Chương 20: Bản Đồ Cổ Mộ Dưới Đáy Biển
Editor: Phượng VỹBeta: tieudieututai
Hải táng chính là một cách thức mai táng của một số dân tộc vùng duyên hải, chỉ là cùng với cách mai táng ngoài biển xa của người trong thủ đô rất khác nhau, cổ mộ dưới đáy biển này, chỉ là một cách thức mai táng ở dưới biển của người trên đất liền biến tướng lại. Thực ra chỉ là đem cổ mộ để xuống đáy biển thôi.
Trong lịch sử, kể lại người sử dụng cách an táng giấu cổ mộ xuống dưới đáy biển có không ít, khá nổi tiếng chính là thuỷ mộ của Trần Phi Cẩm Khê, một ngôi mộ ba vạn bạc chìm dưới đáy nước, khiến cho tôi cảm thấy rất hứng thú theo đuổi, nhưng mà thật ra là Tào Tháo, có bảy mươi hai ngôi mộ bị nghi ngờ là mộ của ông ta, thì có nghe kể lại là bị phát hiện ở Hứa Xương giữa sông Thanh Dị.
Mấy người kể lại, có thể người thứ hai làm theo người trước, người sau, thì chỉ có ở Bồ Tùng Linh trong
liêu trai chí dị mới có thể nhìn trộm được một chút dấu vết. Có điều trong lúc đọc, tôi nghĩ như vậy cũng có phần căn cứ, bởi vì khi họ nói vậy, tôi nghe không giống như là lúc đó đang có người bịa đặt ra chuyện này.
Mộ Tào Tháo trong Liêu trai chí dị, nguyên văn 《 Tào Tháo mộ 》 như sau:
Nước sông ngoài Hứa thành nước chảy cuồn cuộn, nước gần vách đá sâu âm u. Vào giữa hè thì, có người đang tắm sông, bỗng nhiên gặp phải đao phủ, rồi bị chém đứt người nửa thi thể trồi lên, sau đó cũng có một người bị giống như vậy. Sự tình vô cùng đáng sợ và quái gỡ. Quan huyện nghe thấy vậy, liền cảm thấy nghi hoặc sau đó quyết định chặn thượng lưu sông lại, để cho nước sông cạn hết. Thấy bên dưới sườn dốc có một cái động sâu, ở trung tâm có đặt lên một cái bánh xoay, trên bánh xoay có gắn lưỡi đao sắc bén như sương. Bánh xoay đánh vào, ở giữa có một cái bia nhỏ, chữ trên bia đều là chữ Triện Hán. Nhìn một cách tỉ mỉ, thì ra lại là mộ của Tào Mạnh Đức. Khai quan tán cốt, tất cả kim bảo tuẫn táng đều bị lấy đi.
Dị Sử Thị viết: “Sau khi thơ ca nói người có tài có đức: ' Cố gắng đào lên bảy mươi hai nghi mộ, nhất định phải có một mộ táng có quân thi.' Lẽ nào người đó biết rốt cuộc cái nào là thực sự trong bảy mươi hai cái mộ đó ư? Gian trá giấu diếm cũng vậy thôi! Thế mà hơn ngàn năm hủ cốt vẫn khó giữ được, đánh lừa lộn xộn thì có ích lợi gì? Than ôi, thông minh cơ trí đó giấu diếm lừa gạt đó cũng vậy mà thôi !”
Phiên dịch được tới đây, rất có tính hư cấu, đại khái là có người bơi ở gần mép dốc đá, đột nhiên người đó giống như bị đao chém, cắt thành hai đoạn, thi thể nổi mặt nước, sau đó lại có người bị như vậy, bọn họ cảm giác ở dưới đáy sông có gì đó kỳ lạ, liền ngăn nước kiểm tra, thấy bên dưới bờ sông gần vách núi, có một cái động sâu nằm ẩn dưới nước, trước cửa động có một cái bánh xoay cắm đầy đao, bên trong chính là mộ Tào Tháo vân vân.
Tôi đã thấy rất nhiều cơ quan kỳ lạ ở trong cổ mộ, biết rõ một cơ quan như vậy đối với người xưa hoàn toàn không khó, cái khó chính là khiến cho bánh xoay đó di chuyển, có lẽ đây chính là nguyên nhân cổ mộ được xây dưới nước, muốn trong thời gian dài vẫn có thể sử dụng được cơ quan này, như vậy nhất định phải có lực làm cho nó di chuyển liên tục cả ngàn năm, vì vậy nước sông chính là lựa chọn duy nhất, nhưng mà Uông Tàng Hải nghĩ sâu xa hơn, ông ta sử dụng hải lưu và thuỷ triều của đáy biển.
Chỉ là, truyền thuyết này cũng có chút kẽ hở, làm cho tôi cũng rất hoài nghi, là vì cái gì có thể làm cho lưỡi đao trải qua cả ngàn năm mà vẫn sắt bén như ban đầu được, dưới nước là điều kiện rất không thích hợp để bảo quản kim loại, trừ phi, những … bộ phận này đều là hoàng kim. Vậy thì cũng không phải là không có khả năng.
Còn một điểm sơ hở khác nữa là, đương nhiên đem một cổ mộ nào đó đi vào hang động chính là dùng phương pháp phong bế, thì nếu vậy lắp đặt một cơ quan khác thì sẽ hợp lý hơn, thử nghĩ xem nếu như lúc đó người người tắm sông không bị gì, vậy thì ngôi mộ này đã không bị người ta phát hiện, trái lại ngươi lắp đặt một bánh xoay, luôn luôn sẽ tình cờ đã thương người khác suốt ngày, đến lúc đó tất nhiên sẽ có người đi xuống tìm hiểu rốt cuộc là vì cái gì, người
chế tạo được cơ quan này tay nghề phải rất giỏi hẳn là sẽ nghĩ tới điểm này, vì sao còn có thể phạm loại sai lầm này được.
Tôi cảm thấy e rằng trong đó có ẩn tình khác, vùng Trung Nguyên phát triển này đây đất màu bị trôi vi đại giới, hơn nữa thời đại củaTào Tháo sông Thanh Dị chắc rằng lượng nước sẽ nhiều hơn, cổ mộ khẳng định ở vị trí rất sâu dưới nước, rồi đến thời đại Bồ Tùng Linh, mực nước giảm xuống rất nhiều, mới có thể khiến cho cổ mộ dưới đáy sông bị người khác chui vào, những …
xác chết trôi này chỉ sợ là người cùng nghề đi xuống thăm dò mộ, bị cơ quan gϊếŧ chết, hoặc là do người nổi lòng sát tâm muốn đoạt của, đến cuối cùng mới có thể làm cho cổ mộ bị phát hiện.
Nói thật đi, cái tài liệu này gợi ý cho tôi rất nhiều, tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào mà Uông Tàng Hải có thể xây dựng được, bởi vì ở trong môi trường nước, vào ngay lúc đó muốn dùng sức người sức của mà hạ xuống đáy, ngoại trừ cho chìm thuyền mộ, những phương pháp khác gần như không thể nào thực hiện được. Thế nhưng những tài liệu này khiến cho tôi khẽ động một chút.
Có phải là có khả năng là, có thể nào là Uông Tàng Hải ở trong khu vực đập, tạo thành một vòng xoay, để đẩy nước biển ra, làm thành một thứ giống như ruộng cạn, rồi đào một cái hố thật lớn ở trong đó, mới lái thuyền mộ vào trong, đến lần thứ hai nước biển rút ra, có thể làm cho mộ thuyền từ từ hạ xuống theo mực nước, chậm rãi chìm vào trong hầm, cuối cùng có thể bơm nước biển trở về.
Từ bản vẽ thì thấy, cái huyệt mộ dưới đáy biển này vô cùng phức tạp, nếu như không phải là dùng phương pháp này, như vậy quá trình thì phải nó chìm vào đáy biển chính xác là đã sử dụng đến vi phân và tích phân, vậy thì có chút không có khả năng. Tôi nghĩ, nếu người xưa có thể chặn được một con sông, thì vì sao lại không thể tạo thành một cái vòng xoay ở dưới đáy biển được chứ?
Quay về tra sách giáo khoa thì phát hiện ra, ở đây có một vấn đề, hay là người xưa không xử lý được vấn đề thấm nước, cát ở đáy biển thấm nước quá tốt, loại xây dựng đập nước này so với cho chìm thuyền mộ sử dụng sức người sức của nhiều hơn gấp mấy lần, tôi tới hỏi giáo sư dạy tôi trước đây, ông ấy suy nghĩ cẩn thận một chút, mấu chốt của cái thuyền mộ ở đây chính là những cái neo đá khổng lồ, thạch neo này phân bố bốn phía trong một hải phận rộng, nhất định là đang làm kết cấu giống như là cái kéo khoá bây giờ vậy, vì vậy toàn bộ quá trình thuyền mộ chìm vào đáy biển, vô số cái thạch neo đưa đến tác dụng điều chỉnh độ cân bằng.