Nắm Tro Tàn Theo Hướng Gió Bay Xa

Chương 5: Lại ra đi

Hè đến, bầu trời xanh biếc những đám mây lững thững trôi. Làn gió nhẹ thổi qua kẽ lá cây đa tạo thành những tiếng xào xạc êm tai, những tiếng ve kêu như bản nhạc đồng quê yên bình. Trong gian nhà lá Mẹ Hậu ngồi vá lại cái áo sờn rách đã dùng nhiều năm. An lúc này đã 18, thân người mảnh khảnh, làn da ngăm đen rám cái nắng đồng, bờ vai rộng gánh vác bao hoài bão tuổi trẻ.

Ngoài kia tiếng vó ngựa giặc còn chưa dứt:

- Nội ơi! Con đã lớn rồi, Con sẽ đi đánh giặc như Cha Mẹ, con muốn những đứa trẻ trong làng sinh ra đều được lớn lên bên cha mẹ.

Mẹ run lên, đôi mắt mờ đυ.c nhìn đứa cháu, như thể đang nhìn bóng dáng những người con năm xưa. Ánh mắt An sáng quắc không phải vì háo hức mà là vì hiểu, cái hiểu của một người lớn lên trong cảnh đất nước đang lâm nguy. Nó không biết chiến tranh là gì, nhưng nó biết "bảo vệ" nghĩa là thế nào. Mẹ không khóc, chỉ nặng nề nói “Được” như rút cả tim gan.

Ngày cháu An đi, nắng ấm chan hoà, dõi theo từng bước chân mạnh mẽ mà kiên định, tiếp bước cha ông trên con đường đánh lùi giặc ngoại xâm. Không dặn dò dài dòng, không khóc. Mẹ Hậu chỉ dúi vào tay nó một nắm cơm muối vừng, trên đó có mùi khói bếp, có cả tình thương của nội.

Căn nhà lại quạnh quẽ như năm nào, bát cơm úp ngược ngày xưa giờ chỉ còn một bát cháo trắng chờ nguội trên bàn. Mẹ Hậu không còn sức ra đồng nữa. Đôi chân gầy guộc vẫn lần ra sân ngóng, ngóng một bóng hình thân thuộc trở về. Mỗi bận nghe tiếng bước chân, Mẹ lại giật mình.

Mẹ già rồi, và ai già rồi cũng biết, người đi rồi thì luôn luôn mới, mới trong trí nhớ, mới trong mong chờ, mới trong những buổi chiều không ai gõ cửa.

Dưới gốc cây đa trước căn nhà tranh lụp xụp, Mẹ nằm trên cái chõng tre, đôi mắt đυ.c ngầu đã không còn nhìn thấy gì, Mẹ ngồi lần lại những kỷ vật đã cũ, là đôi dép rơm đã mòn gót, là những cái áo rách đã ngả màu, là cái võng lưới đã rách mép. Mẹ ngước nhìn trên con đường mà năm đứa con của mẹ và đứa cháu của bà đã đi.

Gió Mùa Đông Bắc thổi mang theo những mảnh tro tàn từ chiến trường, tro rơi rợp trời như trời mưa tháng bảy, cuối cùng Mẹ cũng đợi được những người con, người cháu của Mẹ trở về nhà.

Người làng chôn Mẹ dưới gốc Cây Đa, nơi nhìn ra con đường năm xưa Mẹ đã tiễn con và cháu đi.

Tấm bia bằng gỗ chỉ khắc một dòng chữ: “Mẹ Hậu – Hậu phương của những người giữ nước”.