Đây là một câu chuyện có thể khiến bạn hết sức không khỏe, phải quan sát cẩn thận.
Những năm giữa và cuối thập niên 70 của thế kỷ 19, tức năm 1877 – 1878, Trung Quốc xảy ra thiên tai cực kỳ lớn, kèm theo đó tai nạn trong một năm có hơn 30 loại, gần một nửa nhân khẩu, gần 200 triệu người gặp nạn hoặc chịu ảnh hưởng, khu vực thiên tai người ăn người, người ăn đất, mẹ con ăn nhau, thịt người trở thành thương phẩm lưu hành, xác trải vạn dặm, trên chục triệu người chết đói, bị gϊếŧ, bệnh chết. Dân chạy nạn các nơi gϊếŧ người ăn thịt, ôn dịch hoành hành.
Địa ngục nhân gian.
Lần thiên tai này được gọi là Đinh Mậu Kỳ Hoang, Trương Hải Lâu, nhân vật chính của chúng ta (sau ở Nam Dương xưng là Trương Hải Diêm) chính là cô nhi trong trận thiên tai này.
Câu chuyện này liên quan rất rộng, từ Hoa Trung lan đến Lão Cửu Môn ở Trường Sa, hướng Nam đến Melaka, hướng Tây Nam đến biên giới Myanma của Trung Quốc.
(Cho những ai chưa biết, giới thiệu đại khái về lịch sử Lão Cửu Môn ở Trường Sa.
Lão Cửu Môn ở Trường Sa là chín gia tộc trộm mộ ở Trường Sa, nắm trong tay việc làm ăn ngầm của trộm mộ ở Trường Sa, được dân gian xưng là Cửu Môn Đề đốc, mà tất cả việc làm ăn ngần, đều cần thông qua một trong chín nhà này, mới có thể đưa ra khỏi Trường Sa. Phần Nam Cương của câu chuyện này, liên quan đến một gia tộc trong Lão Cửu Môn.
Cùng với lai lịch của khách sạn Tân Nguyệt.
Toàn bộ phả hệ của Lão Cửu Môn và khách sạn Tân Nguyệt vô cùng phức tạp, trước khi đọc câu chuyện này, có thể không cần nghiên cứu sâu, chuyện viết xong rồi, tự nhiên sẽ hiểu rõ. Cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc lý giải câu chuyện này.)
Câu chuyện bắt đầu từ rừng mưa nhiệt đới Nam Dương. Tôi sẽ viết rất nhanh. Căn cứ vào những tư liệu ghi chép còn tồn tại của Hồ sơ Nam bộ, câu chuyện sẽ do bốn bộ phận hợp thành.
Khu vực xảy ra sự việc chia làm rừng cây phía nam Perak, tàu Nam An đi từ Melaka tới Hạ Môn cùng với khu trại trong núi sâu ở Nam Cương Trung Quốc, cuối cùng tập trung vào chân tướng Đinh Mậu Kỳ Hoang.
Đã lâu không viết tiểu thuyết, mấy năm nay viết kịch bản đã tổn hại ngữ cảm đôi chút, văn phong giảm sút, hơi thấy có lỗi. Mỗi chương sẽ tầm 3000 chữ, câu chuyện này sẽ vô cùng thoải mái tự do, quay về với cách viết tùy hứng trước đây. Quay về với trạng thái văn mạng vốn dĩ.
Là một tác giả chung thủy, ban đầu viết lách là vì được nhiều người ủng hộ, sau đó danh lợi theo đuôi, đều không tính là thông suốt triệt để, bây giờ viết lách, mới bắt đầu có khái niệm viết vì cái gì, truyện hay trên thế gian thật sự rất ít, từ xưa đến nay, bằng chứng cũng khá nhiều rồi, nếu có thể xuất hiện một hình thức truyện mới, đêm khuya trước giờ đi ngủ cũng sẽ không nhàm chán như vậy. Tìm kiếm loại hình truyện mới và loại hình nhân vật mới, tìm kiếm cái đẹp mang tính sáng tạo, là mục đích viết sách của tôi.
Dù sao cũng là tác giả văn mạng trước năm 2012, còn có thể theo kịp tư duy của tác gia đương đại không, vẫn không tiện nói, nếu thất bại cũng xin góp ý nhiều hơn.
==========
Dưới đây là thơ tặng nhân vật trong truyện:
Hà Tiễn Tây:
Trĩ nhân kình qua liễu bằng hạ, tế khuyển trục điệp trách hạng trung,
Nhân gian phồn hoa đa tiếu ngữ, duy ngã không dư lưỡng tấn phong.
(Tạm dịch:
Trẻ con hái dưa dưới giàn liễu, chó nhỏ bắt bướm trong hẻm sâu,
Nhân gian phồn hoa người cười nói, riêng ta trơ trọi tóc mai bay.)
Trương Hải Diêm:
Giang nam liễu, diệp tiểu vị thành âm.
Nhân vi ti khinh na nhẫn chiết, oanh liên chi nộn bất thắng ngâm.
Lưu thủ đãi xuân thâm.
Thập tứ ngũ, nhàn bão tỳ bà tầm.
Đường thượng bá tiễn đường hạ tẩu, nhẫm thì tương kiến dĩ lưu tâm.
Hà huống đáo như kim.
(Giang Nam liễu, lá nhỏ bóng chưa râm
Mảnh khảnh mầm xanh ai nỡ bẻ, cành non oanh cũng né ca ngâm.
Chờ đến tiết xuân thâm
Tuổi mười bốn, ôm lòng tỳ bà, đàn
Nhà trên nghịch tiền, nhà dưới trốn, gặp nhau ngày ấy đã lưu tâm.
Huống nữa đến hôm nay
—— “Giang Nam Liễu”, Âu Dương Tu, bản dịch của Yến Lam)
Trương Hải Kỳ:
Thiên sơn điểu phi tuyệt, vạn kính nhân tung diệt.
Cô chu thoa lạp ông, độc điếu hàn giang tuyết.
(Nghìn non mất bóng chim bay, muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông, áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.
—— “Giang Tuyết”, Liễu Tông Nguyên, bản dịch Tản Đà)
Trương Thiên Quân Vạn Mã:
Hồng mãn đài giai lục mãn chi, đỗ vũ thanh thanh, đỗ vũ thanh bi! Giao hoan vị cửu hựu phân li, thải phượng cô phi, thải phượng cô tê.
Biệt hậu tương tư thị kỉ thì? Hậu hội nan tri? Hậu hội nan kì? Thử tình hà dĩ biểu tương tư? Nhất thủ tình từ, nhất thủ tình thi.
Vũ đả lê hoa thâm bế môn, vong liễu thanh xuân, ngộ liễu thanh xuân. Thưởng tâm nhạc sự cộng thùy luận? Hoa hạ tiêu hồn, nguyệt hạ tiêu hồn.
Sầu tụ mi phong tẫn nhật tần, thiên điểm đề ngân, vạn điểm đề ngân. Hiểu khán thiên sắc mộ khán vân, hành dã tư quân, tọa dã tư quân.
(Tạm dịch:
Thềm rêu đỏ thắm cành xanh mướt, đỗ quyên kêu vang, đỗ quyên kêu sầu! Sum họp chưa lâu lại chia lìa, phượng bay đơn chiếc, phượng đậu cô liêu.
Ly biệt thương nhớ đến khi nào? Biết ngày nào gặp? Hẹn ngày nào về? Tình này biết lấy chi bày tỏ? Một đoạn tình từ, một bài tình thi.
Mưa ướt hoa lê sau cửa khóa, thanh xuân quên lãng, thanh xuân lỡ làng. Vui buồn tâm sự ai chung hưởng? Dưới hoa lạc phách, dưới trăng mất hồn.
Sầu đọng đầu mày ngày khổ não, ngàn vết lệ buồn, vạn giọt lệ thương. Sớm xem sắc trời chiều nhìn mây, đi cũng nhớ chàng, ngồi cũng nhớ chàng.)
Từ fanpage của Tam Thúc trên facebook:
Tam Thúc đã bắt đầu đăng tải tiểu thuyết “Hồ sơ Nam bộ” trên IQIYI. Ban đầu ổng định dồn đến 3 vạn chữ mới nói với mọi người, cho nên bây giờ chỉ là bản nháp thôi ahihi! Hoan nghênh mọi người sửa lỗi cho tác giả. Còn nữa, bộ truyện này sẽ không quá dài, nhưng nhất định sẽ kết thúc, xin mọi người cứ yên tâm nhảy hố