Chương 9: Lời Cánh Báo
Cái màn đêm đen đó không kéo dài được bao lâu thì trước mắt tôi xuất hiện một mảnh đất rộng với những luống rau và lè tè vài cái cây ăn quả. Đằng xa xa kia là một căn nhà xập xệ cấp bốn, một bà lão già lưng còng đang lễ mễ bê một chậu cơm nguội trộn đồ linh tinh. Vừa thấy bà lão bê cái chậu đồ ăn đó ra, thì từ những túp lều tranh gần hang rào ngoài vườn là một đàn chó chạy ùa ra vẫy đuôi mừng rỡ.Bà lão lệ mệ đặt cái chậu cơm xuống, cả đàn chó từ bé đến già, cao thấp, đủ mầu long bu lấy. Tôi đếm ở đó cũng phải được tầm gần hai mươi con chó các loại, tuy nhìn lũ chó này có hơi dơ bẩn nhưng con nào con nấy cũng tràn đầy sức sống và rất khỏe mạnh. Bà lão đứng đó nhìn đàn cho của mình chúi đầu vào ăn thì hai đôi mắt bà như long lanh lên, thế rồi bà lão nói:
– Các con rang ăn đi nhé.
Thế rồi cảnh vật như tua nhanh đi tựa như một thước phim vậy, chiều hôm đó, khi bà lão đang lủi thủi đẩy cái xe hang nước của mình về thì bắt gặp hai thanh niên với một bao tải thức ăn đang đứng đợi sẵn ở cổng nhà, bên trong là đàn chó đang gầm gừ sủa loạn lên. Trong số hai thanh niên đó, có một thanh niên khi nhìn mặt là tôi đã nhận ra ngay là người của xưởng làm thịt chó, vì gương mặt cậu ta có trong tập hồ sơ của một trong bốn nạn nhân trong xưởng. Thêm vào đó, đây cũng chính là cái người đã quăng những bao tải chó xuống đất một cách dã man, bỗng nhiên tim tôi như co thắt, không lẽ nào bọn người xấu này sẽ làm hại bà lão. Bà lão dừng xe hang trước cửa hỏi:
– Các cậu cần gì?
Một người thanh niên mỉm cười tỏ vẻ thân thiện nói:
– Bà … bà có phải là bà lão bán nước chuyên chăm nuôi những chú chó hoang và chó bị bỏ rơi không ạ?
Bà lão nhìn cậu ta đáp:
– Đúng rồi, có việc gì không cậu?
Người thanh niên này mỉm cười, khi tôi nhìn vào cái nụ cười đó của cậu ta tôi có thể khẳng định ngay rằng đó là một nụ cười giả dối. Người thanh niên này chỉ tay vô bịch đồ ăn mà nói:
– Bọn con có khuyên gọp được tiền và mua ủng hộ bà một bịch thức ăn cho chó, mong bà nhận dùm ạ.
Có lẽ đây không phải là lần đầu tiên người ta ủng hộ bà lão về việc nuôi cho hoang và chó vô gia cư nên bà lão vui vẻ nói:
– Ôi vậy thì quí hóa quá, các cậu vào nhà ngồi chơi đã.
Thế nhưng mặc cho bà lão có ra sức mời mọc thì hai người thanh niên này chỉ bê hộ bà ta túi thức ăn vô nhà rồi vội vã ra về.
Tối hôm đó, sau khi cho những chú chó ăn cái thứ thức ăn mới mà hai người thanh niên kia mang tới, bà lão tuyệt đối không hề nghe thấy tiếng động đậy của bầy chó chạy ra chạy vô. Đến tầm giữa đêm thì bà lão đang nằm trên cái giường gỗ cũ cót két thì bà nghe tiếng lục đυ.c lạo xạo ở ngoài. Lúc đầu thì bà nghĩ là mấy con chó chạy tới chạy lui trong sân nhà, thế nhưng do tiếng động đêm nay khác hẳn với tiếng động hàng ngày nên bà quyết định dò dẫm ra coi.
Trên tay bà là cái đèn dầu mờ ảo, bà bước từng bước chậm rãi ra ngoài sân. Thế rồi dưới cái ánh trăng vằng vọc đó, bà lão như không tin vào mắt mình khi thấy một thanh niên đang nhanh gọn kéo từng con chó cưng của bà vứt vào trong bao tải, những con chó này còn lạ hơn nữa là chúng không hề kêu lên hay chống cự, mà cứ nằm im lìm như bị đáng thuốc mê vậy. Bà lão đứng đó nói:
– Các cậu … các cậu làm cái gì vậy?
Người thanh niên đang cho chó vô bao lúc này mới giật mình dừng tay nhìn bà lão. Thế nhưng có một tên khác ở phía sau nghe tiếng bà lão đã vớ cái gậy từ từ tiến lại. Thấy bà lão sắp gặp nguy, tôi hét lớn:
– Bà ơi cẩn thận!
Thế nhưng có lẽ là quá muộn, người thanh niên kia đã cầm gậy nện mạnh vào đầu bà lão, bà ta không kịp la lên mà nghã đổ gục xuống nền sân. Tôi đứng đó như chết lặng người đi, toàn thân khẽ rung lên khi tấm thân bà lão đổ gục xuống đất. Sau khi đánh bà lão xong, hai tên này nhanh tay thu gom nốt đống chó rồi kéo chất lên xe thồ mà chạy đi mất hút.
Cảnh vật xung quang tôi lại tối thui, thế rồi tôi cảm giác như có những cơn gió lạnh ở đâu ùa tới khiến cho da gà bắt đậu dựng đứng. Tôi đứng đó, một mình trong bóng tối nhìn quanh, “Đây là đâu mà sao tối và lạnh thế này?”, tôi tự hỏi. Bất ngờ phía trước mặt là hai cái đèn l*иg đỏ bỗng vụt sáng khiến tôi phải rùng mình mà té ngã xuống đất.
Một tấm biển hiện lên, “Âm Tào Địa Phủ”, tiếp theo đó là bóng hai người mặc đồ trắng đưa bà lão bước vào bên trong. Mặc dù rất sợ hãi và không tin rằng mình đang ở dưới Địa pPhủ, nhưng vì chí tò mò quá lớn và muốn biết được kết cục của bà lão này ra sao. Tôi đã dùng hết can đảm đứng dậy và lặng lẽ theo sau. Hai con quỷ sai này đưa bà lão đến trước mặt Diêm Vương và Phán Quan, Diêm Vương hỏi Phán Quan:
– Bà lão này làm sao mà xuống đây.
Phán Quan dở sách sinh tử ra và đọc về cuộc đời bà lão, không gia đình, không người thân. Ngày ngày sống trong căn nhà từ thiện và cưu mang một đàn chó hoang. Nào hay bị kẻ gian lừa gạt, chúng đã hạ sát bà lão và bắt cả đàn chó đi làm thịt. Diêm Vương vừa nghe Phán Quan kể vừa tặc lưỡi lắc đầu mà thương hại bà ta. Bà Lão lúc này mới lên tiếng:
– Tôi … tôi đang ở đâu đây?
Diêm Vương ngạc nhiên hỏi:
– Bà không biết bà đang ở đâu ư?
Phán Quan cúi người quay về phía Diêm Vương nói:
– Bẩm Diêm Vương, cú đánh chí mạng của tên gian ác đã khiến cho bà lão bị mù trước khi chết. Nên khi xuống đây bà ta đã không còn nhìn thấy gì nữa rồi ạ.
Diêm Vương vuốt râu gật gù, thế rồi ông ta vung tay lên trời, ngay lập tức hai mắt bà lão đã sáng trở lại. Bà lão nhìn quanh thì như nhận ra đây chính là Âm Tào Địa Phủ, bà thở dài quay ra phía Diêm Vương hỏi:
– Thừa ngài, tôi đã chết rồi sao?
Diêm Vương quay đầu qua phía Phán Quan hô lớn:
– Phán Quan, tuyên đọc phán từ.
Thế rồi Phán Quan giở sách sinh tử ra đọc. Ông ta nói rằng bà lão kiếp này tu thân tích đức, đã cứu vớt súc sinh khỏi cảnh đọa đầy. Tính ra công đức vô lượng, nên đây là kiếp cuối cùng mà bà lão làm người, từ kiếp này trở đi, bà lão chính thức thoát khỏi cảnh đấy đọa luân hồi, mà sống an nhàn ở cái cõi âm, cái thế giới bên kia của sự sống. Còn chưa nói hết câu thì bà lão đã hỏi:
– Thưa ngài, vậy còn những chú chó đáng thương của tôi thì sao ạ?
Diêm Vương vuốt râu nói:
– Những con chó đó sở dĩ kiếp này phải chịu tại nghiệp như vậy là vì kiếp trước chúng sống không phải đạo nên bị đầy vào ngã súc sinh nên mới có ngày hôm nay. Sau khi bị gϊếŧ, vong hồn của chúng sẽ vất vưởng trên trần thế đợi ngày triêu hồi lại xuống Âm Phủ để tiếp tục đầu thai.
Vừa nói dứt câu bà lão đã quỳ xuống hai đầu gối chống tay xuống đất mà nói:
– Xin ngài hãy cho tôi vất vưởng trên trần thế ở bên cạnh chúng.
Diêm Vương nghe bà lão nói thì ngạc nhiên lắm, ông hỏi:
– Cái gì? Bà có biết phải tu bao nhiêu kiếp mới thoát khỏi cảnh đọa đầy luân hồi không?
Bà lão ngửng mặt với hai hàng nước mắt tuôn trào nhìn Diêm Vương nói:
– Thưa ngài, tôi không quan tâm, tôi chỉ muốn được ở bên và giúp cho súc sinh khỏi chịu thêm đau khổ mà thôi. Chỉ cần được ở bên cạnh chúng là tôi đã cảm thaays mãn nguyện lắm rồi.
Phán Quan nói thêm:
– Bà hãy suy nghĩ cho kĩ, nếu như bà từ bỏ tất cả chịu làm oan hồn vất vưởng trên trần thế thì bà sẽ phải chịu cảnh lầm than không lối thoát đó. Thêm vào nữa bà sẽ vĩnh viên bị mù và không nhìn thấy gì đó.
Bà lão quay qua phía Phán Quan đáp:
– Tôi đã suy nghĩ kĩ, xin các ngài hãy lấy về đôi mắt này, đôi mắt này của tôi đã thấy đủ khổ đau trần thế rồi.
Nói dứt câu bà lão cứ cúi đầu ở trước điện Diêm La. Ngay khi Diêm Vương và Phán Quan còn đang lưỡng lự chưa biết giải quyết ra sao thì từ cửa có người khác nói vọng vô:
– Mong hai người hãy chiều theo ước nguyện của bà lão.
Diêm Vương nhìn ra thì hô lớn:
– Nghiệp Chướng Quỷ Thần đã quay trở lại sao?
Tôi nấp sau tượng một con linh miêu nhìn ra thì thấy đây là một nhà sư trẻ tuổi với làn da vàng óng ả đang phát sáng, nhưng trên mình ông ta là đầy hình xăm vằn vện và chữ phật. Nghiệp Chướng Quỷ Thần từ từ đỡ bào lão dậy và nói:
– Phải đến bao nhiêu kiếp, biết bao nhiêu kiếp mới có một người thương chúng sinh như bà đây.
Bà lão hỏi:
– Ngài … ngài là ai?
Nghiệp Chướng Quỷ Thần đáp:
– Ta là ai không quan trọng, ta sẽ cho bà được toại nguyện. Ta sẽ lấy đi đôi mắt của bà, nhưng để thay vào đó, ta sẽ ban cho bà một sức mạnh khác còn có quyền lực hơn cả đôi mắt người phàm.
Thế rồi Nghiệp Chướng Quỷ Thần đưa tay lên, tức thì đôi mắt bà lão hóa thành một thứ mầu đυ.c mờ. Tôi còn đang núp ở đó coi thì tôi bắt đầu để ý thấy có mấy con quỷ sai đang đứng gần đó cứ liếc mắt về phía tôi. Nghi ngờ rằng mình bị bại lộ, tôi lẳng lặng lẻn lại ra cổng. Vừa đi tôi vừa nghĩ không hiểu những gì tôi nhìn thấy là hư hay thực nữa, nếu là hư thì làm sao quỷ sai nhìn thấy tôi được chứ. Vừa đi vừa nghĩ ngợi, bất thình lình tôi hụt chân mà ngã vào một cái vực đen thăm thẳm.
Tôi bàng hoàng tỉnh giấc thì thấy mình đang nằm ngay giữa xưởng, cảnh vật đã trở lại bình thường, nhưng có điều lạ là tại sao tôi không cử động được. Còn đang cố chật vật thì bà lão mù từ đâu tiến lại, bà ta đưa cặp mắt đυ.c mờ nhìn tôi nói:
– Hay nghe ta nói, cõi âm nó tựa như là một tấm gương phản chiếu cái tâm của con người vậy. Những kẻ sống ác, sẽ bị rơi vào một thế giới bóng tối đầy khổ đau đầy đọa. Còn những ai sống tốt sẽ bước vào một thế giới không còn khổ đâu ưu tư mà sống an nhàn. Con hãy quay về đi, quay về trước khi quá muộn.
Tôi muốn nói lại lắm nhưng không tài nào mở mồm được, thế rồi bà lão đăt tay lên mặt tôi mà che đi đôi mắt.
Lại một lần nữa tôi bật dậy trên chiếc giường hai tầng tại phòng nghỉ của nhân viên trong xưởng. Với tay cầm cái điện thoại lên coi thì đã hơn mười giờ sáng, toàn thân mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tôi ngồi đó lặng yên nghĩ về những gì mình đã thấy, hay như đã trải qua. Nhưng có lẽ vì quá ghê sợ bởi những gì đã xảy ra tại cái xưởng này mà tôi đứng lên thu dọn đồ đạc thật nhanh mà đi khỏi đây.
Trước khi đi, tôi cũng chẳng buồn đốt cái tập hồ sơ mà quẳng nó lại ngay giữa xưởng. Tôi kéo cánh cửa sắt bước ra ngoài, không biết bao nhiêu con mắt đổ dồn về phía tôi của người dân đứng bên đường, chắc họ ngạc nhiên lắm khi thấy tôi vẫn còn sống sót sau một đêm tại cái xưởng mà họ cho là bị nguyền rủa. Tôi cũng chẳng buồn nhìn lại họ mà lặng lẽ bước thẳng ra đầu phố vẫy taxi. Đi được một đoạn thì bỗng có thằng nhóc tầm mười mấy tuổi chạy lại về phía tôi nói:
– Chú ơi chú, có phải chú đã gặp bà lão bán nước mù nuôi chó đúng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu rồi lặng lẽ bước đi, trong đầu tôi vẫn còn vang vọng cái lời khuyên của bà lão “Con hãy quay về đi, đừng tìm kiếm nữa, hãy quay về trước khi quá muộn.”
——————