Nếu như có cơ hội các phụ huynh cũng không muốn làm thổ phỉ cướp đoạt bằng vũ lực đâu, bọn họ cũng muốn làm người tốt, dĩ hòa vi quý.
Nhưng vấn đề ở chỗ bắt đầu từ giây phút nảy sinh suy nghĩ “mượn công khắp cõi mạng” thì chắc chắn bọn họ chỉ có thể làm giặc cướp.
Ba năm trước đây, tuy rằng “Ngục Văn Tự” dùng tư thái ông trùm mạnh mẽ tiếp quản văn chương toàn cầu, nhưng 90% văn chương trong đó vẫn “tự do”, chỉ có 10% bị “hệ thống thi đấu” trưng dụng.
10% này không đơn giản là những đoạn văn ngắn không có ý nghĩa, mà trong đó còn cất giấu vô số câu chuyện vui buồn hợp tan. Những nhân vật liên quan đến những câu chuyện đó rất có khả năng sẽ trở thành thí sinh.
Chẳng qua đã ba năm trôi qua nhưng mọi người vẫn không hiểu rõ được tiêu chuẩn lựa chọn “thí sinh” cụ thể. Cũng may Ngục Văn Tư cũng xem như chu đáo, sẽ công bố danh sách thí sinh mới trước một tháng, cho mọi người có thời gian chấp nhận.
Chẳng qua dù Ngục Văn Tự có hành vi “nhân tính hóa” nhưng cũng không che giấu được bản chất cướp đoạt của nó. Những thí sinh sinh ra từ văn chương do nó lựa chọn, nhưng những văn chương này lại là do “tác giả” sử dụng sáng tạo ra.Nói ngắn gọn, mọi người cho rằng những thí sinh này trên thực tế là tài sản riêng thuộc về tác giả.
“Ngục Văn Tự” đυ.ng chạm đến lợi ích của các tác giả.
Các tác giả mất hứng, dù Ngục Văn Tự có thể khiến nhân vật dưới ngòi bút họ sống lại thì thế nào? Ban đầu họ cũng rất vui vẻ, rất phấn khởi, nhưng khi cảm giác mới mẻ qua đi, những cảm xúc tiêu cực dần tích tụ gần như muốn bao trùm lấy họ.
Không chỉ vì những vật họ sáng tạo ra lại làm người ngang hàng với họ mà còn thoát khỏi “hình tượng” bọn họ tạo nên, dần biến thành dáng vẻ xa lạ — dù sao cũng không phải là vật sáng tạo trong lòng bọn họ như lúc đầu nữa.
Các tác giả cảm thấy bản thân là những “thai phụ” đáng thương, khó khăn lắm mới mang thai mười tháng sinh ra đứa bé, nào ngờ lại bị cướp đi không thuộc về họ nữa.
Bọn họ không thể kiểm soát được đứa bé, không nói đến việc bị giảm cấp bậc xuống thành người xa lạ, thậm chí có đôi lúc “Ngục Văn Tự” còn không thừa nhận thân phận tác giả của họ, không cho họ cơ hội giao tiếp với vật sáng tạo.
Đãi ngộ của các tác giả đa phần đều chẳng bằng một độc giả bình thường, bị nhốt dưới đáy kim tự tháp.
— Nhân vật họ sáng tạo ra được yêu thích và hoa cỏ vây quanh, bản thân lại bị giấu dưới bóng của ánh sáng.
Nghe đã thấy rất buồn cười, cũng không hợp lý.
Rõ ràng dù cho phá đi bức tường ba chiều, con người đều là người xem thì tác giả cũng phải ở phòng VIIIP mới phải chứ!
Cuối cùng, mâu thuẫn giữa tác giả và “Ngục Văn Tự” khiến đa số tác giả bài xích nhân vật dưới ngòi bút trở thành thí sinh. Đương nhiên, khi “Ngục Văn Tự” không động chạm đến ích lợi của bản thân thì ai là thí sinh đều được cả, dù sao họ cũng sẽ có thí sinh mình yêu thích.
Các phụ huynh của Giang Tây Đường không có sức mạnh lớn đến mức có thể mượn một thí sinh từ tay “Ngục Văn Tự” đến làm bàn tay vàng cho bảo bối của họ.
Họ chỉ có thể tuyển chọn từ những tiểu thuyết chưa bị Ngục Văn Tự trưng dụng.
Loại hành vi chó săn này trước tiên là sẽ chạm phải mìn.
Sau đó nữa là, họ muốn chọn cho bảo bối nhà mình một người có nam đức tiêu biểu, chọn tới chọn lui lại đưa móng vuốt đến nam chính truyện không CP, dẫn đến quả mìn thứ hai.
Không CP, nghĩa như tên gọi, nhân vật chính không có vợ CP, không xây dựng tuyến tình cảm.
Tác giả và độc giả cũng không muốn xây dựng tình cảm mới có thể tạo nên truyện không CP. Đối với họ mà nói hành vi của các phụ huynh Giang Tây Đường cũng không chuẩn mực giống như một cao tăng đắc đạo cởϊ qυầи áo phá giới vậy! Quả thật khiến người khác giận sôi!