịu để cô Hiếu đưa đến bệnh viện. Cả em và Tít đều vào viện một lượt vì đi cùng cô Hiếu.

Dì Lệ nhận được tin báo cũng vội vã tới viện. Dì thấy hai đứa em chỉ bị trầy xước nhẹ cũng thở phào nhẹ nhõm. Cô Hiếu chạy ra nói lại tình hình cho dì nghe vẻ mặt đầy lo lắng: bà ấy bị ngã, bác sỹ nói bị trật khớp chân và trấn thương phần cơ nhẹ không đáng ngại nhưng bà ấy lại không chịu thoả hiệp để bồi thường thuốc thang. Tôi nói hết nước hết cái nhưng bà ấy chỉ kêu gào khóc lóc mà không chịu nhận bồi thường.

Dì Lệ đáp: nhưng như chị nói bà ấy cũng có lỗi sai là sang đường nhanh, không quan sát còn gì? Cớ gì cứ xe quệt vào người đi bộ thì người đi xe sai?

- Biết là thế nhưng bà ấy không chịu. Bao nhiêu người đi đường cũng khuyên can vất vả mới đưa được bà ấy vào viện cô ạ!

- Chúng ta gặp ngay phải chí phèo rồi chị ạ! Chị dẫn em vào thăm bà ấy xem sao. Người nhà bà ấy tới chưa chị?

- Có con trai và con dâu đang ở đó. Con bà ấy cũng không khuyên được mẹ.

Dì Lệ cùng cô Hiếu vào phòng bệnh, chúng em cũng chạy vào theo. Dì Lệ thấy con trai bà ấy mặt bỗng tái đi và quay người ra ngoài. Chú ấy dường như rất nhanh liền phát hiện ra dì: là cô Lệ sao? Trái đất thật tròn. Tôi không ngờ lại gặp được cô ở cái vùng này.

Dì lúng túng: xin lỗi! Tôi không quen anh! Anh nhận nhầm người rồi!

Em thấy dì nói vậy ngây thơ mà hỏi: dì Lệ! Sao dì lại nói dối?