Phải chăng do tình yêu ấy quá bồng bột, quá nồng nhiệt họ xem cậu và anh như những kẻ bệnh hoạn, tục ngữ "trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng" đã ăn sâu vào cốt tủy bao thế hệ tự bao đời, trong tư tưởng ngày đó tìm cảm đồng giới chỉ là phút nông nỗi bốc đồng, làm sao hai người con trai có thể cùng nhau đi đến bạc đầu.
--------
Thế nhưng đoạn tình cảm ấy cứ lớn dần theo từng phút từng giây, mỗi ngày trôi qua tình yêu ấy càng thêm mặn mà, nồng cháy. Quang Minh từng nói với Nguyên Khang anh sẽ không nhanh đi du học đến vậy, vì thế thời gian còn lại anh luôn dành cho cậu. Sáng nào cũng lốc cốc con xe đạp cũ đến đèo cậu trên con đường làng quanh co, vượt qua hàng hàng lớp lớp bằng lăng xum xuê màu hoa tím chở cậu đến trường, rồi lặng lẽ nép bóng mình dưới tán cây phượng xanh um chờ cậu sau giờ học.
Có hôm nào trời mát mẻ sẽ lặng lẽ nắm lấy tay cậu chạy trên cánh đồng lúa xum xuê trĩu hạt đang chuẩn bị vào mùa bội thu, vàng rực dưới ánh nắng mặt trời, đôi khi cũng vô thức liếc trộm nhìn cậu thật lâu rồi giả vờ để ngón tay mình chạm nhẹ vào ngón tay cậu, đôi lúc sẽ len lén thơm vội vài cái thật kêu lên đôi gò má bầu bĩnh mềm mại của cậu rồi bất giác cười tủm tỉm ngại ngùng.
Có lẽ những ngày tháng ấy trong đôi mắt cậu và anh đều tràn ngập hình ảnh của đối phương, cách họ dành tất cả mọi thứ cho nhau thật đáng yêu làm sao. Khoảng thời gian tươi đẹp ấy sau này sẽ trở thành ký ức khó phai nhòa, tình cảm ấy, con người, nụ cười rạng rỡ năm ấy vĩnh viễn là xinh đẹp nhất.
Và chuyện gì đến cũng sẽ đến bà cậu và gia đình đôi bên đều biết chuyện họ yêu nhau, nhưng vì thương con họ cũng chẳng nói bất kì điều gì, không ủng hộ cũng chẳng can ngăn, cả hai gia đình cũng không muốn gây khó dễ cho con nên không hề gặp nhau để bàn chuyện tương lai đôi trẻ, thế mà chục năm nữa họ mới biết được năm đó họ đã bỏ lỡ những gì, hàng xóm láng giềng tuy có lời ra tiếng vào lắm lúc cay nghiệt không ai bì nổi, cơ mà họ chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ làm hại cả hai, một số ít trong đó cũng thương xót, đồng cảm cho đoạn nghiệt duyên không trọn vẹn.
Xong người duy nhất không muốn đôi trẻ đến với nhau chỉ có bà của cậu thôi, bà khóc rất nhiều, khóc đến mức hai mắt sưng to, bà luôn miệng nức nở mong cậu buông tay đừng tiếp tục bên cậu con trai ngoại quốc kia, dẫu biết mẹ anh là con cháu Việt Nam, dẫu biết cha anh không phải là kẻ cướp nước nhưng nỗi lòng người đàn bà mất chồng cứ canh cánh trong lòng không sao nguôi được, bất an hoảng loạn khi đứa cháu trai duy nhất lại là người đồng tính khiến bà đau đớn khôn cùng.
Còn nhớ năm đó bà từng nắm lấy bàn tay cậu cầu xin gần như muốn ngã khuỵu, từng giọt nước mắt to bằng hạt đậu trào ra không ngừng, con ngươi đỏ hoe đầy khốn khổ, lúc đó cậu chỉ biết mím chặt môi không hé nửa lời, cậu biết nếu cãi lời thì phạm vào bất hiếu nhưng nếu cậu chọn dừng bước thì tình yêu của cậu sẽ tan vỡ vào biển sâu vô tận.
Năm 1954 Mỹ bắt đầu sang xâm Việt Nam, xây dựng căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam rồi bắt đầu công cuộc thao túng lòng dân, cha ruột của Dương Quang Minh tên thật của ông là Renee, tên hiện tại là Dương Quang Vĩnh lấy theo họ vợ là bà Dương Bích, thừa thời cơ điều tra biết ông từng là một sĩ quan cấp cao trong chiến tranh thế giới thứ hai, lại thông thuộc tuyến đường Nam, Trung, Bắc. Mỹ cho người mời ông đến gặp gỡ, bàn luận lên kế sách lấy lợi ích ra đề bạc mong ông trở lại chiến trường phục vụ cho chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Vì yêu vợ, thương các con, hết sức quý mến con người Việt Nam thật thà chất phác, ông thẳng thừng từ chối mọi lợi ích Mĩ đưa ra, một lòng chỉ muốn trở về nhà với vợ con. Nhưng bản thân ông ngầm biết rõ nếu như hôm nay ông khước từ lời mời gọi đầu quân cho Mỹ, mai này nhà ông sẽ không thể yên ổn. Sau cuộc gặp gỡ chóng vánh ông lập tức trở về nhà, lo lắng chạy đôn chạy đáo khắp nơi.
Toan tính trước kết quả nếu chẳng may mai này xảy ra chuyện xấu nhất cũng chỉ mong mình ông gánh vác, biết cậu con trai út sắp sửa sang Liên Xô học tập, ông quyến luyến gửi lại vợ và con gái lớn của mình cho một người bạn Việt Nam thân thiết nhất của ông, cũng chính là cha ruột của Nguyên Khang chuyện mà rất mãi lâu sau này cậu mới biết được, lúc ấy cậu chợt nhận ra không ngờ trái đất thật sự tròn đến thế, đi đến đâu cũng chỉ toàn là hình bóng của anh.
Mọi suy đoán không bao giờ là thừa thãi, đêm tối của ba tháng sau căn nhà tổ ông cùng vợ con chăm chút gần nửa đời người bất ngờ bị phóng hỏa cháy rụi, bà con xung quanh hết lòng cứu giúp, tìm mọi biện pháp dập lửa cứu người, nhưng căn nhà nhỏ bốn phía dựng lên bằng lá dừa nước được trầm tỉ mỉ dưới cái nắng sớm khô cứng cộng thêm cột nhà bằng gỗ đước đã trải qua mấy đời người từ lâu không thể nào trụ nổi trước ngọn lửa quân thù, may mắn không mỉm cười với người thiện lương, từ sáng sớm tinh mơ sau đêm bị phóng hỏa hòng bịt miệng ông, sau tất cả chỉ còn lại là đống tro tàn, trơ trọi trên mặt đất là cái xác đã bị ngọn lửa thiêu sống đen kịch, cháy khét.
Tin chồng ra đi trong đau đớn nhanh chóng truyền đến tai vợ ông, bà Dương Bích đau đớn gào khóc tiếc thương cho chồng, ngọn lửa thù hận cháy âm ỉ trong tim, hơn thế là lo lắng cho tính mạng hai con, bà cầu xin nhà Nguyên Khang nhanh chóng đưa anh sang Liên Xô học tập, hứa hẹn ngày kia khi đủ lông đủ cánh trở về sẽ một lòng bảo toàn bình yên cho tổ quốc.
Giữa trưa nắng, mặt trời đã lên cao vừa hay tin cha Quang Minh qua đời, cậu đau lòng bỏ hết công chuyện dang dở trong nhà chạy đi tìm anh khắp cùng làng ngõ xóm, đôi dép cao su cũ kĩ được vá đi vá lại nhiều lần bị cậu giẫm đạp rách tươm, đến khi tìm được bóng dáng anh rồi nó cũng không trụ được nữa rã rời, cậu đi chân đất đến bên anh, dáng dấp cao lớn ngồi lẻ loi một góc vắng người qua, đối diện là đống rơm rạ chất cao như núi có lẽ kết quả này là thành quả cánh đồng vừa được mấy bác nông dân thu hoạch lúa chín vào hôm qua, để lại cánh đồng trơ trọi chắc bởi vậy nên cơn gió không bị vật cản làm dịu đi, sức gió mạnh mẽ như tát lên gương mặt anh, kéo theo mùi rơm rạ xộc thẳng vào khoang mũi chật hẹp.
Cậu bước đến bên anh, cậu ôm anh thật chặt thật lâu như muốn tiếp cho anh thêm chút động lực cho anh, vờ như anh không biết rồi hôn nhẹ lên mái tóc anh, xong lại ngồi xổm xuống ngay ngắn đối diện với anh, hai tay đưa lên mặt che đi đôi mắt của mình, nhỏ giọng thủ thỉ.
"Quang Minh em biết anh rất muốn khóc, nên anh hãy khóc đi khóc rồi tuy vẫn không hết đau lòng nhưng ít nhất đỡ nặng lòng hơn bây giờ."
" Anh thấy không em che mắt lại rồi sẽ không thấy nữa, lần này sẽ không trêu anh đâu."
Cha mất rồi, chỗ dựa duy nhất của Quang Minh chỉ còn mẹ, nỗi đau thương mất người thân nung nấu lên ý chí mãnh liệt trong đại não, mãnh liệt thôi thúc anh phải nhanh chóng lên đường, chỉ là anh không nỡ rời đi, anh đi rồi ai sẽ đứng nơi góc vắng đợi em, anh đi rồi ai sẽ trả em lời yêu thổn thức. Bao lời đàm tiếu sai lệch anh chẳng màng, điều duy nhất sau gia đình khiến anh bận tâm chính là cậu bé của anh, người con trai anh yêu nhất cả đời này sẽ phải ra sao nếu không có anh đây.
Bác Út Hạnh gần nhà có nói "Con với nó yêu nhau là chuyện của tụi con, bây đừng có bận tâm họ nói cái gì, chuyện tình cảm ấy mà, bây đi học bây nhớ viết thư gửi về cho nó, đừng để nó lo, thằng bé ấy nó hay suy nghĩ nhiều, mà bà nội nó không có thích bây đâu, bất quá yêu đương gì cũng phải biết giữ kẻ."
Nỗi đau mất cha, nỗi lòng đau đáu ẩn nhẫn bao lời lẽ cay nghiệt của xã hội lúc bấy giờ dù rằng họ chẳng muốn làm hại cả anh và cậu nhưng làm sao không đau lòng cho đặng, dẫu biết thực tại khó khăn anh vẫn yêu cậu vô cùng. Hai ba tháng nữa là phải đi rồi thật lòng nhớ cậu đến không chịu nổi. Bác Út Hạnh nói đúng, anh cứ nghĩ mãi bao lần cậu phải chịu chất vấn từ bà cũng bởi lỗi tại anh quá bộp chụp chỉ muốn ôm cậu thật lâu cũng không nghĩ trước hậu quả, bà cậu lại ghét người ngoại quốc, không nói cũng biết sau khi về nhà cậu đã phải chịu những gì, anh xót lắm.
"Nguyên Khang à đợi anh"
-----------
Nỗi niềm vằn vặt, cắn rứt không tròn chữ hiếu những năm tháng ấy dường như bóp nghẹt lấy trái tim cậu thiếu niên Trần Nguyên Khang bé nhỏ, gánh nặng cảm xúc đè nén khiến cậu trở nên gầy guộc tiều tụy hơn trước rất nhiều, giữa thời cuộc Việt Nam đang dốc toàn lực vào kháng chiến chống Mỹ, cậu nghe theo tiếng gọi tổ quốc vác trên vai lời hứa trở thành người anh hùng của bà, người anh hùng của quê hương, cậu theo chân thanh niên yêu nước lên đường tham gia kháng chiến.
Ngày cậu ra đi rơi vào tháng 6, mùa hoa bằng lăng nở đẹp nhất. Vẫn ở nơi năm đó cậu gặp anh, vẫn là người con trai vẫn là loài hoa gắn liền suốt những năm tháng họ yêu nhau, vẫn là đoạn đường làng quanh co khúc khuỷu năm nào.
Lúc ấy trong mắt anh cậu thật tỏa sáng thật lấp lánh, cậu mặc trên người bộ đồ lính màu xanh lá, đầu đội mũ cối tóc cắt tỉa gọn gàng, vai quẩy balo, chân mang dép cao su hình dáng đó mãi lâu sau này vẫn in hằng trong ký ức Quang Mình.
Anh ôm lấy cậu rất lâu lâu đến mức chân cả hai trở nên tê rần, lâu đến nỗi nước mắt cạn khô.
Anh hôn lên môi cậu, khẽ thì thầm lời chia ly bịn rịn, đôi tay anh ôm lấy gương mặt nhỏ nhắn của cậu đầy tình tứ, ngón tay khẽ chạm lên từng chi tiết trên gương mặt người anh thương dường như muốn khắc ghi từng đường nét quý giá ấy vào trong tim. Sợ rằng mai này vĩnh viễn không bao giờ gặp lại nhau nữa, chiến tranh quá khốc liệt, bom đạn tàn nhẫn sẽ không thương tiếc bất kỳ ai kể cả cậu thiếu niên mà anh yêu.
Anh hôn lên trán, lên tóc, lên má, lên môi cậu, lời nói nghẹn ngào đứt đoạn rõ ràng là không đủ can đảm tiếp thêm năng lượng cho em, rõ ràng là chẳng muốn xa nhau.
"Em yên tâm. Anh sẽ đợi em, đợi ngày hòa bình lập lại, ngày Nam – Trung – Bắc hòa một chung vui. Chờ ngày hoa nở, hạ về không còn mùi khói thuốc, mưa boom đạn lạc, tiếng oán than trên khắp non sông ba miền tổ quốc."
"Hứa với anh nếu như một ngày nào đó một trong hai chúng ta không trụ nổi, hoặc anh hoặc em hãy đến dưới gốc cây bằng lăng này khắc tên người còn lại lên thân cây, để kiếp sau ai đầu thai sớm hơn sẽ đi tìm người còn lại được không em."
"Hứa với anh phải nhớ viết thư gửi cho anh, ít nhất khi đó anh biết em vẫn ổn, ít nhất anh biết em vẫn còn tồn tại."
Khóe mắt cậu đỏ hoe, sắp khóc. Cậu gật đầu rồi lại lắc đầu liên tục, bất lực gục đầu tựa trán lên ngực anh, cố gắng che đi những giọt nước mắt lăn dài, ngẩng đầu nhìn anh thật lâu trước khi vương đôi tay ôm lấy cổ Quang Minh, từ từ chạm tay lên mặt anh rồi vuốt ve dịu dàng, ngón tay cái chạm lên từng hàng mi, đôi má, sóng mũi, quai hàm, cuối cùng lướt nhẹ qua đôi môi anh.
Giây phút này cậu bỗng bất an vô cùng, lo lắng ngày cậu đi người thân cậu sẽ như thế nào, còn có thể gặp lại Dương Quang Minh của cậu nữa hay không... Không có câu trả lời...không biết vì sao cậu lại không nỡ, lưu luyến vô cùng.
Cậu mỉm cười trong nước mắt, nhẹ nhàng nắm lấy tay Quang Minh đan chặt từng ngón tay cả hai vào nhau, giọng the thé gần như thủ thỉ.
"Em đi rồi ai sẽ đứng nơi góc vắng đợi anh, em đi rồi ai sẽ trả anh lời yêu thổn thức?"
Quang Minh nhắm chặt mắt không nhìn cậu nữa. Vươn tay che đi đôi mắt đẫm lệ của Nguyên Khang, anh chỉnh lại nón và áo cho cậu, xoay người cậu về hướng đoàn người chuẩn bị lên đường chiến đấu, đẩy nhẹ ý bảo cậu đi đi.
Giọng anh khàn khàn, mắt cũng không dám nhìn cậu bước đi nhưng vẫn cố gắng gượng mỉm cười vẫy tay chào tạm biệt.
"Em lên đường đi, anh về."
Anh dừng lại một lúc trước khi tiếp tục, giọng như sắp vỡ ra.
"Nhớ... giữ gìn sức khỏe. Anh đợi Khang về."
Lúc cậu lưu luyến xoay đầu ra đi hòa vào đoàn người áo lính. Sau lưng gió thổi ngang qua hoa bằng lăng rơi đầy đất, kẻ ở lại nước mắt lưng tròng.
Sau khi Trần Nguyên Khang theo đồng đội lên đường tham chiến tại các vùng thuộc chiến trường miền Bắc Việt Nam, đúng một tháng sau Dương Quang Minh cũng bắt đầu sang Liên Xô học tập.
Vùng quê nghèo năm ấy vẫn lặng lẽ tồn tại bình dị, hàng bằng lăng trải qua bao năm tháng như cũ năm nào cũng đúng mùa rộ nở dưới bầu trời trong xanh. Chỉ là đâu đó bất giác đã thiếu vắng bóng đi hình xưa cũ.