Hán Sở Tranh Hùng

Chương 14

Hàn Tín thấy Trương Lương tán tụng thanh kiếm mãi, và biết mình là hào kiệt, lòng hoan hỉ, vội đứng dậy nói:

- Tín tôi từ đến nước Sở, chẳng qua là một kẻ hư danh, nay Tiên sinh có lòng hạ cố đem thanh bảo kiếm đến đây, ơn ấy không sao nói hết. Vậy xin Tiên sinh cho tôi xem qua kiếm ấy.

Trương Lương rút kiếm trao cho Hàn Tín.

Kiếm vừa rút ra khỏi vỏ, hào quang chói sáng ngời.

Trên bao có đề một thơ như sau:

Kiếm báu lập lòe tay dũng sĩ

Non sông môt dãi chí hiên ngang.

Máu hồng men rượu say băng tuyết

Muôn dặm sơn hà một tấc gang.

Hàn Tín bình nhật rất thích kiếm, nay thấy thanh bảo kiếm này bằng lòng lắm, chỉ vì trong túi không có tiền, nên không dám hỏi giá.

Sau một lúc lăm le thanh kiếm, Hàn Tín hỏi:

- Ngài có ba thanh kiếm, thế thì hai thanh kia ngài đã bán được bao nhiêu?

Trương Lương nói:

- Tôi đã nói với tướng quân là kiếm tôi không phải bán. Nếu gặp người xứng đáng làm chủ, xin đem dâng không mà thôi, vì nghe tướng quân là bậc hào kiệt, mới đem kiếm đến đây.

Hàn Tín nói:

- Ða tạ Tlên sinh có lòng chiếu cố. Chỉ sợ Tín tôi chưa chắc phải là hào kiệt hay không?

Trương Lương nói:

- Nếu không phải là hào kiệt thì đến vạn nén vàng tôi cũng không thèm bán.

Hàn Tín mừng rỡ, sai gia nhân dọn tiệc rượu khoản đãi. Trong lúc nâng chén, Hàn Tín hỏi:

- Thưa Tiên sinh, ba thanh bảo kiếm đều có tên cả chứ?

Tnrơng Lương nói:

- Dĩ nhiên. Một thanh gọi là Thiên Tử kiếm, một thanh gọi là Tể Tướng kiếm, còn thanh này gọi là Nguyên Nhung kiếm. Thanh Thiên Tử kiếm còn gọi là Bạch Hồng Từ Ðiện, nguyên của Ngô vương đúc ra treo trên vách, giống tà ma quỉ mị phải xa lánh. Tể Tướng kiếm biệt danh là Long Tuyền Thái A, thanh kiếm này của Lôi Hoán đào được.

Lôi Hoán giỏi vốn về thiên văn xem thấy có một tia sáng vọt lên sao Ngưu, sao Ðẩu, liền sai người đào nơi nền nhà sâu hơn mười trượng, được một cái hòm, mở ra thấy trong đó có thanh kiếm. Từ đó ánh hào quang không còn chiếu sáng nữa. Sau Lôi Hoá đeo kiếm lội qua sông, bỗng nhiên thấy mất. Trông xuống sông thì thấy kiếm ấy hóa thành con Giao Long đang vẩy vùng trong nước.

Nguyên Nhung kiếm có tên là Can Tương, Mạc Tà.

Nguyên vua nước Ngô là Hạp Lư đúc ra hai thanh, một thanh "Thư" và một thanh "Hùng". Tuy là của nhân tạo, song chọn ngày giờ, ứng theo các vì tinh tú, hợp khí âm dương, rèn vào lửa hơn mười năm mới thành, cho nên quý báu lắm.

Vì sự quý báu ấy nên tôi đi bán kiếm phải dùng người tài đức mà trao.

Hàn Tín hỏi:

- Người tài đức thế nào mới dùng được kiếm báu của Tiên sinh?

Trương Lương đáp:

- Người muốn dùng Thiên tử kiếm phải có đủ tám đức: Nhân, hiếu, thông, minh, kính, tắc, kiếm, học.

Hàn Tín hỏi tiếp:

- Còn dùng Tể Tướng kiếm phải có những đức nào?

Trương Lương đáp:

- Cũng phải có đủ tám đức mới đeo được.

Thế nào là tám đức tể tướng?

- Ðó là: Trung, chính, minh, biện, thứ, dong, khoan, hậu.

Hàn Tín hỏi:

- Còn như kiếm Nguyên Nhung cần phải có những đức gì?

Trương Lương đáp:

- Cũng phải đủ tám đức: Liêm, quả, trí, tín, nhân, dũng, n ghiêm, minh.

Hàn Tín lại hỏi:

- Tiên sinh đi bán kiếm mà hiểu thấu lẽ trời, quả là bậc anh tài. Song hai thanh kiếm kia Tiên sinh đã bán cho ai?

Trương Lương nói:

- Thanh Thiên Tử kiếm thì tôi đã bán cho ông Lưu Bang, người Phong Bái.

Hàn Tín kinh ngạc, hỏi:

- Tiên sinh xem tướng Lưu Bang như thế nào mà bán Thiên Tử kiếm?

Trương Lương thản nhiên đáp:

- Ông ấy là người khoan nhân đại độ, biết trọng dụng lương thần, biết nghe lời trung gián, không tham tài, không hiếu sắc, không bội nghĩa, không vong ân, thật là một người có đức, đáng làm Thiên tử. Trước đây, người ấy vì dân, chém bạch xà khởi nghĩa nơi núi Mang Ðãng, trừ nhà Tần tàn bạo, khiến thiên hạ mến phục. Ngay khi đó tôi đã hiến thanh kiếm cho ông ấy.

Hàn Tín hỏi:

- Còn thanh Tể tướng ngài đã trao cho ai?

- Tôi đã trao cho ông Tiêu Hà.

Hàn Tín ngạc nhiên hỏi:

- Người ấy có tài gì vậy?

Trương Lương gật gù nói:

- Thế, Tướng quân cũng chưa biết cả ông Tiêu Hà nữa ư? Ông ta là người có tài thao lược, gồm đủ kinh luân, lại đầy đức khoan hồng, nhân nhượng, không lấy vũ lực làm trọng, chỉ lấy nhân nhu làm gốc, xem lúc ông ta theo Bái Công vào Hàm Dương, đem ba điều ước pháp truyền trong nhân dân, thì thật là tài Tể Tướng đă biểu lộ ra đó. Tôi dâng kiếm cho Tiêu Hà từ lúc ấy.

Hàn Tín nghe xong, mừng rỡ nóì:

- Tiên sinh bán kiếm cho Hán vương và Tiêu Hà thật xứng đáng. Nay thanh kiếm này Tiên sinh đem đến cho Tiểu tử, chỉ sợ rằng Tiểu tử không đủ tài đức Nguyên Nhung, phụ với lòng tin của Tiên sinh chăng?

Trương Lương nói:

- Cứ như tài đức và cái học vấn của tướng quân dấu Tôn Ngô đời xưa cũng không hơn được. Chỉ vì chưa gặp được minh quân. Tỷ như con Thiên lý mã ngày xưa, lúc chưa gặp được Bá Nhạc thì Thiên lý mã phải nhốt chung vào chuồng trâu, chịu nhục với đứa ăn, đứa ở. Khi Bá Nhạc biết được, đem về nuôi dưỡng, Thiên lý mã vó câu dong ruổi, nghìn dặm một giờ, ai nấy đều khen ngợi. Ấy vậy, Tướng quân bây giờ chẳng khác con Thiên lý mã chưa gặp Bá Nhạc. Nếu tướng quân gặp đặng minh quân, tài đức ấy sẽ làm khuynh thành, nghiêng quốc có khó chi.

Hàn Tín nghe Trương Lương động đến hào khí, bất giác thở dài, đứng dậy nói:

- Ða tạ Tiên sinh, lời nói của Tiên sinh như soi vào buồng gan của kẻ thất thời này, khiến Tín tôi không thể cầm lòng được. Ðã lâu, tôi không thi thố được tài năng nào, mang danh là người tiểu tốt, mấy lần dâng biểu lên Bá vương, nhưng Bá vương không dùng. Nay Bá vương lại thiên đô về Bành Thành thì việc đời còn trông mong gì nữa? Chẳng bao lâu Tín tôi cũng trở về cố hương, tiêu dao ngày tháng cho nhàn thân.

Trương Lương nói:

- Ấy chết? Tướng quân nghĩ lầm rồi! Ðấng anh hùng nuôi chí, thua cuộc này bày cuộc khác, cớ sao lại tủi phận hờn duyên? Lấy cái học của tướng quân trong thiên hạ, thì thiếu gì nơi cá nước duyên ưa, có lẽ nào quay về làm một gã câu cá nơi xứ Hoài Âm nữa?

Hàn Tín nói:

- Thưa Tiên sinh, lời nói của Tiên sinh chẳng khác nào liều thuốc chữa cho người ốm! Tiên sinh lại đây cốt không phải bán gươm, mà e ý riêng gì đây. Thoạt trông dưới ánh trăng mờ, tôi đã hiểu, nhưng chưa dám nói. Tiên sinh có phải là Trương Tử Phòng, đang khuông phò Hán vương chăng?

Trương Lương vội vàng đứng dậy thủ lễ, và đáp:

- Tướng quân đã biết, Lương này đâu dám giấu.

Lâu nay nghe danh tướng quân, đem lòng ngưỡng vọng, nay mới hân hạnh được yết kiến!

Hàn Tín mừng rỡ, nắm tay Trương Lương nói:

- Thế thì trời xui Tiên sinh đến đây để giúp Tín tôi tìm nơi vin rồng cưỡi phụng, xin Tiên sinh vì Tín tôi chỉ bảo cho.

Trương Lương nói:

- Tôi xem các vua chư hầu, không ai bằng Hán vương, người ấy là bậc siêu nhân, có thế làm nên đại sự.

Nếu tướng quân muốn về Hán, tôi xin đưa cho một vật làm tin, vật này còn quý hơn viên ngọc Biện Hòa, và lạ hơn chén Ngọc đẩu nữa.

Hàn Tín hoan hỉ, tuân lời. Trương Lương thò vào túi rút ra bức thư đã viết sẵn, nói:

- Thư này, lúc đưa cho Hán vương vào Bao Trung, tôi có hứa sẽ đi cầu giúp người về làm Phá Sở Ðại nguyên soái lấy cái giốc thư này làm bằng. Nếu ai cầm giốc thư này đến tất được trọng dụng ngay. Xin tướng quân cẩn thận chớ để thất lạc.

Hàn Tín tiếp lấy, và nói:

- Cám ơn Tiên sinh tiến cử. Song Sạn đạo đã bị đốt, còn lối nào vào Bao Trung được nữa?

Trương Lương lại móc túi lấy ra bức họa đồ, giao cho Hàn Tín, và nói:

- Họa đồ này chỉ rõ đường ngang lối tắt, khe núi, chân đeo. Không cần đến Sạn đạo, muốn vào Bao Trung thì theo con đường nhỏ này đến ngã ba, rẽ vầo Trần Thươg qua chân núi Cô Vân, vòng sang núi Kê Ðầu rồi cứ băng theo lối ấy đi độ hai trăm dặm nữa là tới nơi. Sau này tướng quân kéo binh ra bình định Tam Tần tất cũng phải dùng nẻo ấy. Con đường này bí mật lắm, ngay người Hán Trung cũng không ai biết. Thôi, tôi xin giã biệt tướng quân.

Hàn Tín ngạc nhiên hỏi:

- Tiên sinh định đâu? Không trở lo việc nước sao?

Trương Lương nói:

- Tôi còn đi dò xét tình hình xem nếu Bá vương dời đô về Bành Thành thì nhiệm vụ tôi còn phải đi du thuyết các chư hầu, khuyên họ bỏ Sở, phò Hán. Hễ chặt bớt được vây cánh của Sở, thì sau này tướng quân phá Sở mới dễ dàng.

Hàn Tín quyến luyến nói:

- Vậy thì mời Tiên sinh ở nán lại đây chơi với Tiểu tử ít hôm để xem cơ sự thế nào. Nay mai Tiểu tử cũng xin cử bộ.

Nhắc lại, Phạm Tăng từ lúc đến Bành Thành, vào yết kiến vua Nghĩa Ðế, và bắt buộc phải thiên đô.

Vua Nghĩa Ðế nói:

- Xưa nay vua ra lệnh cho bề tôi, có lẽ nào bề tôi lại bắt buộc vua. Ta lấy điều nghĩa, chiêu dụ chư hầu, bốn bề ngưỡng vọng, do đó, họ Hạng mới ìập được công lớn. Trước khi vào Hàm Dương, ta có lời ước:

- Ai vào Quan Trung trước thì làm vua. Thế mà Hạng Vũ bội ước xưng vương, tự tiện phong chức cho chưa hầu. Ðó là hành động khi quân, dẫm chân lên vết xe nhà Tần đã gãy đổ, cớ sao không biết thẹn?

Phạm Tăng tâu:

- Tâu Bệ hạ, thần khổ tâm can gián, nhưng Hạng vương nhất định không nghe. Nay lại sai Quý Bá đến Bành Thành kiến đô, thần vì mệnh chủ không thể không tuân.

Nghĩa Ðế nói:

- Ngươi là quân sư của Hạng Vũ, Hạng Vũ làm sai, lẽ ra phải liều chết can ngăn, sao lại phải tòng mệnh?

Ngươi chí là đứa tiểu nhân, dua nịnh, không phải là kẻ đại thần lấy đạo thờ vua.

Phạm Tăng hổ thẹn, không dám nói nữa, bái lạy lui ra, rồi viết thư về báo cho Bá vương biết.

Bá vương tiếp được thư, nổi giận, hét:

- Hoài vương chẳng qua là đứa chăn dê, cắt cỏ nơi thôn dã, được ta đem về lập lên làm vua, tôn làm Nghĩa Ðế. Nay đã không biết ơn ta lại còn lên mạt vênh váo, ta phải trừ đi mới được.

Bèn đòi Cửu giang vương là Anh Bố, Hoành sơn vương là Ngô Nhuế, Lâm giang vương là Cung Ngao đến nói:

- Các ngươi đem mấy chiến thuyền vào sông Ðại Giang mai phục, cho người đến bắt vua Nghĩa Ðế phải thiên đô. Rồi đợi khi thuyền đến giữa sông, các ngươi giả cách làm nghiêng thuyền, nhận vua Nghĩa Ðế xuống sông và gϊếŧ quách đi. Nếu có ai hỏi các ngươi nói: "Vua đi đến giữa sông gặp cơn phong ba chìm thuyền chết đuối".

Ba người lãnh mệnh, thu xếp ra đi. Bá vương viết một phong thư dâng vua Nghĩa Ðế.

Thư như sau:

" Sở Bá vương Hạng Vũ cúi đầu dâng biểu: Tôi, trước phụng mệnh vào đánh nhà Tần, đến Hàm Dưong. Tử Anh chịu trói, giao cả sơn hà xã tắc. Chiến thắng của tôi đã đưa Bệ hạ lên địa vị Nghĩa Ðế, làm chủ thiên hạ. Nay nhận thấy đất Bành Thành chật hẹp, không phải chổ Ðế đô, còn Mân Châu (thuộc tỉnh Hồ Nam) bên tả có hồ Ðộng Ðình, bên hữu có hồ Bành Lãi, non xanh nước biếc, đáng làm chỗ để cho chư hầu tập trung đến chầu, vì vậy muốn thiên đô về đấy. Chẳng ngờ Bệ hạ lại nghe lời tiểu nhân không chìu theo ý. Thiết tưởng cơ nghiệp của Bệ hạ nhờ ai mà có, sao bệ hạ không nghĩ. Tiếp được biểu này xin Bệ hạ ngự giá đi ngay, chớ nên chậm trễ ".

Vua Hoài vương xem biểu xong, nói với bá quan:

- Hạng Vũ không giữ ước tất lòng đã phản phúc, không kể tôi thần gì nữa. Nay viết biểu gởi lên,! dùng lời bức bách nếu ta không liệu trước ắt mang tai vạ. Chi bằng chiều ý thiên đô cho xong.

Liền hạ lệnh cho bá quan chọn ngày khởi giá. Xa giá lên đường, dân chúng Bành Thành lũ lượt kéo đến bày hương án lạy đưa, tỏ lòng quyến luyến.

Vua Nghĩa Ðế thấy lòng dân như vậy cũng sa nước mắt, thở dài.

Một hôm, xa giá đến bờ sông, thuyền rồng đã sắp sẳn, vua bỏ đường bộ qua đường thủy, vưa đi đến giữa sông, bỗng có một con bạch ngư rất lớn, cản lại, sóng gió nổi lên dữ dội, thuyền không vượt lên được thủy thủ phải neo thuyền. Ðược một lúc, gió càng mạnh, thổi đứt phăng dây neo, thuyền dạt vào bãi.

Ðêm ấy, vua vừa chợp mắt, thấy năm sắc tường vân sa xuống măt nước, hương thơm ngào ngạt, tiếng nhạc vang rền, có hai vị Kim Ðồng, Ngọc Nữ từ trên không sa xuống, bước vào thuyền quỳ tâu:

- Chúng tôi vâng mệnh Ngọc Hoàng xuống rước Bệ hạ về Long cung tức vị. Hiện giờ bá quan đang chờ sẵn.

Hoài vương ngạc nhiên đáp:

- Không. Hôm nay trẫm thiên đô sang Mân Châu mà.

Kim Ðồng, Ngọc Nữ tâu:

Tâu Bệ hạ, vua Long cung phụng sắc mệnh Thượng đế, sửa sang cung điện, chờ đợi xe loan, xin Bệ hạ đi ngay cho.

Vua đáp:

- Long cung của Thủy Tề đâu phải côi trần gian? Ta làm sao ngự trị được?

Kim Ðồng, Ngọc Nữ tâu:

Thượng Ðế thương Bệ hạ là người có đức, lẽ ra cho làm Chúa trần gian, song vì hồng phúc của ông Xích Ðế lớn lắm, nên bắt Bệ hạ phải nhường ngôi ấy, xuống Long Cung giữ việc thủy phủ.

Hoài vương toan bước theo hai vị Thiên sứ, sực thấy nước lẫn với trời sóng gió ầm ầm, quang cảnh hỗn loạn, sợ hãi, giật mình thức dậy mới biết chiêm bao, liền gọi các quan hầu đến đoán mộng.

Có viên cận thần tâu:

- Ðã gặp cá đón đường, gió bạt thuyền trôi, bây giờ Bệ hạ lại chiêm bao như thế này thì không phải là điềm tốt.

Ngày mai xin Bệ hạ hồi loan rồi sẽ thương nghị.

Hoài vương nói:

- Xa giá đã khởi hành, đại tín đă truyền bá mà còn trở lại sao được! Vả lại số trời đã định, không thể tránh!

Hôm sau, Hoài vương thức dậy truyền tiến hành.

Long thuyền đến giữa dòng thấy ba chiếc thuyền của Anh Bố, Ngô Nhuế, Cung Ngao vùn vụt kéo đến, chiêng trống vang trời. Anh Bố đứng trước mũi thuyền nói lớn:

- Chúng tôi phụng mệnh Hạng vương đến đây nghênh giá. Bệ hạ có đồ kim phù, ngọc sách xin để lại đây.

Hoài vương nổi giận mắng:

- Ðồ bất nghĩa! Bây lại hùa theo Hạng Vũ làm phản à?

Bọn Anh Bố cầm gươm nhảy qua Long thuyền, chém chết vài thủy thủ. Người trong thuyền khϊếp vía.

Hoài vương cả tiếng mắng:

- Thằng giặc Hạng Vũ kia. Mày bất nghĩa như thế còn trời nào dung tha mày.

Nói xong, trầm mình xuống Tràng giang tự vận.

Bao nhiêu người nấp sau thuyền đều bị bọn Anh Bố gϊếŧ hết.

Sau Hồ Tăng có thơ rằng:

Ngọn cờ lơ láo glữa Tràng giang

Nước mất, thân chìm cảnh thảm thương

Chín suối khôn tan màu lửa hận

Vầng trăng lả tả ánh thê lương

Gϊếŧ xong Hoài vương, bọn Anh Bố quay thuyền trở lại thấy nơi bờ sông dân chúng kéo đến đông như kiến, trỏ vào mặt mắng:

- Thằng Anh Bố kia? Mày nghe lời Hạng Vũ gϊếŧ vua của thiên hạ, còn trời nào dung tha mày? Chúng ta vì vua Nghĩa Ðế nhất định báo thù.

Anh Bố tức giận truyền quân áp thuyền vào bờ, nhưng gặp gió ngược, nên thuyền đi chậm. Khi đến nơi dân chúng đã di tản hết rồi.