Đổi Bà Xã Đó, Thì Làm Sao?

Chương 21: Vẽ hộ

Cố Tích nghiêm túc nhận lấy đồ y đưa cho, quay đầu trang giấy trắng của mình, suy nghĩ một lúc lâu, mới quẹt một nét màu xanh lam đậm lên trên.

Nếu như để ý kỹ, có thể phát hiện ra Cố Tích học theo bức tranh Ngôn Tùng Du đang vẽ.

Ban đầu Ngôn Tùng Du cũng không nhận ra, cho đến khi thấy hắn đột nhiên vẽ một mảng màu hồng phấn góc trên bên phải của bức tranh, khiến y cảm thấy quen thuộc, y chần chờ so sánh nó với bức mình vẽ hai lần.

... Y có vẽ như thế này hả?

Cố Tích cảm thấy bức tranh mình vẽ không tệ.

Vì bức tranh này là tranh phong cảnh trừu tượng*, nếu như tranh về chân dung hoặc vẽ tĩnh vật, người ngoài nghề cũng có thể nhìn ra vẽ xấu hay đẹp, nhưng đối với loại tranh mang theo chút ý cảnh mơ hồ như thế này, thì khó mà phân chia rạch ròi.

*Từ gốc là tranh phong cảnh gợi bầu không khí: là tranh vẽ mang lại cảm giác đặc biệt cho con người, có thể là thời tiết cụ thể, đôi khi còn có các nhân vật cụ thể hoặc các sự kiện liên quan đến con người, công trình nhân tạo và môi trường địa lý. Những trải nghiệm cảm xúc mà nó gây ra có thể tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đều có xu hướng khiến con người cảm thấy "xa rời xã hội", thường kí©ɧ ŧɧí©ɧ trí tưởng tượng của con người.

Ngôn Tùng Du thu hồi tầm mắt, cầm bút vẽ, thêm một nét vào bức tranh của mình.

Thời gian dần trôi đi, bức tranh pha kè phối màu qua loa của Cố Tích nhanh chóng được hoàn thành, Ngôn Tùng Du vốn đã gần xong, hiện cũng đang bắt đầu hoàn thành những nét cuối cùng.

Cố Tích buông bút lông xuống, hỏi: “Cũng không tệ đâu đúng không?”

Ngôn Tùng Du nhìn sang, ngừng lại mấy giây, từ phương diện nghệ thuật, bức tranh này không có gì để khen, nhưng từ phương diện cá nhân thì y thấy nó đẹp mắt vô cùng.

“Rất đáng yêu, lần đầu tiên vẽ tranh mà vẽ được như thế này là có thiên phú lắm đấy.” Ngôn Tùng Du nói “Cậu có muốn cất giữ không, tôi giúp cậu đóng khung l*иg kính.”

“... Thôi bỏ đi, đợi xíu nữa đem vứt.”

Cố Tích tự mình biết mình, vẽ chơi mà thôi, không có ý nghĩa lưu giữ, một bộ khung tranh khéo còn đáng giá tiền hơn nó.

Nhưng dù sao cũng là bức tranh đầu tay, Cố Tích lấy điện thoại ra chụp mấy bức ảnh làm kỷ niệm.

Con ngươi Ngôn Tùng Du lóe lên, bảo: “Vậy cứ để tạm ở đây đi.”

Cố Tích đáp lời, trông thấy Ngôn Tùng Du cũng sắp hoàn thành tác phẩm của mình, cho dù người ngoài ngành chẳng biết chút gì như hắn cũng cảm thấy choáng ngợp.

Đời trước, Lâm Thanh Nhiên đã thành nghệ thuật gia nổi tiếng nhất thành phố Vinh. Nhưng Cố Tích cảm thấy Ngôn Tùng Du bây giờ đã giỏi hơn Lâm Thanh Nhiên của mười năm sau, nên tương lai chắc chắn y cũng sẽ giỏi hơn cả Lâm Thanh Nhiên.

Chỉ tiếc, kiếp trước hắn không biết Ngôn Tùng Du làm công việc gì.

Ngôn Tùng Du hỏi: “Có thể giúp tôi một chuyện không?”

Cố Tích nghi hoặc: “Cậu nói thử xem.”

“Còn một nét vẽ cuối cùng.” Ngôn Tùng Du đưa cọ vẽ trong tay cho hắn, bảo: “Cậu có thể vẽ nốt giúp tôi không?”

Dù Cố Tích không hiểu biết về mảng này, nhưng hắn cảm thấy chỉ quẹt một cái sẽ không làm hỏng cả bức tranh nên kích động nhận lấy bút lông, hỏi: “Vẽ ở chỗ nào thế?”

Khi chuyền cọ vẽ, tay Ngôn Tùng Du bất cẩn chạm vào đầu ngón tay Cố Tích, một chút nhiệt độ nhỏ bé lan từ đầu ngón tay, thấm vào trong cơ thể, khiến tim y như muốn ngừng đập.

Ngôn Tùng Du lấy lại bình tĩnh, chỉ vào một chỗ trên bức tranh: “Chỗ này, cậu chấm một cái là được.”

Cố Tích nghiên cứu một lát, ịn lên trên giấy vẽ một cái.

Điểm nhấn của một bức tranh rất quan trọng, điểm nhất này quyết định trình độ hoàn thiện của bức tranh. Rất nhiều người không phải không biết vẽ, mà chỉ không biết đặt điểm nhấn của bức tranh nằm ở đâu.

Sau khi thêm một chấm màu trắng đυ.c mờ ảo, dường như từng vệt sáng cũng xuất hiện sự thay đổi, cả bức tranh được phủ lên một lớp “linh hồn” mơ hồ.

Ngôn Tùng Du lui về sau vài bước, xác nhận bức họa này đã hoàn thành, sự thỏa mãn trào dâng trong lòng, đây là một bức tranh có sự tham gia của Cố Tích, ý nghĩa và giá trị của nó không gì sánh bằng.