Chương thứ 37: Bí mật của Diêm vương
Editor: An Nhiên
Beta: Tiêu
Tôi được Bàn Tử kéo lên bờ, toàn thân dính đầy bùn nhão, quay đầu nhìn lại Diêm vương trong vũng lầy, nó cũng đang ngọ nguậy. Phần lưng của nó xoay ra liền có thể thấy một lỗ thủng lớn bị tạc ra. Nhưng không hề có vết máu nào.
Tôi giữ cánh tay bị gãy chống xuống đất, trong chớp mắt các đốt ngón tay đau rát giống như bị lửa thiêu, vừa ngồi xuống đã thấy Diêm vương cũng từ từ bò lên.
Vô số tay giống như con nhện đang bắt đầu quẫy bùn, một tay nó với được lên tảng đá trên bờ, lập tức vùng vẫy leo lên. Bàn Tử vội đi lấy một khối đá đập vào cánh tay kia, đánh cho nó phải rụt trở về, nhưng những cánh tay khác đã kịp thò lên được.
Bàn Tử đỡ tôi thoái lui về phía có quả lựu đạn, lúc đó tôi thấy phần eo dường như bị nổ banh của Diêm vương vẫn hoạt động được như cũ, nhưng rõ ràng là nó khó có thể chống đỡ toàn thân, cả người làm ra động tác trên bảo dưới không nghe. Lúc bò được tới mép bờ, nửa người trên không thể giữ được, ngoặt nghẹo mà nghiêng về một phía. Giống như một mớ giẻ lau vậy.
Cũng may là nó nhiều tay, ngay lập tức đỡ người lại, tôi liền thấy từ trong miệng áo giáp đã bị phá tung, có vô số những bột phấn từ từ hiện ra.
"Cái quái kia rốt cục là xảy ra chuyện gì vậy", Bàn Tử cũng không chạy, "Sao nhìn nó như một cỗ máy ấy?"
Trước đây từng chơi một trò, bên dưới có một cỗ máy làm bằng gỗ dùng con chuột để hoạt động, kỹ thuật Mặc gia*, đương nhiên đó chỉ là hư cấu. Nhưng Lỗ Ban trong truyền thuyết Trung Hoa cổ đại có tồn tại loại kỹ thuật như vậy thật.
Có điều là chúng cũng được làm bằng gỗ vô cùng tinh xảo, vật như vậy có cảm giác giống như một cái bao cát.
Vì phần eo không thể chống chịu được nên động tác của Diêm vương vô cùng quỷ dị, nửa người dưới của nó hình như không còn phối hợp được với nửa người trên (sau này nghĩ lại thấy lời này quả thực vô ích, bất kể là cương thi hay là đồ vật gì đi nữa, phần thắt lưng đã bị nổ ra chỉ còn một chút da dính lại với nhau, làm sao có thể phối hợp được chứ). Nó làm thế nào cũng không đứng lên nổi, nhưng lại không ngừng muốn nâng phần eo dậy. Liên tục ngã xuống, phần eo càng lúc càng méo mó. Cảm giác sắp bị chính nó giựt đứt luôn.
Bàn Tử quay lại chỗ vừa bị hất ngã, nhặt cây đuốc ở đó hỏi tôi tay sao rồi.
Tôi lại cảm thấy đay đớn, các đốt ngón tay đã sưng to như quả dưa, có thể thấy được vừa rồi đầu óc tôi chăm chú như thế nào. (nên không biết đau)
Điều này ít nhiều cũng khiến tôi mừng thầm, Bàn Tử giơ cây đuốc lên từ từ tiến tới chỗ Diêm vương, sau đó liền rút chốt, ném về phía thân dưới của nó.
Chúng tôi trốn sau tảng đá, lần thứ hai phát nổ, đá vụn rơi xuống xung quanh chúng tôi, lúc đứng dậy liền thấy ngay phần eo của Diêm vương giờ đã bị chặt đứt. Áo giáp trên người đã hoàn toàn bị nổ bay, khiến cho da của nó bị phơi bày, tôi và Bàn Tử nhìn thoáng qua lập tức cùng ngẩn người.
Khi toàn bộ áo giáp bị nổ banh, nửa người trên của Diêm vương bị lột trần ra, tôi thấy cái đầu đá của nó là một lượng lớn khối đá hình cầu to như đầu người hợp lại, xen lẫn trong thân của nó là một khối thi thể khô đét, cả người đầy những lông mao ngắn màu đen. Trong lỗ hổng bị nổ trên người kia chảy ra rất nhiều cát.
"Thế quái nào, bánh tông nào mà nổ không chết." Bàn Tử nói, "Đây là cái đấu thi (xác chết chiến đầu) sao."
Tôi thực sự từng nghe qua khái niệm này, năm đó khi mà Nam Bắc phái phân tranh ở sông Trường Giang, có dùng qua thuật đấu thi, nhưng cách giải thích này quá mức khó chấp nhận, ông nội tôi cũng không bao giờ tin. Vì bánh tông là một loại vô cùng khó khống chế, lợi dụng được bánh tông sẽ giống như là dùng khí nito hóa lỏng để xào rau, nhiều nhất là phải điều hòa được lượng lửa nếu không chắc chắn sẽ bị nổ chết.
"Thứ này do người tạo ra, chặt đứt đầu bánh tông chính là bước thứ nhất." Bàn Tử nói chắc như đinh đóng cột, sau đó liền nhìn tới nửa người dưới bị chắt đứt của Diêm vương, vừa nhìn lại cái đầu đá đã thấy nó hướng về phía chúng tôi bò tới, tốc độ so với chân còn nhanh hơn.
"Tôi biết vì sao lại gọi là Diêm vương kỵ thi rồi!". Bàn Tử vừa lui về vừa nói:" Ngàn vạn lần chớ để bị nó tóm được, nó sẽ lấy cậu làm nửa dưới cho nó đấy!"
Chú Thích:
Mặc gia (tiếng Hán: 墨家, bính âm: Mòjiā) là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do các đệ tử của Mặc Tử phát triển. Nó phát triển cùng thời với Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc.
Trong thời đại đó, Mặc gia là trường phái đối lập với Nho giáo của Khổng Tử. Dưới thời nhà Tần, Pháp gia được lấy làm tư tưởng chính thức và các trường phái khác đều bị đàn áp. Từ nhà Hán trở về sau, các triều đại đều lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo, Mặc gia với tư cách là một trường phái riêng dần dần suy tàn.
Mặc Gia do Mặc Địch, hiệu xưng Mặc Tử sáng lập. Tư tưởng của Mặc Gia là kiêm ái. Chủ trương:" Thiên hạ giai bạch, duy ngã độc hắc, phi công mặc môn, kiêm ái bình sinh". Các đệ tử đời sau kế nhiệm Mặc Tử đều xưng là Cự Tử. Những đệ tử Mặc Gia muốn trở thành Cự Tử đều phải trải qua một cuộc sát hạch rất khắc nghiệt để thể hiện khả năng của bản thân. Một đệ tử muốn trở thành Cự Tử thì phải là người văn võ song toàn, có cả trí tuệ lẫn võ công cao cường. Trong thời Tần, Mặc Gia từng là gia tộc đứng đầu của Bách Gia Chư Tử, lập ra một lực lượng chống Tần vương.
Mặc Gia là một gia tộc chuyên về cơ quan thuật, là đối thủ của Công Thâu Gia. Tương truyền Yên Đan thái tử của nước Yên là một trong số các đời Cự Tử của Mặc Gia. Kinh Kha cũng là đệ tử của Mặc Gia.