Hán Sở Tranh Hùng

Chương 13

Viên tướng ấy thấy Trương Lương sợ hãi, vội xuống ngựa, và cười lớn nói:

- Tiên sinh không nhận ra tôi sao? Hạng công biết tiên sinh vào nơi hiểm trở, nên sai tôi đến đây bảo vệ.

Trương Lương mừng rỡ nói:

- Hạng công thật là người chu đáo.

Rồi cùng theo tướng ấy vào thành đến nhà Hạng Bá.

Hai người gặp nhau trong bầu hoan hỉ.

Hạng Bá sai lấy quần áo cho Trương Lương thay, trao đổi niềm tâm sự, và mở tiệc đãi đằng cho đến tối mới đi nghỉ.

Ðêm ấy, Trương Lương lòng bàng hoàng không ngủ được, bỏ ra ngoài hiên dạo cảnh ngắm trăng, nhân hỏi thăm chuyện các nước chư hầu đối với Bá vương như thế nào.

Bọn quân canh nói:

- Chư hầu đều đến bái yết Bá vương, duy có vua nước Hàn là Cơ Thành vì đến chậm lại để Trương Lương theo phò Hán vương vào Bao Trung, nên Bá vương truyền chém đầu, đưa linh cữu về nước cách đây vài hôm.

Trương Lương hay tin như sét đánh bên tai, tay chân bủn rủn, vội vàng chạy vào phòng, suốt đêm khóc sướt mướt, nước mắt ướt đầm cả gối.

Sáng hôm sau, Trương Lương cáo từ Hạng Bá, trở về Hàn quốc.

Hạng Bá nóí:

- Lâu nay bận rộn viẹc nước, tuy gặp nhau nhưng chưa bao giờ được cùng nhau tâm sự. Vừa rồi, tôi sai người đón Tiên sinh đến dây cốt để thỏa tình hoài mộ, sao Tiên sinh vừa đến lại đã giả biệt?

Trương Lương đáp:

- Vừa rồi tôi nghe Hàn Vương bị Bá vương gϊếŧ chết, chỉ vì tôi theo Hán vuơng vào Bao Trung. Tình vua tôi rất nặng xin hiền huynh cho tôi về nước, khóc cho Hàn vương rồi sẽ trở lại đây bái yết.

Nói dứt lời, hai dòng nước mắt chảy xuống đọng trên má.

Hạng Bá cảm động không dám ngăn, chỉ hẹn sau một tháng sẽ cho người đến đón.

Trương Lương ra đi... buồn bã về đến nước Hàn vào tiếp kiến cac vị công tử, rồi ra trước mộ Hàn vương làm lễ,

rồi khóc và than rằng:

- Chúa công ôi? Ðể cho Hạng Vũ hại Chúa công thật là tội của Lương này. Nếu Lương này không báo thù được cho Chúa công xin muôn kiếp không làm người.

Than rồi lại khóc. Các công tử xúm lại khuyên giải mãi, Trương Lương mới chịu gạt lệ trở về thăm gia quyến.

Ðược vài hôm, Trương Lương lại thu xếp hành trang ra đi. Quê người cảnh lạ, non nước đìu hiu, lòng buồn bả khôn khuây.

Vừa đi được mấy ngày, bỗng gặp người nhà của Hạng Bá sai đến đón.

Trương Lương nghĩ tình bạn, không nỡ từ chối, trở lại nhà Hạng Bá.

Hạng Bá thấy Trương Lương buồn rầu, ân cần hỏi:

- Tiên sinh định đi đâu mà có vẻ buồn bả như thế?

Trương Lương thản nhiên đáp:

- Bấy lâu vì nước quên nhà, tuyết sương chẳng quản. Nay cố chủ đã mất, thân hèn lại nhiều tật, chẳng mong gì ở cõi đời này nữa ; vì vậy muốn học thuật huyền vi của Lão Tử, theo lối phóng đãng của Trang Chu, hái rau vi theo Bá Di. Thúc Tề, rửa tai trâu học đòi Hứa Do, Sào Phủ chán vòng danh lợi, tìm thú sơm lâm, phú quý vinh hoa không dám nghĩ tới, hiền huynh đã là bạn, tôi chẳng dám giấu.

Hạng Bá biết không thể đem giàu sang làm vui Trương Lương được, nên chỉ xin lưu lại vài tháng để thỏa tình ngưỡng vọng.

Môt hôm, Hạng Bá vào chầu, Trương Lương ở nhà một mình đi bách bộ, đến một vườn hoa thấy có một tòa lâu đài tường cao, cửa rộng, cỏ hoa man mác trên có đề bốn chữ "Vạn quyển thư lâu ".

Trương Lương lần vào. Trong thư lâu có nhiều phòng, nhưng đặc biệt nơi phòng chính trang hoàng đồ sộ, án thư ở giữ muôn vẻ trang nghiêm. Cách tường, một giá sách dể toàn trúc giản đời cổ. Một bên có để những văn thư rất nhiều. Trương Lương mở ra xem thì thấy đó là những tờ sớ tấu của sáu nước, những lời biểu của bá quan, vì Hạng Bá làm Thượng Thư lệnh nên các văn thư đều phải kiểm duyệt trước rồi mới đệ trình lên Bá vương.

Bản chính đem vào triều bản sao để ở nhà.

Trương Lương đọc qua mọt loạt thấy những tờ biểu ấy có tờ cũng hay, có tờ cũng dở có tờ lại toàn là lời sàm nịnh, nói chung là không có gì xuất sác. Bỗng Trương Lương rút đến tờ biểu sau cùng, xem qua, trát mồ hôi ướt áo.

Tờ biểu ấy như vầy:

" Tôi nghe nói trị thiên hạ tối thiểu phải có hai điểm. Thế và Cơ. Thế là xét điểm thực hư lượng sức mạnh, yếu. Biết mình, hiễu người, ấy là nét cần bàn để trị thiên hạ. Nếu chỉ lấy sức mạnh hoành hành chẳng qua là một cơn gió lốc, cây cỏ tuy ngã rạp xuống, nhưng chẳng bao lâu sau sẽ đứng dậy chơm chởm như muôn ngàn mũi giáo chống lại uy vũ.

Cơ là hiễu rõ sự hưng vong, xét cơ trị loạn, nếu không biết đến cơ, chẳng qua là nhóm giặc cỏ nổi lên, bạo phát bạo tàn, lâu dài sao được?

Nay Bệ hạ tuy làm vua Quan Trung nhưng lòng người chưa phục. Dân chỉ sợ uy mà không mến đức. Trong vũ trụ, không có gì mạnh mà không đến lúc suy yếu. Cơn bão tố khủng khϊếp kia, có thể xô tường, trốc đá nhưng rồi cũng phải dứt. Cái gì biểu lộ ra ngoài, cái ấy chói v vong. Ngược lại cái gì i?v, cái ấy lâu mất. Tỷ như lòng oán vọng của dân chúng, tuy không phát lộ, nhưng tồn tại mải trong lòng, khó mà tẩy sạch. Ðã uy rồi đến lúc phải khuất, đã mạnh rồi tất có lúc phải yếu. Nếu không thấu nghĩa chữ "cơ" làm sao có thể trị thiên hạ? Tôi thấy vậy mà lo cho Bệ hạ đó.

Như Hán vương khi ở Sơn Ðông tham tài hiếu sắc mà lúc đến Quan Trung thấy của không màng thấy sắc không lụy, thi ân bố đức, khiến cho dân Tần cảm mến, đó chẳng phải là kẻ hiểu được chữ "cơ" và chữ "thế" trong thiên hạ ư?

Nếu Hán vươngg thừa cơ xướng khởi, lấy lòng dân làm sức mạnh, lợi dụng cái yếu của Bệ hạ để làm cái mạnh của mình, có phải là lập được cái "thế" trong thiên hạ không?

Cứ xem như việc đốt Sạn Ðạo để Bệ hạ khỏi ngó về phương Ðông. Tam Tần không có ý phòng bị về đất Hán, rồi đem quân Ba Thục về lấy Quan Trung là hiễu "thế" và biết "cơ" trong thiên hạ lắm!

Hán vương là kẻ đối thủ của Bệ hạ mà Bệ hạ không thấy cái nguy hiểm ấy, tướng sĩ chỉ biết thừa thuận ý vua, tưởng chỉ dùng cái Vũ của Bệ hạ sẽ trở thành người vô địch trong thiên hạ!

Tôi, dẫu là một kẽ hèn,nhưng đã ăn lộc vua lẽ nào không có lòng lo lắng, mạo muội đôi lời, không ngại trăm quan chê cười, hiền dâng vài kế: nay phải thêm quân phòng bị biên cương, rút bọn Chương Hàm về dùng vào việc khác, chọn người trí dũng chận lấp cửa quan, bắt gia thuộc Lưu Bang đến làm con tin, trong thì lo điều nghĩa, chọn sĩ cầu hiền, tuân theo chính lệnh nhà Châu, lấy dân làm gốc, ngoài thì trấn an chư hầu, sửa việc binh nhung, chọn người tài dùng làm Nguyên soái lo việc tảo trừ những mầm phản loạn, như thế, Lưu Bang nhất định không dám dòm ngó về phương Ðông, xã tắc vững bền như bàn thạch.

Vài lời trung trực giải bày xin Bệ hạ rộng xét ".

Ðọc xong tờ hiểu, Trương Lương rất kính phục, khen thầm:

- Người nầy đáng sánh với Y Doãn ở Nội Sằn, Thái Công ở sông Vị, nếu Bá vương dùng người này là nhà Hán phải nguy vong. Còn nếu Hán vương dùng được người này nước Sở phải mất. Chẳng biết hiện nay người này đang làm gì? Và có ở đây chăng?

Nghĩ rồi, đem văn thư xếp lại như cũ, dạo gót xuống lầu về thư phòng nằm nghỉ.

Một lúc sau, Hạng Bá đi chầu về, truyền mở tiệc khoản đãi, và nói:

- Tiên sinh với tôi chẳng khác nào anh em ruột, xin chớ khách tính nhé!

Trương Lương nói:

- Hiện nay tôi đã đặt mình ngoài vòng thế sự còn khách tính gì nữa.

Hạng Bá và Trương Lương cùng ngồi uống rượu.

Rượu được nửa chừng, Trương Lương hỏi:

- Nghe hiền huynh có vườn hoa đẹp, xin cho tiện đệ tiêu khiển một chốc có được chăng?

Hạng Bá đứng dậy mời Trương Lương.

- Vâng, xin Tiên sinh cùng tôi dạo mát.

Hai người dắt tay đến vườn hoa, đi đến thư lâu, Hạng Bá mời Trương Lương vào chơi, Trương Lương giở tập văn thư ra xem, giả vờ hỏi:

- Văn thư ở đâu nhiều thế này?

Hạng Bá đáp:

- Văn thư của sáu nước chưa tiến lãm, còn bỏ cả nơi đây. Trương Lương lục lạo một hồi rồi cầm tờ biểu ban sáng đưa cho Hạng Bá xem, và hỏi:

- Tờ biểu này của kẻ nào mà viết dài như thế?

Hạng Bá đáp:

- Người ấy chỉ là môt tên quân hầu. Tuy nhiên tài có thể sánh với Lã Vọng nhà Chu, tiếc rằng chưa gặp thời.

Trương Lương vồn vã hỏi.

- Tàì như thế mà chỉ làm môt tên quân hầu ư?

Hiền huynh có thể cho biết lai lịch người ấy chăng?

Hạng Bá chậm rãi nói:

- Người ở Hoài âm, tên Hàn Tín, nhà nghèo, thuở trước làm nghề câu cá. Phạm Tăng đã hai ba lần tiến cử, nhưng Bá vương không dùng, chỉ cho làm chức Chấp Kích thôi. Thật đáng tiếc, vừa rồi Hàn Tín dâng biểu này lên Bá vương. Bá vương toan bắt tội, may có tôi xin giúp mới toàn mạng.

Trương Lương nghĩ thầm:

- Chính là người mà ta đã gặp nơi Hồng Môn trước đây. Nếu Hán vương dùng được người này, lo gì không phá được Sở, mà thù nước Hàn ta cũng trả được.

Trương Lương lưu lại nhà Hạng Bá vài hôm, dò xét quân tình, xong, nói với Hạng Bá:

- Tôi muốn tìm cảnh núi non thanh vắng để an thân, vậy từ đây xin giã biệt hiền huynh.

Hạng Bá quyến luyến nói:

- Tiên sinh cứ ở đây, sớm cuộc cờ, tối chén rượu, như thế cũng thanh thoảng rồi, cần gì phải tìm nơi thanh vắng?

Trương Lương đáp.

- Tôi đã là người nhàn tản thì không thích chốn phồn hoa. Ở đây là trướng phủ, trước mắt rực cảnh vàng son, bên tai vang mùi thế sự, làm thế nào tâm hồn thoải mái được.

Hạng Bá dùng hết lời, gợi hết tình cảm nhưng không thể nào giữ Trương Lương lại được, liền tiễn chân ra khỏi Hàm Dương mặc cho Trương Lương vui phong nguyệt!

Trương Lương giã biệt Hạng Bá xong, thay áo quần, giả làm một đao sĩ, lẽn vào thành, lúc thì dừng chân nơi cây cao bóng mát, lúc thì vào ngõ hẻm hang sâu, lúc vào đình chùa, làng mac, lúc đến nơi chợ búa, phố phường, lưng đeo mấy đồng tiền, tay cầm năm quả táo, hát nghêu ngao, nói vơ nói vẩn. Bọn trẽ thấy lạ xúm nhau xem suốt ngày.

Một hôm, Trương Lương gặp một đứa trẻ mặt mày sáng sủa đỉnh ngộ, bèn gọi đứa trẻ ấy vào một ngôi chùa vắng, cho mấy đồng tiền, mấy cái bánh rồi dạy mấy câu như sau:

Hổ trong nước lặng

Cá lội thảnh thơi

Dầu ai phú quí trong dời,

Quê hương chẳng biết, lẽ trời chưa thông

Bóng tối mông lung

Người mang áo gấm.

Áo kia dầu đẹp

Chẳng được tiếng khen

Chỉ dạy vài lượt, đứa bé đã thuộc lòng.

Trương Lương dặn:

- Nếu có ai hỏi, em cứ nói rằng: " Em nằm mơ thấy thần dến dạy hát ", đừng nói ta dạy nhé! Nếu em nói như vậy, em sẽ được sống lâu, giàu có còn ta dạy thì lúc chết xuống âm phủ sẽ bị nấu vào vạc dầu sôi, em nghe rõ chưa?

Ðứa bé đáp:

- Thưa sư cụ, cháu xin vâng. Nhưng ngoài ra sư cụ còn dặn gì thêm nữa chăng?

Trương Lương nói.

- Em đem lời nói ấy dạy cho các đứa trẻ khác, càng nhiều càng tốt.

Nói xong Trương Lương cho thêm đứa bé mấy đồng tiền nữa rồi tìm chổ vắng vẻ tạm trú để dò thêm tin tức.

Từ khi Bá vương cho chư hầu về nước, đêm ngày vẫn áy náy lo sợ dân Tần không phục, tìm cách gây rối nên thường cho người ra ngoài thám thính.

Một hôm, quân thám thính nghe đứa trẻ hát, vội về báo lại với Bá vương.

Bá vương không tin. Chiều hôm ấy cải trang một thường dân ra ngoài chợ, Bá vương trong thấy mấy đứa trẻ đang vừa đi vừa hát liền gọi lại hỏi:

- Ai dạy chúng bay hát thế?

Một đưa trẻ trả đáp:

- Trời dạy chúng tôi hát đấy.

Bá vương kinh ngạc nghĩ thầm:

- Ðất Hàm Dương bị tàn phá, ta muốn thiên đô về Bành Thành. Nay câu đồng dao này ứng đúng theo ý định của ta, thế thì lòng trời hợp với lòng ta vậy.

Hôm sau, Bá vương hội quần thần, phán:

- Hiện nay có một câu đồng dao lưu truyền khắp chợ búa, tại sao các người không tâu cho ta biết. Câu hát ấy chính là trời muốn cho ta thiên đô về Bành Thành.

Bành Thành thuộc nước Sở, từ sông Hoàng sông Hà trở về phía Bắc, đất vuông nghìn dậm, chính là chổ nên đóng đô

đó. Nước cũ làng xưa còn đâu hơn được.

Quan Gián nghị Hàn Sinh bước ra can:

- Tâu Bệ hạ, những lời đồng dao chẳng qua lời người đặt ra, tuyên đồn nhảm nhí, xin Bệ hạ chớ tin. Quan Trung là nơi kiên cố, bốn mặt núi rừng, chỉ hở có một mặt phía Ðông mà thôi, nhưng phía Ðông lại có sông Hoàng Hà.Ðịa thế như vậy quả là nơi Thiện phủ. Nhà Châu dùng làm đất Hưng vương, nhà Tần lấy chổ này làm nơi đồ Bá. Xin Bệ hạ chớ nghe lời đồng dao mà bỏ nơi thắng địa.

Bá vương lắc đầu nói:

- Lòng trời đã ưng theo ý muốn của ta, ngươi chớ đem lời ngăn cản. Ta thiên đô về Bành Thành có ba điều cần thiết: Một là đã ba năm nay, ta lo chinh Ðông phạt Bắc chưa về quê hương. Hai là xứ Quan Trung đất ít núi nhiều, tầm con mắt trông không được quang đãng. Ba là điềm trời đã ứng, trái lại không hay.

Hàn Sinh nói:

- Bệ hạ gồm thâu bốn bể như mặt trời soi trên quả đất, dẫu ở đâu nhân dân cũng ngưỡng vọng, hà tất phải trở về cố hương mới vinh hạnh?

Bá vương nói:

- Thôi, ngươi không cần nói nữa, đành rằng: " Bốn phương đâu cũng là trời, người trong bốn bể là tôi một nhà ". Nhưng ta thích ở dâu thì đóng đô ở đó, hề chi?

Hàn Sinh nói:

- Trước khi Quân sư đi có dặn Bệ hạ không nên rời Hàm Dương kia mà.

Bá vương cười lớn nói:

- Ta là vua, đem chí dọc ngang, tung hoành bốn bể, há lệ thuộc theo ý muốn của một kẻ nào sao?

Hàn Sinh không còn lời nào can ngăn nữa, tức giận bước xuống thềm, ngửa mặt lên trời thở phào ra một cái, rồi nói:

- Thường nghe người ta nói:

- Người nước Sở như con khỉ tắm mà đội mũ. Lời nói ấy nay xét thấy không sai.

Bá vương thoáng nghe câu nói ấy, hỏi Trần Bình:

- Hàn Sinh muốn nói gì vậy?

Tràn Bình không dám giấu,tâu:

- Tâu Bệ hạ, Hàn Sinh oán Bệ hạ, lấy con khỉ mà ví người nước Sở.

Bá vương vỗ hét:

- Thế là ý gì?

Trần Binh nói::

- Tâu Bệ hạ, câu nói có nhiều ý. Con khỉ mà cho mặc áo đội mủ vào, tuy bề ngoài giống loài người, song bên trong vẫn là khỉ. Ðó là ý thứ nhất. Con khỉ không quen mặc áo đội mũ, thế nào nó cũng bỏ quần áo đi. Ðó là ý thứ hai.

Bá vương nghe xong nổi giận mắng lớn:

- Súc sanh! Dám buông lời sỉ nhục ta như thế sao?

Liền truyền Chấp Kích Lang trói Hàn Sinh lại, dẫn ra chợ. Dân chúng đến xem chật cả trong ngoài.

Trương Lương lúc bấy giờ cũng đang lẩn mặt trong đám dân chúng ấy.

Hàn Sinh thấy quân nấu vạc dầu, tức giận, nói:

- Hởi người xứ Hàm Dương a ơi! Ta vì trung với nước mà phải nấu dầu, chứ xét chẳng có tội chi. Ta chắc không quá một trăm ngày nữa, quân Hán vương sẽ ra đánh Tam Tần, lấy Hàm Dương, chừng ấy các ngươi mới thấy loài khỉ đội mũ.

Hàn Tín nghe nói, bảo Hàn Sinh:

- Thôi, xin quan Gián nghị chớ nói nữa! Ông bảo là ông chết oan, nhưng theo tôi, tôi cho là ông chết đáng lắm.

Hàn Sinh trợn mắt cải lại:

- Tại sao ngươi dám nói thế?

Hàn Tín nói:

- Ông làm chức Gián nghị, sao lúc gϊếŧ tướng Tống Nghĩa, ông không can ; lúc chôn hai mươi vạn hàng tốt, ông không can ; lúc gϊếŧ Tử Anh, đào mả Thủy Hoàng, đốt cung A Phòng, ông không can? Nay bệnh trạng đã quá trầm trọng dầu trời cũng chẳng cứu được thì ông lại nhảy vào can gián. Như thế chết là đáng lắm. Chỉ có được một điều, nếu hồn thiêng có oán hận thì nên oán hận kẻ đã tạo ra câu đồng dao kia, chớ có oán hận kẻ hành hình này.

Nói xong ném Hàn Sinh vào vạc dầu. Dân chúng đều nhắm mắt thở dài. Trương Lương đứng bên cạnh, nghe Hàn Tín nói, kinh sợ, biết không phải không phải là người thường, liền theo dõi về đến tận nhà để biết chổ ở của Hàn Tín.

Sáng hôm sau, Hàn Tín vào phục mệnh, tâu lại việc hành hình Hàn Sinh. Bá vương liền sai Quý Bố đem quân đến Bành Thành, đốc thúc công việc sửa sang cung. Các quan thấy Hàn Sinh chết, không ai dám ngăn nữa.

Hàn Tín về nhà, nằm vắt tay lên trán ngẫm nghĩ:

- Con chim làm tổ ở cây còi, chẳng bao giờ được êm ấm.

Tiếng chuông thu không vừa điểm, bóng tối nhá nhem, Trương Lương giắt thanh bảo kiếm vào mình chui qua thành đến trước nhà Hàn Tín, nói với quân giữ cửa:

- Tôi là người đồng hương với Hàn tướng quân, xin vào yết kiến.

Quân vào báo. Hàn Tín ngẫm nghĩ:

- Mình là kẻ bần tiện nơi Hoài Âm, chẳng dám chơi bời với ai, tại sao nay có người đồng hương đến viếng?

Ðiều này thực cũng lạ.

Hàn Tín còn đang suy nghĩ thì Trương Lương đã vào đến nơi.

Trông qua ánh trăng, Hàn Tín thấy Trương Lương mặt mày tuấn tú, dáng điệu thanh cao, xem chừng hơi quen, nhưng không dám hỏi, liền mời vào trong nhà thi lễ, và nói:

- Hiền công ở chốn nào lại chơi? Quý hiệu là chi? Có điều gì chỉ giáo?

Trương Lương đáp.

- Tôi là người đồng hương với tướng quân, nhưng lưu lạc giang hồ từ thuở bé, nên tướng quân không rõ đặng. Nay nhân dịp qua đây, biết được tướng quân, nên xin vào thăm viếng.

Hàn Tín hỏi.

- Chẳng hay hiền công làm nghề gì mà dạo khắp giang hồ. Hẳn có một chí hướng?

Trương Lương đáp:

- Tôi vốn có nghề xem tướng. Tiền nhân tôi có để lại cho tôi ba thanh bảo kiếm rất quý, vì vậy bấy lâu nay tôi đi tìm bậc anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, kẽ nào đáng mặt thì dâng hiến. Hiện hai thanh bảo kiếm kia tôi đã dâng hai người xứng đáng rồi, còn một thanh này chưa gặp chủ. Nay nghe tướng quân là bậc hào kiệt, lại là kẻ đồng hương, nên mang lại đây kính biếu.

Hàn Tín thấy Trương Lương ca tụng thanh bảo kiếm liền hỏi:

- Thanh kiếm ấy có gì quý?

Trương Lương ngâm lên một bài thơ ca tụng thanh kiếm, đại khái như sau:

Ðê ngầm dưới nước, giao long khóc

Ðem bõ trên không, quỉ mị kinh

Lưu truyền thiên cổ

Gíá trị thiên kim

Kiếm báu không đem bán

Chỉ hiến kẽ hùng anh!

Giang sơn mặc sức tung hoành

Giúp người dựng nước, lưu danh muôn đời.