Vui Vẻ Làm Mẹ Năm Mất Mùa, Tôi Dựa Vào Nông Trường Nuôi Lớn Ba Bé Con

Chương 10: Tay nghề nuôi bản thân

Chiếc khăn tay này là do nguyên chủ thêu để làm quà sinh thần cho bằng hữu, nhưng tiếc là rời đi quá sớm nên chưa kịp tặng đi.

Vị bằng hữu đó rất thích bướm, vì thế nguyên chủ đã thêu một bức tranh bướm giữa những bông hoa, với một con bướm đen đậu trên bông hoa mẫu đơn đỏ rực, toát lên vẻ sang trọng, quý phái, đầy trang nhã và có một ý nghĩa sâu xa.

Nguyên chủ đã để quên chiếc khăn tay này trong căn nhà cũ, may là nó không bị Vương gia lấy mất.

Màu sắc như vậy thường thấy trên y phục, đa số khăn tay đều có màu nhạt. Kỹ thuật thêu cùng phối màu của nguyên chủ đã làm cho chiếc khăn tay này thêm phần giá trị.

Thanh Hoà phát hiện ra rằng ban đầu khi nghe nàng hỏi về việc bán đồ thêu chưởng quầy có vẻ không vui lắm, nhưng sau khi thấy chiếc khăn, biểu cảm của ông ta đã thay đổi hoàn toàn.

Chưởng quầy quả thật không vui. Năm nay mất mùa, lương thực giảm mạnh, giá lương thực tăng cao. Mặc dù tú phường không đuổi việc tú nương nhưng doanh thu của cửa tiệm đang giảm lại là sự thật. Trong tình hình này, không giảm người mà lại thu thêm người, thì chẳng phải là bạc quá nhiều không đủ tiêu sao?

Tú Phường của họ dựa vào cây đại thụ nhưng cũng không thể làm bừa.

Chiếc khăn tay này là mẫu mà tú phường của họ không có. Mặc dù người bình thường khó mà sử dụng nhưng nữ nhân nhà quyền quý thì lại có thể, chẳng hạn như chủ mẫu của nhà quyền quý chắc chắn sẽ thích kiểu này để thể hiện quyền uy của mình.

Chưởng quầy có con mắt tinh tường, chỉ cần những sản phẩm thêu được tạo ra của nàng đều đạt tiêu chuẩn này thì mẫu thêu của cô nương này sẽ không lo là không bán được.

“Cô nương, mẫu thêu này quả thật tinh xảo, nhưng kiểu dáng này khó bán, hơn nữa kiểu dáng đơn điệu.” Chưởng quầy do dự nói: “Ta có thể nhận nhưng không biết bao lâu mới bán được. Nếu ngươi cần bạc gấp thì ta có thể mua lại, trả thù lao trước cho ngươi có được không?”

Chưởng quầy tính toán rất kỹ lưỡng, chỉ cần nàng đồng ý thì số tiền dư ra sẽ tính vào lợi nhuận của ông ta.

“Chưởng quầy định mua chiếc khăn tay này với giá bao nhiêu?”

Khi hỏi về giá cả, dựa vào kinh nghiệm của chưởng quầy thì nàng cũng định đồng ý. Vì không để cho người này chạy mất, chưởng quầy còn tăng giá thêm: “Chiếc khăn tay này ta sẽ mua với giá hai mươi văn một chiếc. Thông thường, khăn tay có kích thước này chỉ mười văn, nhưng mẫu thêu của ngươi tinh xảo hơn của người bình thường, ta sẽ thêm cho ngươi mười văn.”

Thanh Hoà cũng không phải là người không hiểu biết, đồ thêu thường là bán ký gửi, giống như cái này nếu muốn mua trực tiếp thì chắc chắn ông ta sẽ kiếm được nhiều hơn so với việc bán ký gửi. Một chiếc khăn tay hình vuông như vậy, ông ta có thể trả hai mươi văn, bán lại sẽ còn nhiều hơn.

Thanh Hoà mỉm cười nhẹ sau tấm che mặt, không từ chối cũng không đồng ý, chỉ nhẹ nhàng nói: “Chưởng quầy, ngài làm ăn cũng không thật thà nha.”

Mặc dù làm tú nương chỉ để che giấu việc nàng lấy lương thực từ không gian ra ăn, nhưng nàng cũng không muốn bị người ta bóc lột công sức của mình.

Vẻ mặt chưởng quầy tự nhiên, vô cùng bình tĩnh: “Cô nương, nếu ngươi lo lắng, có thể hỏi thử cửa tiệm khác. Giá ta đưa cho ngươi là tốt nhất, cửa tiệm khác không thể trả giá như vậy đâu.”

Ông ta không nói dối về điểm này. Trong huyện này, các cửa tiệm đồ thêu chỉ có cửa tiệm của ông ta đưa giá tốt nhất, những cửa tiệm khác thì càng lừa đảo hơn, tuỳ người mà định giá. Đây cũng là nguyên nhân ông ta dám nói cái giá này, toàn bộ là dựa vào những cửa tiệm đó làm nền.

Thanh Hoà không nói gì, đương nhiên nàng biết điều đó, bằng không nàng đã không tới cửa tiệm này. Thẩm thẩm rất nhiệt tình suốt dọc đường, có nói một chút về tú phường mà bà ấy bán đồ thêu. Bà ấy đã từng đến mấy cửa tiệm đồ thêu khác, bị ép giá xuống rất thấp mà tiệm này coi như là cũng có lương tâm.

Nhưng Thanh Hoà không vội vàng, nếu thực sự muốn ép giá nàng thì nàng sẽ không làm nữa.

“Chiếc khăn tay này khó thêu, tốn thời gian. Giá ngài đưa ra khiến ta thực sự không thể chấp nhận, ta cũng biết chưởng quầy nói là thật, nhưng ta cũng chỉ đến chỗ này của ngài để bán đồ thêu. Nếu như thế thì ta tốn công một chút, tự mình đi bán cũng được.”

Nói xong, nàng quay người định rời đi. Chưởng quầy không ngờ nàng lại có ý định như vậy, không phải ai cũng có thể vào được nhà quyền quý nhưng Thanh Hoà quay lại nói: “Chưởng quầy đừng lo, ta biết không dễ gì để bước vào thế gia nhưng vận khí của tiểu nữ khá tốt, từng làm việc ở thế gia ở Biện Lương, nên ta biết cách để đi vào.”

Lần này, chưởng quầy gấp gáp: “Cô nương, cô nương đừng đi, làm ăn là chuyện có qua có lại, ta ra giá ngươi trả giá, đừng đi gấp thế, chúng ta còn có thể ngồi lại nói chuyện.”



Chưởng quầy chân thành đưa ra mức giá cho Thanh Hoà, năm mươi văn một chiếc khăn tay. Nếu đồ thêu lớn hơn, giá cũng sẽ cao hơn nhưng cần đảm bảo chất lượng của từng mẫu. Nếu chất lượng không đạt, ông ta sẽ không nhận.

Mức giá này thực sự khá tốt. Ngay cả Thanh Hoà cũng không chắc bản thân có thể bán chiếc khăn tay nhỏ với giá này, phần người ta có thể bán nhiều hay ít thì đó lại là việc của người ta.

Thanh Hoà đã ứng trước năm mươi văn cho nguyên liệu trong tiệm thêu, nàng đã bán chiếc khăn tay, không còn cách nào khác, nàng không có bạc nên phải làm vậy. Nhưng nàng đã dặn dò chưởng quầy không được bán đi, chờ nàng thêu xong khăn tay thì sẽ đến mua lại.

thậm chí nàng còn giảm giá chiếc khăn tay đầu tiên xuống còn bốn mươi văn để thể hiện sự chân thành.

Chưởng quầy vui vẻ gật đầu.

Thanh Hoà cầm theo nguyên liệu trở về nhà, không ở lại trong huyện nữa.

Trên đường về, nàng gặp người trong thôn, thấy nàng cầm nguyên liệu thì đều nghĩ nàng có bạc. Sau khi Thanh Hoà nói rằng nguyên liệu là mượn từ cửa tiệm thêu và nàng đã dùng chính chiếc khăn thêu của mình làm thế chấp, người trong thôn lại bắt đầu cảm thấy thương cảm cho Thanh Hoà.

Những thôn dân biết thêu nhưng lại gặp khó khăn vì không có bạc, khi nghe được cách làm của nàng, ánh mắt họ sáng lên, có vẻ như cũng muốn thử theo cách đó.

Thanh Hoà không ngờ rằng chỉ một câu giải thích của mình đã khiến chưởng quầy tiệm thêu có thêm công việc.

Khi về đến nhà đã gần trưa, Thanh Hoà lấy một quả bí đỏ từ nông trường, định làm bánh bí đỏ để ăn. Ngôi nhà mà nàng chọn dù nằm ở đầu thôn nhưng cách con đường lớn mấy chục thước, nàng không phải lo có người cố tình tìm đến cửa xem nàng ăn cái gì.

Bánh bí đỏ là món mà trước kia nàng từng ăn ở căng tin trường trung học. Khi đó giá một cái là một đồng, ăn rất ngon, sau này khi lớn lên thì tự mình làm.

Bí đỏ từ nông trường rất ngon, không cần thêm đường, chỉ cần nhào nặn rồi dùng chảo chiên lên, ăn vô cùng ngon.

Khi lấy bí đỏ ra, Thanh Hoà thấy bếp gần như trống rỗng, mới nhận ra mình không có gì cả. Sau khi lấy bí đỏ ra rồi lại cầm vào không gian, hôm nay cũng là một ngày ăn uống trong không gian.



Tạm thời Thanh Hoà lấy nguyên liệu thêu khăn ra để luyện tập, đã dùng năm mươi văn mua sáu miếng vật liệu khăn tay. Chiếc đầu tiên nàng định thêu một đóa mẫu đơn màu trắng nhưng là loại trắng với nhiều gam màu khác nhau, kiểu màu trắng mang theo nhiều sắc thái, sáng lạn như ánh mặt trời rực rỡ.

Nàng bắt đầu chia sợi chỉ rồi dùng chỉ sợi bông màu trắng phối thêm một ít màu khác thành một sợi để thêu. Trước tiên, phác thảo hình mẫu đơn và con bướm trên khăn rồi mới bắt đầu thêu.

Thêu thùa đối với Thanh Hoà là một việc rất xa lạ, dù cha nương nàng là thợ may nhưng nàng không học được chút kỹ năng nào. Trong kiếp trước, nàng hoàn toàn không biết việc thêu thùa, nếu có chỉ bị tuột, nàng cũng chỉ khâu tạm mà thôi, khâu thành cái gì thì còn phải xem ý trời.

Mặc dù có ký ức của nguyên chủ và cũng đã học rất tốt nhưng Thanh Hoà vẫn lo lắng sau khi thay người thì tay nghề sẽ không còn lưu loát.

Sau khi thêu xong chiếc khăn đầu tiên, nàng mới nhận ra bản thân đã lo lắng quá nhiều.