[Đạo Mộ Bút Ký] Sa Hải

Quyển 3 - Chương 22: Chu Mục Vương

Người này căn cứ vào đâu?

Ông ta kể cho hoàng đế câu chuyện về chuyến tây chinh của Chu Mục Vương, Chu thiên tử Mục, tên tự là Cơ Mãn, một hoàng đế nhà Chu. Ông ta là một nhân vật được thần thánh hóa trong truyền thuyết. Trong toàn bộ lịch sử nhà Chu, chỉ duy nhất những ghi chép về con người này dường như đều là thần thoại.

Truyện kể rằng, Chu Mục Vương có sở thích vô cùng quái lạ. Ông ta không màng quốc sự, không thê tử, không hạ thần thân cận, ham thích duy nhất là du ngoạn khắp nơi.

Bấy giờ có một kẻ tên Tạo Phụ chế tác cho ông ta một cỗ xe, đồng thời cũng làm người đánh xe cho ông ta. Kéo xe là tám con thần mã, Chu Mục Vương một đường đem quân chinh phạt phía tây, đánh tới núi Côn Lôn, thì bị một người chặn bước tiến. Người này chính là Tây Vương Mẫu.

Tây Vương Mẫu mời Chu Mục Vương đến Dao trì, mời ông ta ngắm “cung điện của Hoàng Đế”. Hai người uống rượu ở Dao trì, vô cùng vui vẻ.

Trước khi đi, Tây Vương Mẫu hết sức luyến tiếc Chu Mục Vương, liền nói một đoạn như này:

“Mây trắng trên trời, sơn lăng tự xuất

Chặng đường xa xôi, cách núi ngăn sông

Nếu người bất tử, có thể quay về.”

Trước khi rời đi, Chu Mục Vương và Tây Vương Mẫu đã trao đổi rất nhiều lễ vật của hai nước. Sau đó ông ta rời khỏi Tây Vương Mẫu quốc, về lại triều Chu. Tới khi qua đời năm 105 tuổi, cũng không quay lại nơi đó.

Người trung niên nói tới đây thì đọc lại bài thơ của Tây Vương Mẫu, rồi nói: “Chu Mục Vương lúc đăng cơ đã 55 tuổi, vào thời điểm thực lực của nhà Chu rất hùng mạnh. Sau khi ông ta chết, nhà Chu bắt đầu đi tới diệt vong. Lịch sử cho rằng Chu Mục Vương trị vì mà không quan tâm triều chính, tùy ý đi xa là nguyên nhân khởi đầu cho sự suy sụp của nhà Chu. Cậu có thể sẽ suy nghĩ về lí do vì sao chủ nhân của mặt nạ hồ ly lại cho rằng, bí thuật trường sinh xuất phát từ truyền thuyết Chu Mục Vương?”

Lê Thốc lắc đầu, nó đã suy nghĩ, nhưng lại không có đáp án.

“Cậu còn nhỏ, không thể hiểu được dã tâm của một kẻ 55 tuổi mới đăng cơ, một kẻ nội tâm luôn thống khổ.” Người trung niên nói: “Đối với một người mà nói, hạnh phúc lớn nhất không gì bằng việc thành công khi còn trẻ, ở khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Mặc dù có được những thứ chính mình mong muốn: phụ nữ, lãnh thổ, của cải, nhưng chỉ có thân thể cường tráng của tuổi trẻ mới có thể hưởng thụ tất cả những thứ đó, mà vào thời điểm Chu Mục Vương đăng cơ, những thứ này đã cách ông ta quá xa rồi.”

Một tân Thiên tử 55 tuổi, ngoài việc mệt mỏi đối phó chính sự, ông ta còn không khỏi tự dằn vặt một chuyện, rằng rốt cuộc thì tất cả những thứ mà ông ta đã vất vả tạo dựng liệu còn có ý nghĩa gì nữa chăng?

Từ thượng cổ, ai ai cũng biết trong truyền thuyết kể Tây Vương Mẫu có thuốc trường sinh bất tử. Tính cách của Chu Mục Vương rất khác thường. Ông ta áp dụng hình thức cực đoan, dốc toàn nguồn lực đất nước đi tây chinh, cái gì cũng không màng tới, chỉ cần có thể lấy được thuốc trường sinh bất tử của Tây Vương Mẫu thì cuộc sống sau này vẫn còn nhiều thời gian, thật dài, thật lâu.

Vì thế, ông ta mới chém gϊếŧ vào đến Côn Lôn, tới Dao trì, nơi hiện nay được cho là hồ Thanh Hải. Lãnh thổ của Tây Vương Mẫu quốc, theo nghiên cứu là khu vực núi Côn Lôn, hồ Thanh Hải cùng một khoảng rộng lớn bồn địa Sài Đạt Mộc. Tây Vương Mẫu làm chủ quốc gia cổ này.

Chúng ta không biết khi đó đã xảy ra chuyện gì. Nhưng mạnh dạn đề ra giả thiết, Chu Mục Vương ở tuổi xế chiều bị tuổi trẻ của Tây Vương Mẫu thu hút, rơi vào lưới tình. Không chỉ không xảy ra xung đột vũ trang, mà còn đem lượng lớn văn hóa Trung Nguyên truyền tới quốc gia cổ này. Mà Tây Vương Mẫu cũng yêu Chu Mục Vương. (sử truyền rằng Chu Mục Vương hết sức anh tuấn, tuy rằng đã qua tuổi trung niên, nhưng đàn ông ở tuổi này là lúc có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất).

Trong bài thơ của Tây Vương Mẫu, chúng ta có thể thấy Tây Vương Mẫu đã đoán rất chính xác việc rời đi của Chu Mục Vương. Nàng biết từ Trung Nguyên tới Côn Lôn đường xá quá sức xa xôi, ở tuổi của Chu Mục Vương, khă năng quay lại chỉ có một.

Chính là bất tử.

Người trung niên nhìn Lê Thốc, nói: “Cho nên chủ nhân mặt nạ hồ ly đã tâu với hoàng đế, sở dĩ Tây Vương Mẫu nói vậy là vì lễ vật mà họ đã trao đổi, chính là thuốc trường sinh bất tử.”

“Nhưng, Chu Mục Vương cho dù sống tới 105 rồi cũng vẫn phải chết đấy thôi.” Lê Thốc nói.

Người trung niên gật đầu: “Việc này chứng tỏ điều gì?”, ông dừng lại một lát, “Chu Mục Vương không hề uống thuốc trường sinh bất lão.”

Vì mục đích lấy thuốc trường sinh, kéo cả quốc gia vào cuộc tây chinh, nhưng sau khi chiếm được nó, Chu Mục Vương lại không dùng, là vì cái gì?

Nếu người bất tử, có thể quay về.

Những lời này là một giả thiết, nói cách khác, Tây Vương Mẫu cũng không xác định được, Chu Mục Vương có thể dùng thuốc trường sinh bất tử hay không.

Người trung niên nói: “Trước tiên ta có thể nói cho cậu biết nguyên nhân trong đó. Đấy là bởi, Chu Mục Vương ở Tây Vương Mẫu quốc đã nhìn thấy sự thật về thuật trường sinh bất tử.”

Đây là một truyền thuyết, nhưng ở thời đại của chủ nhân mặt nạ hồ ly, truyền thuyết này đã trải qua mấy trăm năm, có khả năng là lịch sử chân chính.

Chủ nhân mặt nạ nói cho hoàng đế, Tây Vương Mẫu đưa cho Chu Mục Vương thuốc trường bất tử, nhất định đang nằm trong lăng mộ của Chu Mục Vương.

Muốn có thuật trường sinh chỉ còn cách tiến vào lăng mộ Chu Mục Vương.

Loại hành vi này thời bấy giờ là tội lỗi tột cùng. Sau khi hoàng đế nghe xong, vô cùng hoảng sợ, sắc mặt trắng bệch.

Tuy rằng, hiện nay chúng ta gọi ông ta là hoàng đế, kỳ thực lúc đó ông chỉ là một “Công”*, việc xưng vương thật không dễ dàng. Loại hành vi này nếu để các nước phát hiện sẽ cử quân dẹp yên.

(tước vị đứng đầu trong 5 tước thời phong kiến: công, hầu, bá, tử, nam),

Tuy nhiên, những lời chủ nhân mặt nạ hồ ly nói rất chuẩn xác, sức hấp dẫn không thể kháng cự. Trên thế gian này, thứ tất cả mọi người đều không thể đánh bại, chính là thời gian. Nếu ông ta có thể chiến thắng thời gian, sẽ coi như là bá chủ thời đại, dĩ nhiên sẽ không có kẻ đứng trên. Hơn nữa có được thuật trường sinh, thì cũng có thể dễ dàng tự xưng thiên tử.

Ngay cả là như vậy, việc này vẫn khiến vị “Công” này ăn ngủ không yên. Bởi vì với thân phận hiện tại của ông ta, lại đi đạo quật lăng tẩm nhà Chu, chuyện này tự bản thân ông ta cũng thấy đáng sợ. Danh dự rất quan trọng, với danh vọng của ông ta sao có thể làm việc đạo chích.

Chủ nhân mặt nạ đã cho hoàng đế một biện pháp. Hắn đề cử một kỳ nhân, là người nối dõi nhà Chu, kẻ này có thể liên kết với âm ty. Hoàng đế cho làm một ngọc tỷ, lệnh cho kẻ kia xuống đất gặp Chu Mục Vương, cầu thuật trường sinh bất tử. Nguyện lấy quỷ tỷ ràng buộc, ở nhân gian lắng nghe Chu Mục Vương sai khiến.

Vị kỳ nhân này ngủ một giấc rất dài, bị đặt vào trong quan tài sắt chìm xuống một cái giếng sâu, 49 ngày sau quay lại, trên tay là chiếu thư có bút tích của Chu Mục Vương và một Hắc tỷ, gọi là “Qủy tỷ”, giao cho hoàng đế.

Chiếu thư này phong kẻ kia làm Thương vương, lấy quỷ tỷ làm chứng, có thể lấy đồ trong lăng mộ Chu Mục Vương.

Chuyện này rất kì quái, bởi vì Chu Mục Vương chính là Chu Vương, vương lại đi phong vương, thật quái lạ. Tuy nhiên nếu như là Thương Vương, thương là vị hoàng đế chết trẻ, là một danh hiệu phong sau khi mất, nói cách khác, kẻ kia được phong là Thương Vương, theo hàm ý truyền thống thì chúng ta có thể nghĩ rằng hắn đã chết.

Như vậy, có khả năng là Chu Mục Vương từng truyền ngôi cho kỳ nhân này, nhưng người này sau khi sắc phong thì bị chết, Chu Mục Vương lại truyền ngôi lại cho người khác, cho nên chức danh Thương Vương mới hình thành.

Đây là một vị hoàng đế đã mất của nhà Chu, sau khi truyền ngôi vua liền trao quyền thiên tử, có thể mở ra lăng mộ. Từ lí suy ra, không có liên hệ gì với vị quốc công.

Tuy rằng đã nghe âm mưu của chủ nhân mặt nạ, nhưng quốc công vẫn không trừ bỏ được gánh nặng tâm lí. Vì thế, Thương Vương đã trở thành một đại tướng, mượn binh mã của quốc công rồi bắt đầu tùy cơ đạo quật lăng mộ Chu Mục Vương.