Năm đầu tiên của triều đại nhà Chu, vào giữa tháng hai.
Trên cánh đồng còn sót lại những bông tuyết nhỏ chưa tan, hai bóng người một lớn một nhỏ đang ngồi xổm ở ven ruộng đào rau dại.
Bé con ba tuổi đội chiếc mũ bảo vệ tai bằng lông thỏ màu xám, đôi tay nhỏ nhắn mũm mĩm cầm một cây tề thái mập mạp tươi non, khuôn mặt nhỏ nhắn mỉm cười như một bông hoa: "Thẩm ơi! Tề, Tề Thái to quá!”
*Tề Thái: tên một thức cỏ, hoa trắng, khi còn non ăn được, dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu, cầm máu.
Ngô thị cầm lấy Tề Thái, mỉm cười khen ngợi: “Vẫn là Trường An giỏi nhất.”
Nụ cười của cô bé ngày càng rạng rỡ, bé quay người tiếp tục tìm rau dại, trong miệng lẩm bẩm: “Tìm, nhiều nhiều Tề Thái, gói sủi cảo, thẩm Trường An ăn.”
Ngô thị thương tiếc nhìn bé, khẽ thở dài.
Sau khi mẹ ruột của Trường An sinh ra cô bé không lâu, thì được chị gái của mẹ chồng giới thiệu đi làm vυ' nuôi của một gia đình quan gia ở huyện thành.
Khi đó nàng vừa gả vào nhà họ Tống, liền đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc tiểu Trường An.
Thế nhưng, khi Trường An còn chưa đầy một tuổi, cha ruột của bé là Tống Nhị Hiếu lại phải nhập ngũ, nhưng hơn hai năm trời bạch vô âm tín.
Cô bé từ nhỏ đã không có mẹ ở bên, sau đó lại không có cha, ở Tống gia luôn bị coi thường.
Nếu không phải nàng đưa bé theo tận tình chăm sóc, có lẽ bé đã không sống được đến ba tuổi.
Ngô thị vuốt vuốt lại mái tóc bị gió thổi, vén ra sau tai.
Sáng sớm hôm nay, mẹ chồng bảo nàng dẫn Trường An ra ngoài đào rau tề thái, nói tề thái đầu xuân là tươi ngon nhất, bố chồng nàng muốn ăn sủi cảo tề thái.
Nàng biết, đây đều là cách bắt nạt người khác của mẹ chồng.
Hôm nay gió lớn, mang theo cái lạnh thấu xương của mùa đông, thổi như dao cắt vào mặt người ta, bản thân là người lớn còn có thể chịu được, nhưng Trường An mới chỉ ba tuổi làm sao chịu nổi.
Nhưng lại không thể để bé lại cho mẹ chồng và em chồng được.
nếu không có nàng ở đó, tiểu Trường An không biết sẽ bị ngược đãi như thế nào.
Hết cách, nàng đành mặc tất cả những gì có thể mặc cho Trường An, dẫn bé đến nơi lạnh cắt da cắt thịt này đào tề thái.
Nghĩ đến người mẹ chồng kia, Ngô thị lại thấy ớn lạnh tận xương tủy.
Nàng rụt cổ, đưa đôi bàn tay lạnh cóng lên miệng hà hơi, mỉm cười hỏi đứa bé đang đào rau rừng: “Trường An, lạnh không?”
Tiểu Trường An vô thức thu lại đôi bàn tay nhỏ bé đang lạnh cóng đến đỏ lên của mình, lắc đầu: “ Không, không lạnh.” Thế nhưng nước mũi đã chảy ra rồi.
Bé dùng ống tay áo lau đi, cố gắng nặn ra nụ cười.
Hôm nay bé có thể cũng thẩm ra ngoài chơi, bé rất vui, không thấy lạnh chút nào hết, nếu mãi mãi không cần quay về thì tốt rồi, bé không muốn nhìn thấy bà ngoại đáng sợ, còn có cô nhỏ thích véo người kia nữa.
“Qua đây, tam thẩm sưởi ấm cho.” Ngô thị ngồi xổm xuống trước mặt bé, đặt tay bé kẹp dưới nách mình, “Có phải ấm hơn rồi không?”
Trường An vùi mặt vào trong lòng thẩm thẩm, gật gật đầu.
Lúc này, có hai người phụ nữ tay xách giỏ tre đi tới, xem bộ dạng chắc là cũng đi đào rau dại.
Một người phụ nữ mặt đen nhìn thấy Ngô thị thì lớn tiếng nói: “Tam thẩm nó ơi sao bây giờ mà còn ở đây, mau về nhà xem di, có người mang đồ về, chắc chắn là mẹ của Trường An gửi người mang về.”
Trong làng đều biết mẹ của Trường An là Khương thị đang làm bảo mẫu ở trên huyện, chỉ vè cứ nửa năm là mẹ của bé lại gửi về một túi quần áo trẻ em, còn có không ít tiền, người trong thôn nhìn thấy đều vô cùng ngưỡng mộ.
“Thật sao?” Ngô thị lập tức đứng dậy, cảm ơn người phụ nữ, “Đa tạ Tiền tẩu tử, tôi về ngay.”
Nói rồi nàng cầm chiếc giỏ tre lên, đặt chiếc liềm nhỏ và xẻng nhỏ vào giỏ, một tay dắt Trường An đi về nhà.
Nhưng tiểu Trường An chân ngắn, không thể đi nhanh được, Ngô chỉ bế cô bé lên và nhanh chóng đi về nhà.
Người phụ nữ mặt đen nhìn bọn họ đi xa, tặc lưỡi nói với người phụ nữ bên cạnh: “Nhìn xem, những thứ mà Khương thị gửi về 9 phần sẽ rơi vào tay bà ngoại cô bé thôi, Trường An đáng thương, từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ mặc một bộ quần áo do đích thân mẹ may cho.”
“Còn không phải sao, tôi thấy trên người cháu trai cháu gái của bà ta, toàn là mặc những chất liệu mới mà chúng ta chưa thấy bao giờ, lại nhìn qua Trường An xem, con bé phải mặc cái gì? Vá miếng này chồng miếng khác, người không biết còn tưởng rằng là đứa trẻ hoang mà Tống Bát Kì mới nhặt về nữa đấy.”
Người phụ nữ kia ngồi xổm xuống đào một cây tề thái, rũ sạch đất, bỏ vào giỏ tre bên cạnh.
“Thật đáng thương, không cha không mẹ, cho dù có tam thẩm chăm sóc thì sao? Con dâu Tam Thuận không phải chủ gia đình, trong tay không tiền không vải vóc, bản thân nàng ta còn phải nhìn sắc mặt của mẹ chồng mà sống, Làm sao bà có thể cùng lúc chăm sóc cháu gái nhỏ của mình được, haizzz.......”
Lão Tống kia từ sau khi cưới thêm vợ sau thì đã thành cha dượng, hai đứa con ruột thì không thèm quan tâm, lại nhận đứa con mà người vợ sau mang đến làm trưởn tử, còn đổi tên đổi họ thành Tống Kế Tổ.
Chậc chậc, nhìn cái tên này đi, nếu không phải tộc trưởng ngăn cản, Tống lão đầu kia còn chuẩn bị thêm Tống Kế Tổ vào gia phả Tống thị nữa kìa.
“Này, cô nói xem Tống lão đầu nghĩ cái gì thế? Để con trai ruột của mình làm thứ thì thôi đi, còn đưa nó vào trong quân ngũ, khi đó Khương thị chắc đã gửi về không ít tiền nhỉ, có thế nào thì chắc cũng đủ mua cho lão nhị chức binh lính chứ.”
Người phụ nữ mặt đen nhìn về hướng Tống gia trong thôn.
Ngôi nhà ngói năm gian của Tống lão đầu sừng sững ở đầu thôn, vô cùng thu hút sự chú ý.
Trước kia nhà ông ta rất nghèo, giống như đại đa số người trong làng.
Từ khi Khương thị đi làm bảo mẫu, gia đình Tống lão đầu bỗng trở nên giàu có hơn, không những xây căn nhà ngói to lớn, bà Triệu cùng với các chị em ăn mặc ngày càng đẹp hơn, ra ngoài đi mua sắm, thăm họ hàng cũng rất xa hoa, còn sang trọng hơn cả phụ nữ có chồng đại gia.
Làm cho các lão nương trong thôn đều muốn kết thân với bà Triệu, cũng muốn để bà ta giới thiệu cho con dâu mới sinh xong của nhà mình đi làm vυ' nuôi.
Người phụ nữ kia cười lạnh: “Lão bà ấy tâm địa độc ác, Tống Nhị Lan vừa đi, bà ta liền bảo Tống lão đầu xây căn nhà lớn ở đầu thôn, vừa xây xong thì vội vàng đưa con trai con gái vào ở, để Trường An cùng với tam thúc tam thẩm của nó ở trong căn nhà cũ đổ nát.”
Ai mà không hiểu ý nghĩ xấu xa của bà lão tú bà ấy chứ? Chẳng phải chỉ sợ Tống Nhị Lang ở nhà thì sẽ lấy đi một nửa tài sản sao?
Trong tộc mặc dù không quản việc trong nhà của ông ta, nhưng tộc trưởng và các vị trưởng lão sẽ không trừng mắt nhìn Tống lão đầu đem hết tài sản chia cho dã chủng bên ngoài đâu!
“Nhà ông ta không phải vẫn chưa phân chia sao? Sao lại bỏ lại hai vợ chồng Tống Tam Thuận ở lại nhà cũ chứ?” người phụ nữ mặt đen đào đào tề thái, tò mò hỏi.
Người phụ nữ kia nói: “Vốn là lão tú bà kia muốn chia, nhưng tộc trưởng sao có thể để cho bà ta muốn làm gì thì làm được.”
Lúc Triệu thị chuyển nhà, tộc trưởng đã đích thân đến hỏi, nhưng lão tú bà kia chỉ tay lên trời thề rằng không hề phân chia.
Nói trong nhà không đủ chỗ, cô con gái lớn lại muốn làm mối, không tiện để thúc thẩm cùng ở, nên mới tạm thời chuyển đến nhà mới, đợi Tống Nhị Hiếu quay về rồi sẽ phân chia lại nhà cửa.
Nhưng mọi người ai cũng biết, Tống Nhị Hiếu có thể về hay không không chỉ là vấn đề thời gian.
Thanh quan khó xử việc gia đình, lão tú bà cứ luôn miệng nói rằng không phân chia, tộc trưởng cũng hết cách, chỉ có thể bảo Tống lão đầu để lại hai căn phòng mới, một cho Tống Nhị Hiếu, một cho Tống Tam Thuận, bằng không thì viết thư cho Khương thị vợ của Nhị Hiếu, dù sao thì tiền xây nhà đều là của nàng ta.
Tống lão đầu cũng đáp ứng, nhưng vẫn để hai vợ chồng nhà Tống Tam Thuận sống ở nhà cũ, chỉ là mỗi ngày cùng nhau ăn cơm mà thôi.
Tất nhiên, công việc của nhà mới cũng sẽ do thê tử của Tam Thuận là Ngô thị phụ trách.
Những việc như gánh nước, giặt giũ, nấu nướng đều do thê tử Tam Thuận phụ trách, còn Tam Thuận thì làm tất cả công việc đồng áng.
Còn cả nhà bà Triệu thì giống như là thiếu gia tiểu thư vậy, cả ngày nhàn nhã không làm gì cả.
“Ôi chao, lão tú bà kia đúng là biết tính, qua vài năm nữa, cháu trai bà ta lấy vợ, không phải sẽ lấy luôn hai gian phòng kia sao?”
Người phụ nữ mặt đen lắc đầu, thở dài nói: “Khương thị cũng thật vô tâm, bản thân ở bên ngoài cực khổ kiếm tiền, kết quả lại để cho người ta hưởng lợi, còn đứa con mình dứt ruột đẻ ra thì lại khổ đến nỗi cơm không có ăn đồ không có mặc.
Haizzz, sao có thể tin tưởng vào lão tú bà kia đến thế? Cứ mãi không về nhà, 3 năm rồi, chẳng lẽ nàng ta không nhớ con gái sao?”
Người phụ nữ kia nói: “Tôi nghe người ta đồn, hai năm trước Khương thị đã theo nhà chủ đi đến Phủ Thành rồi, cách đây cả trăm dặm ấy, nghe nói thiếu gia của nhà chủ không rời khỏi nàng được, cho nên mới mãi không quay về.”
Quay về rồi thì sao? Trừ khi đưa cả con gái đi, nếu không con gái ở lại đây không phải là sẽ tiếp tục bị lão tú bà kia hành hạ sao?
May thay thê tử Tam Thuận tấm lòng lương thiện, vẫn luôn yêu thương Trường An như con gái ruột của mình, có miếng ngon nào nàng cũng để lại cho Trường An, nếu không thì không biết đứa trẻ này đã chết mấy lần rồi.
Hai người phụ nữ cùng thở dài, lại nhìn về hướng Tống gia.
Hôm nay nhà Tống gia nhất định là xẻ thịt chuẩn bị rượu tiếp đãi khách, nói không chừng sẽ đuổi Trường An cùng thê tử Tam Thuận đi ra ngoài, để khách đến không nhìn thấy.
Thê tử Tam Thuận cũng ngốc nghếch, cứ luôn để mẹ chồng ra lệnh, một chút phản kháng cũng không biết.
____ ____ ____