Vệ gia được coi là một trong những hộ nghèo nhất trong thôn, mỗi năm sau khi nộp xong thuế, mọi người đều thích tìm phụ tử Vệ gia để nói chuyện. Đời này mà, đều là so sánh, nếu cảm thấy mình sống khó khăn, thì đi ngó sang những nhà còn thê thảm hơn nhà mình.
Tất nhiên đó chính là Vệ gia, nghèo đến mức tiểu ra máu.
Hàng năm, cứ đền thời gian này là Vệ lão đầu đều thở dài ngao ngán, lắc đầu không nói, mọi người tự hiểu rằng năm nay nhà lão lại phải lên núi đào rễ cây, rau dại để lấp đầy bụng.
Bọn họ muốn nói, đã nghèo đến mức không có cơm ăn, còn mua vải làm gì? Trong thôn không ít người thì thầm bàn tán, nhìn bọn hắn hôm nọ hào nhoáng, mặt mũi cũng được giữ trọn, không biết trong lòng phải chịu đói ra sao.
Những lời đó chỉ là bàn tán thầm, dù phụ tử bọn hắn không có lương ăn, nhưng ít nhất trong mấy năm qua chưa từng mượn thóc của người khác trong thôn. Vậy nên, người ta muốn làm gì thì làm, chẳng liên quan gì đến mọi người.
Hiện giờ lương đã thu xong, thuế cũng đã nộp, khóc cũng khóc rồi, mắng cũng mắng đủ, cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Người dân quê chẳng bao giờ có thời gian rảnh rỗi, sau khi cơn gió nộp thuế qua đi, các hán tử trong nhà lại tiếp tục ra đồng, các bà nương thì rủ nhau lên núi lấy củi hoặc tìm dưa dại. Chỉ có bọn trẻ con suốt ngày chạy nhảy đùa giỡn, chẳng chút lo lắng.
Mấy ngày gần đây, ngoài hàng rào Vệ gia thường có mấy hài tử chạy đến, nếu may mắn gặp được lúc Vệ Đại Hổ không có ở nhà, chúng sẽ chạy vào trong sân, Vệ lão đầu sẽ vào nhà lấy vài trái dưa dại mà Vệ Đại Hổ hái từ núi ra cho bọn trẻ ăn.
Nếu gặp phải Vệ Đại Hổ ở nhà, bọn trẻ sẽ hoảng hốt chạy tán loạn, vừa la hét vừa chạy đi xa.
Ngày mai chính là ngày Vệ Đại Hổ thành thân, thân thích bên nhà nương hắn cũng đã gửi đến vài món rau tươi hoặc trứng gà.
Năm đó, Vệ lão đầu cưới cô nương Trần gia trong thôn, Trần gia ở thôn Đại Hà thuộc vào dòng thế gia vọng tộc, đời đời kiếp kiếp đều là người thôn này, vì thế ở trong thôn rất có tiếng nói. Hồi đó Vệ lão đầu có thể thuận lợi ở lại, không thể thiếu sự giúp đỡ của Trần gia.
Mà Vệ lão đầu có thể lấy được nữ nhi Trần gia hoàn toàn nhờ vào việc lão cứu được người ta trên núi.
Cô nương Trần gia sau tai nạn đó, như thể phát rồ, nhất quyết chọn gả cho thợ săn trên núi này, ai nói gì cũng không đổi được.
Dù Trần gia không thích Vệ lão đầu, nhưng rất coi trọng Vệ Đại Hổ.
Ngoại tổ phụ và ngoại tổ mẫu của Vệ Đại Hổ đã qua đời lần lượt cách đây mấy năm, cữu cữu và cữu mẫu không thường xuyên đến thăm, giờ Vệ Đại Hổ sắp thành thân, cữu cữu và cữu mẫu đã gửi mấy hài tử đến đưa chút đồ ăn, tiện thể ở lại Vệ gia phụ giúp ít việc.
Trần đại cữu có ba hài tử, lão đại là Trần Đại Thạch, lão nhị là Trần Nhị Thạch, và Tam Hoa.
Trần nhị cữu có hai hài tử, lớn là Trần Đại Nha, còn nhỏ thì lấy tên theo hai đường ca là Trần Tam Thạch.
Trần Đại Thạch, Trần Nhị Thạch, còn có Trần Đại Nha đều đã lập thất sinh hài tử, chỉ còn Trần Tam Thạch năm nay mới tìm vợ và tiểu muội Tam Hoa mới mười ba tuổi.
Tam Hoa bình thường sợ nhất là biểu ca Vệ Đại Hổ, thường ngày tuyệt đối không thể sai bảo nàng ấy đến Vệ gia, hiện giờ có mấy ca ca đi cùng, như thể có người bảo vệ, nàng ấy bỗng trở nên gan dạ hơn, lộ ra chút tính cách hoạt bát thường ngày.