(1): Kinh trập惊蛰, ngày xưa gọi là “Khởi thập启蛰”, là tiết khí thứ 3 trong 24 tiết khí của một năm, thường diễn ra vào ngày 5 hoặc 6 tháng 3 hằng năm.
Sóng biển dâng lên tận trời giống như những cự thú viễn cổ muốn xé nát bầu trời, nuốt chửng mọi thứ.
Khương Phất Y run lẩy bẩy đang trốn trong vỏ sò thì bị mẹ nàng cạy ra: “A Phất, chúng ta là người tộc Thạch Tâm, trái tim có thể dùng để rèn thành bảo kiếm, tim có thể tái sinh. Năm đó cha con đi qua vùng biển này, mẹ thấy tiểu tử đó tướng mạo hơn người, cốt cách thanh kỳ (2), sau này chắc chắn trở thành người tài lập tức khoét tim rèn thành kiếm tặng hắn, mong hắn sớm ngày học thành tài trở về cứu mẹ ra khỏi biển.”
(2): Cốt cách thanh kỳ “ 骨骼清奇 ”: thường hay gặp trong mấy bộ võ hiệp, ý chỉ khung xương tốt, thích hợp luyện võ.
“Mặc dù mẹ không nhớ rõ họ tên cha con là gì, nhà ở đâu, nhưng có cảm giác hắn đã trở thành chí tôn nhiều năm, mẹ sẽ đưa con lên bờ đi hỏi hắn, rốt cuộc đã gặp phải khó khăn gì vì sao chưa quay lại cứu mẹ.”
Lúc đó Khương Phất Y tưởng rằng bà lại phát điên, theo thói quen hợp tác hỏi: “Ồ vậy con nên làm gì để nhận ra cha?”
Bà nói: “Mẹ con liền tâm, kiếm trong tay cha con là tim của mẹ, chỉ cần con ở gần hắn chắc chắn hắn có thể cảm nhận được con. Nếu hắn rút kiếm con cũng sẽ cảm nhận được hắn.”
Nói xong, một tay giữ vai Khương Phất Y, tay còn lại giơ lên cao, khép hai ngón tay lại, đầu ngón tay ngưng tụ một lượng lớn kiếm khí hóa thành một tấm chắn kiếm quang dày đặc mang theo nàng nhảy lên từ đáy biển thoát ra khỏi mặt biển.
Ban đầu sấm chớp mưa bão từ bốn phía nhanh chóng tụ lại, liên tục va chạm với lớp kiếm khí ở trên bộc phát hào quang khiến mặt biển sáng như ban ngày.
Khuôn mặt Khương Phất Y nóng bừng máu bắn tung tóe, cuối cùng cũng nhận ra lần này mẹ không nói đùa, bà thực sự tỉnh táo.
Đáng tiếc ngay cả lời từ biệt cũng không kịp nói đã bị mẹ nhét vào trong quang cầu đánh bay ra ngoài.
Khương Phất Y xoay người nép vào vách tường bên trong quả cầu ánh sáng, sợ hãi nhìn hơn mười cái xúc tua băng lạnh lẽo uốn lượn vươn ra từ dưới nước, nhân lúc mẹ đang dùng hết sức đánh bay quang cầu đi quấn chặt tay chân bà, đóng băng bà thành một bức tượng băng kéo xuống biển.
Lúc trước Khương Phất Y thỉnh thoảng sẽ nghĩ người tạo ra phong ấn cũng coi như có lòng tốt cho tù nhân một vùng biển rộng lớn như vậy.
Thì ra trói buộc bằng tượng băng mới là hình dạng ban đầu của phong ấn.