Trấn Thanh Hà là một tiểu thành trấn giàu có và sầm uất trên con đường tơ lụa Tây Bắc.
Thôn trấn không quá lớn nhưng người giàu thì không thiếu.
Nơi đây được mệnh danh là hòn ngọc Tây Bắc.
Nhờ địa thế đặc thù, khí hậu phù hợp, đất đai màu mỡ, nuôi trồng hay nông canh đều thuận tiện.
Lại thêm nam bắc nối liền, giao thông thuận lợi, thương lộ cũng hết sức thông suốt.
Mà Vương gia Thanh Hà, tuy hiện nay được gọi là nhà giàu nhất trấn, nhưng mấy chục năm trước chỉ là một địa chủ có điền sản phong phú mà thôi.
Vương gia khi truyền tới tay phụ thân Vương Thù, Vương Trình Cẩm, mới chuyển sang phát triển theo hướng thương nghiệp.
Từ nhỏ Vương Trình Cẩm người này đã có tư chất thông minh, rất có đầu óc kinh doanh.
Dựa vào trăm mẫu ruộng tốt trở nên giàu có, khởi bước từ điều hành kinh doanh.
Mười mấy năm vào nam ra bắc, gia nghiệp tăng gấp mấy lần.
Bản thân giàu có, không quên đồng hương.
Đê điều ở cửa trấn Thanh Hà và con đường thông ra ngoài, học viện Thành Nam, đều là Vương gia bỏ tiền xây dựng.
Gặp thiên tai, Vương gia cũng sẽ tùy tình hình mà giảm thu thậm chí là miễn thu địa tô tá điền.
Vì Vương Trình Cẩm biết đối nhân xử thế nên nhóm chưởng quỹ dưới quyền vô cùng tin phục ông ấy.
Đây cũng là lý do vì sao con cháu Vương gia đơn bạc, khi Vương Trình Cẩm mất, gia nghiệp Vương gia vẫn không đổ.
Hôm nay những chưởng quỹ này tới, chủ yếu để nhận một chủ tử mới.
Chủ tử mới, chỉ nhi tử độc nhất Mao thị sinh cho Vương gia, Vương Huyền Chi.
Đó cũng là lẽ thường.
Từ cổ chí kim, bàn về người thừa kế gia nghiệp, tới giờ chỉ có nhi tử, không có phần nữ nhi.
Theo lý mà nói, hoặc là Vương Huyền Chi mất, hoặc là Mao thị mất, mới tới phiên Vương Thù gặp người.
Nhưng Vương Huyền Chi chỉ mới mười một tuổi.
Vì không được phụ thân coi trọng, học vỡ lòng khá trễ.
Mao thị lại là một người không mực trong bụng, không dạy được cậu cái gì.
Vương Huyền Chi không hơn con cừu chờ thịt bao nhiêu, đi tới đó căn bản không được chuyện.
Bản thân Mao thị mang thai, bụng không giấu được.
Trừ phi bà ta có thể đổ cái bụng này lên người Vương Trình Cẩm đã qua đời gần một năm, nếu không bất luận thế nào cũng không thể gặp người.
Sau mấy phen cân nhắc, chỉ có thể để Vương Thù đi.
Vương Thù rửa mặt chải đầu xong xuôi thì ăn hai bát cháo nóng dưới sự giám sát của bà tử.
Nghỉ ngơi một lát xong thì đầu óc mới tốt hơn chút.
Hai bà tử cường tráng thấy thời gian đến rồi.
Một trái một phải kẹp Vương Thù, lôi người đến tiền sảnh.
Khách sảnh ban đầu là nơi Vương Trình Cẩm nghị sự, địa điểm rất rộng rãi.
Mao thị sai người dựng một tấm bình phong lớn.
Khi Vương Thù được đỡ đến, Mao thị đã ngồi sau tấm bình phong.
Không đến, bà ta không thể yên tâm.
Mao thị sao có thể để mặc Vương Thù một mình đối mặt với đám quản sự này.
Nếu nàng nói ra cái gì, đến lúc đó có khóc cũng không có chỗ lau.
Bên ngoài bình phong, Vương Huyền Chi vẹo tới vẹo lui trên ghế như có răng cắn cậu.