Hai công xã vì tranh giành nước vào mùa xuân đã xảy ra xô xát, vất vả lắm mới hòa hoãn được đôi chút, giờ lại xảy ra chuyện này, quan hệ của hai bên lại trở nên căng thẳng.
Mười đội sản xuất của công xã Diệp Cừ, nhờ có nguồn nước mà cháu gái Diệp Nam Âm tìm được, lúa trên đồng đều được tưới nước đầy đủ, chỉ chờ ngày thu hoạch.
Cuối tháng Tám, rất nhiều người đi dạo trên những cánh đồng.
Diệp Bình Xuyên cùng mấy vị bô lão ngồi xổm một chỗ, mấy ông lão đều rướn cổ lên, giống hệt học sinh tiểu học đang đếm số.
"Bao nhiêu?"
Diệp Bình Xuyên nghiêm mặt, bóp bóp hạt lúa: "Số lượng không khác biệt nhiều so với năm ngoái, chỉ là hạt lép nhiều, trọng lượng kcô útn."
"Kcô útn bao nhiêu?"
"Bốn phần!"
So với năm ngoái, sản lượng giảm bốn phần, vẫn còn đỡ hơn so với lúa mì giảm một nửa.
Lúa mì được trồng trên đất khô, phần lớn đất khô đều nằm trên sườn núi, tưới nước không được thuận tiện. Ruộng lúa tuy mấy lần suýt bị khô hạn, nhưng may mà đều được cứu kịp thời.
"Chuẩn bị thu hoạch thôi, sản lượng tuy có giảm, nhưng chắc chắn cũng không đến mức chết đói!"
Mọi người gật đầu đồng tình.
Năm gặp thiên tai, không chỉ có công xã Diệp Cừ, các công xã khác cũng nghĩ đủ mọi cách để giữ lại lương thực, già trẻ lớn bé đều ra sức cứu lúa, ngày ngày lặn lội gánh nước từ sông Sa về, cuối cùng cũng đến ngày thu hoạch.
Công xã nào cũng bị giảm sản lượng, công xã bị thiệt hại nặng nhất, sản lượng trung bình giảm đến bảy phần.
Dù sao thì, ít nhất cũng không đến mức chết đói!
Điều kiện tiên quyết là huyện không thu lương thực, nhưng liệu có thật là không thu lương thực?
Trong lòng người dân thôn Diệp gia vẫn luôn lo lắng, sợ thu hoạch mùa thu giống như mùa hè năm ngoái, nên khi lúa chín, cả thôn đều ra đồng thu hoạch, phơi thóc, vận chuyển, cất vào kho.
Sau khi thu hoạch mùa thu kết thúc, đàn ông, phụ nữ trong thôn đều gầy đi trông thấy, phơi nắng suốt ngày nên da dẻ cũng đen sạm đi nhiều, khi cười lên để lộ hàm răng trắng bóng.
"Hôm qua chia lương thực, chiều mẹ tôi xay luôn mười cân gạo, tối qua nhà tôi ăn cơm gạo trắng đấy."
"Nhà tôi cũng ăn cơm gạo trắng, còn cô út tóp mỡ nữa, thơm phức luôn!"
"Ha ha ha, sáng nay mẹ tôi hấp bánh gạo, cho thêm rượu nếp và đường, chua chua ngọt ngọt, ngon lắm!"
Dưới lầu Bát Quái, một đám trẻ con ngồi túm tụm lại, khoe khoang với nhau về những món ngon mà nhà mình làm, các cụ ông, cụ bà ngồi cạnh đó làm việc, nghe thấy những lời nói ngây ngô của bọn trẻ, đều tủm tỉm cười.
Vất vả cả năm trời, chẳng phải là vì miếng ăn sao.
Nuôi con dưỡng cái, cơm no rượu say, đi hết cả đời này!
Sáng nay, nhà Diệp Nam Âm nấu cháo rau xanh. Không giống với cháo loãng, món cháo này được ninh trong thời gian dài nên rất thơm.
Cháo chín, rắc thêm một chút muối, thanh đạm mà ngon lành.
Diệp Nam Âm ăn no, nằm trên chiếc ghế dài của ông nội nghỉ ngơi thì đột nhiên nghe thấy tiếng ồn ào từ phía lầu bát quái vọng lại, xen lẫn cả tiếng trẻ con khóc. Cô bé lập tức ngồi bật dậy.
Diệp Sương vừa chạy vừa khóc, vừa chạy vừa hét lớn: "Bọn cướp lương thực lại đến rồi! Chúng mang theo cả tài liệu đóng dấu và súng nữa!".
Sắc mặt Diệp Nam Âm sa sầm, cô bé lập tức đứng bật dậy.
Vụ thu hoạch mùa hè năm nay, Dương Văn Khoa đã phải chịu một vố đau điếng ở công xã Diệp Cừ, có thể nói là mất cả chì lẫn chài, lại còn liên lụy đến cả em vợ.
Mấy tháng nay, Dương Văn Khoa luôn sống khiêm nhường, thu mình lại, nhưng ánh mắt của ông ta thì chưa bao giờ rời khỏi công xã Diệp Cừ.
Khi công xã Diệp Cừ bị cắt nước, Dương Văn Khoa hả hê trước sự bất hạnh của người khác. Đến khi công xã Diệp Cừ giải quyết được vấn đề nước, ông ta cũng tỏ ra vui mừng.
Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, ông ta đến trạm lương thực của thành phố để họp. Trong cuộc họp, các vị lãnh đạo lại lặp đi lặp lại vấn đề nan giải về công tác chống hạn hán và cứu trợ thiên tai. Trạm trưởng một trạm lương thực khác vốn có quan hệ tốt đẹp với Dương Văn Khoa bèn lên tiếng đề nghị quyên góp lương thực để giúp đỡ bà con.
Tất nhiên là Dương Văn Khoa lập tức phụ họa theo.
Họ tỏ ra hào phóng, lợi lộc thuộc về mình, còn khó khăn thì người khác chịu, thật là chuyện tốt đẹp có một không hai.