[Tấm Cám] Chị Tấm Ơi Chị Tấm!

Chương 29

Chương 29: Công Đường Trong Chuyện Cổ Tích Có Gì Hay?
- Khởi bẩm đại nhân. Chúng thần đã bắt được Cám và đồng bọn.

- Tốt lắm! Lập tức xét xử!

--------------

Bỏ qua hết các công đoạn rườm rà, Cám vừa Tấm sau khi bị bắt đi một đoạn đường dài vãi cả linh hồn lập tức bị đưa thẳng lên công đường kết án luôn. Đm lũ ép cung, ít ra tao cũng phải được mời luật sư riêng chứ. Chẳng cần phải bị bắt quỳ xuống, cô thiếu nữ nào đó del ý tứ được như chị của mình, giữa công đường lăn mẹ người ra nằm chềnh ểnh.

Đúng lúc này trên công đường tiếng trống nổi lên, âm thanh trượng gỗ đập xuống đất vang lên từng hồi. Hai hàng binh lính theo Cám nhớ không nhầm thì được gọi là Tam ban nha dịch (và vẫn del thể giải thích nổi có 2 hàng thôi mà sao gọi là tam) đứng hai bên, đồng thanh hô: "Uy vũ!!!!", cũng tạm coi là uy phong lẫm liệt đi. Trên cửa công đường treo roi, thẻ bài, kẹp tay, cùm, bên cạnh còn treo 2 tấm bảng "Túc Tĩnh" và "Hồi Tỵ", chính giữa công đường là một bức hoành phi rất to, trên đó viết bốn chữ "Minh kính cao huyền". Mấy chữ đấy là theo kinh nghiệm tu luyện phim truyện cổ trang  kiếm hiệp ngót nghe chung được chục năm giúp con Cám nó đoán được như thế chứ thật ra nó có biết chữ mẹ nào đâu. (1)

"Ừ hừm! Được được! Khắc họa cũng chân thực lắm!" - Cám nhìn xung quanh với vẻ mặt hài lòng của một khán thính giả xem phim và biết đạo diễn nó không lừa mình.

Trong lúc Cám đang nhàn rỗi thưởng thức công đường như ngắm một tác phẩm nghệ thuật thì ba người phía trên đã đến và yên vị lúc nào không hay. Người ngồi ở giữa vỗ kinh đường mộc xuống bàn, quát: "Hai kẻ quỳ dưới công đường, mau chóng xưng danh ngay!"

Bị tiếng quát làm cho giật mình, lúc này Cám mới quay sang nhìn nhận 3 con người kia. Người ngồi giữa khuôn mặt trắng bóc như đắp bột mì, làm quan mà uy nghiêm không thấy đâu chỉ thấy lấm la lấm lét như thằng ăn cắp, trên trán có một vết bớt hay vết sẹo không rõ hình ngôi sao to tổ chảng, đã thế lại còn mặc một bộ quan phục trắng toát là tôn lên nước da bánh bột của mình.

Khác hẳn với đó, người ngôi phía bên phải lại đen đến bất ngờ, đen hơn hơn than tổ ong đen hơn đêm ba mươi, đen hơn đời chị Dậu. Ngũ quan bạn Cám xin không được miêu tả bởi vì ngoài đôi lòng trắng trong mắt thì nó chẳng nhìn thấy gì nữa cả, nhìn một cái đã thấy đời tăm tối rồi.

Đứng phía bên trái một thân y phục màu đỏ chói mắt, tuy là vậy nhưng cũng không giúp người mặc nó đẹp đẽ hơn tý teo nào. Phải nói thế nào nhỉ, ngũ quan của người này mất cân đối một cách vô cùng có tổ chức. Lông mày đi đúng thành hàng từ nửa mặt bên trái sang nửa mặt bên phải không hề có sự chia cắt của tự nhiên, đã thế lại còn vô cùng rậm rạp che khuất đôi mắt lươn khiến chúng đã bé này còn bé hơn. Cái mũi quả dừa đỏ ửng lên như bị cảm cúm lâu ngày. Cuối cùng là đôi môi mỏng dính gần như không nhìn thấy và chiếc cằm chia đôi, cả khuôn mặt nhìn vừa mất cân đối mà lại cân đối, vừa lệch lạc lại vừa hài hòa.

Nói chung là rất khó diễn tả bằng lời. Nhờ sự xuất hiện của 3 người mà cả công đường đột nhiên trở thành một bức tranh biếm họa mà đảm bảo rằng các nhà phê bình nghệ thuật phải mất thêm cả ngàn năm Bắc thuộc nữa mới phân tích được hết. Cám rất quan ngại về vấn đề này, thế nên nó rất sẵn lòng ngồi đây phân tích để nhân loại tiết kiệm được thêm vài trăm năm.

Ba người phía trên công đường bị ánh mắt trần tục của Cám săm soi thì không khỏi thấy nổi hết cả lông tơ. Sợ quá hóa giận, "cục bột" vỗ kinh đường mộc cái bốp, quát:

- Tiện nhân to gan! Tại sao quan hỏi lại không trả lời? Có phải thích chống đối mệnh quan triều đình phải không? Người đâu! Mau lôi ả ra đánh 10 roi.

Nghe đến đánh đòn đương nhiên là bạn lập tức tỉnh táo ra vài phần, quỳ rạp xuống khấu đầu 3 cái liền, miệng liếng thoắng:

- Khởi bẩm đại nhân! Tiểu nữ Nguyễn Thị Cám, lúc đang nấu nướng bị quan binh áp giải lên đây ạ. Tiểu nữ chưa biết mình phạm tội gì. - Gì kỳ vậy má! Chiêm ngưỡng nhan sắc một tý thì có mất mát cái gì đâu mà khắt khe. Chưa gì đã đòi đánh người rồi. Quân tử là động khẩu không động thủ, chân lý bao đời mà không biết hay sao?

Trong lúc bản thân đang tự lầm bầm chửi "bọn tiểu nhân" ngồi trên công đường, Cám đã quên mất rằng nhân vật nguy hiểm luôn có nguy cơ "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" đang quỳ ngay bên cạnh mình. Đến lúc nó nhận ra thì đã vô cùng muộn màng...

- Khởi bẩm quan lớn! Con tên Trần Hoài Anh, ở nhà thường gọi là Cám. Còn đây là chị của con, tên Trần Hoài An, ở nhà gọi là Tấm. Gần một năm trước chị của con không may bị tai nạn nên đầu óc của chị có chút không bình thường, cầu xin đại nhân bỏ quá cho.

Cám bất ngờ quay lại nhìn Tấm đến muốn lòi con mắt. Cái gì ở đây thế? Đây chẳng phải là chuyện cổ tích thuần cmn Việt hay sao? Sao lại có Hoài Anh, Hoài An gì ở đây? Theo motip thì tên nó phải phổ thông chứ? Nguyễn Thị Cám có gì không được mà phải nghĩ ra cái tên kêu thế làm gì cho rách việc ra, đằng nào chả chết. À mà khoan! Việc đấy đâu quan trọng đâu. Gì mà chị chị em em, quan hệ loằng ngoằng quá vậy?

- Khởi bẩm đại nhân không phải ạ! Chính con mới là Cám, còn chị ấy mới là Tấm.

- Bẩm quan lớn! Ngài thấy rồi đấy ạ. Đến xưng hô thưa gửi chị ấy cũng không bình thường, mong quan lớn xá tội cho chị của con về nhà điều trị. Lỗi là do một mình con gây ra.

- Tội lỗi cái lờ gì? Nó đã hỏi cái gì đâu mà chị nhận. Chị có bị ngu không hả? - Cám (lại) mất bình tĩnh quát lên, tay chỉ thẳng vào mặt "cục bột" kia.

Lúc này thì "tam ca Ba Con Mèo" ở trên công đường đã có sự biến chuyển vô cùng linh hoạt vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Mặt "cục bột" thì chuyển thành "cục than", mặt "cục than" thì hóa thành "cục bột", thật may mắn một thân áo đỏ kia vẫn giữ khuôn mặt màu đỏ từ đầu đến giờ. Sao đây? Bảo bắt Cám cơ mà. Sao lại bắt hai đứa ất ơ như thế này?

.

.

.

.

----------------- to be continue -----------------

Phần được đánh dấu (1) ấy là tui ăn cắp trong truyện "Đến Phủ Khai Phong làm nhân viên công vụ" ấy chứ tui miêu tả kém bome. Án đầu nhé còn chap nào thì tui không nhớ :)))))