Chẳng lẽ đã xảy ra chuyện gì, sắp phải đối mặt với phá sản sao?
Theo lý mà nói thì điều này là không thể, ai có thể đánh bại được Thịnh thị chứ?
Nói đến nhà họ Thịnh, bà cụ Thịnh và ông cụ Thịnh ngày xưa tay trắng làm nên sự nghiệp, ông cụ Thịnh am hiểu huyền học. Dựa vào năng lực ấy cộng thêm sự thông minh, sắc sảo của bà cụ Thịnh, hai người đã gây dựng nên cơ nghiệp của nhà họ Thịnh.
Sau này, nhà họ Thịnh được giao lại cho Thịnh Dự Hoa (cha của Thịnh Vãn Yên). Thịnh Dự Hoa là một doanh nhân thiên bẩm, ông ấy đã phát triển nhà họ Thịnh từ một gia tộc giàu có trở thành một tập đoàn tài phiệt.
Thịnh Dự Hoa và vợ là thanh mai trúc mã, hai người có với nhau một trai, một gái.
Con gái là Thịnh Vãn Yên, con trai là Thịnh Vãn Trạch.
Hai đứa trẻ đều rất thông minh học giỏi, ngoan ngoãn hiểu chuyện.
Mọi người đều nói nhà họ Thịnh có người kế tục, không ngớt lời khen ngợi.
Nhưng cũng chính vì vậy, nhà họ Thịnh phát triển quá nhanh khiến cho không chỉ người ngoài ghen ghét mà ngay cả nhà anh trai của ông cụ Thịnh cũng vô cùng đố kỵ.
Địa vị cao hơn nhà họ thì thôi đi, đến cả con cái cũng đều tài giỏi hơn con cái nhà họ.
Ông cụ Thịnh và bà cụ Thịnh đều ra đi trong bình yên nhưng trước khi đi vẫn luôn canh cánh trong lòng về Thịnh Vãn Yên.
Nhà họ chỉ có một đứa con gái là cô, từ nhỏ đã được nâng niu, chiều chuộng như báu vật.
Từ khi Thịnh Vãn Yên sinh ra, ông cụ Thịnh đã quyết định truyền dạy lại hết những gì mình biết về huyền học cho cô.
Trước khi đi, ông cụ Thịnh đã tặng lại cho cô chiếc ngọc bội mà ông đã đeo bên mình cả đời.
“Yên Nhi đừng khóc, ông nội đi sắp xếp cho con một ngôi nhà kế tiếp.”
“Yên Nhi, nhất định phải đeo ngọc bội cẩn thận, không được đưa nó cho... bất kỳ ai...”
“Chỉ cần cháu giữ gìn cẩn thận ngọc bội này, chúng ta... sẽ được đoàn tụ sớm.”