Chương 6 - Bò Mẹ Khó Sinh
Hơn một vạn gia súc của Đội sản xuất số 7, Công xã Hô Sắc Hắc được chia thành nhiều đàn, giao cho các hộ dân chăn thả và chăm sóc. Mấy hộ nhà giàu được chia đàn súc vật lớn, có thể lên đến mấy ngàn trâu ngựa dê lạc đà lừa. Những người chăn nuôi nhỏ lẻ được chia ít gia súc, nhưng bình thường cũng có đến vài trăm con.
Chuồng trại của người chăn nuôi trước mặt chiếm diện tích rất lớn, được rào bằng hàng rào di động và nỉ thô để chắn gió. Bên trong cùng là hàng trăm con cừu đang chen chúc nhau để giữ ấm. Ngoài ra còn có 10 con bò mẹ, 12 con ngựa mẹ, 2 con lạc đà và 5 con lừa nhỏ.
Một con bò cái đang bị buộc trong chuồng gỗ kiên cố ở phía bên kia, bên ngoài có hơn chục người tụ tập xung quanh, tò mò ngó vào xem.
Bên ngoài gió lạnh thấu xương cuốn theo những bông tuyết, nhưng bên trong chuồng lại ấm áp bởi hơi thở của con người, tạo thành những lớp sương mù trắng xóa.
Lâm Tuyết Quân chen lấn qua đám đông, nhìn thấy con bò cái đã trải qua một mùa đông dài gầy gò đến mức xương xẩu chọc ra da, bốn chân gầy guộc run rẩy dậm đạp không yên, như sắp không chịu được cái bụng bầu nặng trĩu.
"Mooooo-- Mooooo--!" Tiếng kêu thảm thiết của bò mẹ vang lên, nó bồn chồn không ngừng ngoắt đầu, sừng bò va vào cột gỗ buộc nó, làm cho tuyết trên nóc chuồng rơi lả tả.
"Làm thế nào bây giờ? Tuyết lớn quá, đêm tối thế này mà đi đến khu chăn nuôi để gọi bác sĩ thú y, đừng nói là không thể gọi được, người được cử đi cũng có thể chết cóng trên đường." Một người chăn nuôi lo lắng dậm chân theo bò mẹ, lúc nhìn bò lúc nhìn tuyết bên ngoài chuồng, như mong tuyết bỗng dưng ngừng rơi.
Khu chăn trại là nơi đặt trụ sở của xã Hô Sắc Hắc, trên thảo nguyên rộng lớn, dân cư thưa thớt, khu chăn nuôi cách đây gần một trăm km.
Người dịch: Hannadangiu
“Tuyết dù đã ngừng rơi, nhưng trên đường vẫn còn đầy tuyết, cưỡi ngựa nhanh nhất cũng không thể đuổi kịp!” Một người phụ nữ Mông mặc áo choàng nâu lẩm bẩm bằng tiếng Mông:
“Không kịp nữa rồi, không kịp nữa rồi.”
“Từ khi ông Ba La qua đời, gia súc của chúng ta hễ bị bệnh đều phải đến trại để nhờ, làm sao kịp được! Bao nhiêu con vật tốt đều chết uổng phí.” Một người chăn nuôi người Hán ở địa phương đội mũ da cừu hình chóp ba, giọng Đông Bắc pha lẫn tiếng Mông lơ lớ, vừa phàn nàn vừa lau mồ hôi trên trán.
Mặc dù gia súc được chia cho từng người chăn nuôi chăm sóc, nhưng chúng đều thuộc về đội, là tài sản chung của mọi người, con nào chết thì cả tập thể đều chịu tổn thất.
Năm nay, do đói rét và bị sói cắn, gần một phần tư gia súc đã chết và bị thương. Những con bò cái được phối giống sớm vào đầu tháng 8, chưa đến mùa xuân, vào cuối tháng 3 khi thời tiết trở lại giá rét sẽ sinh bê, vốn dĩ bê con đã khó giữ được, nếu bò mẹ cũng khó sinh mà chết thì... Những người chăn nuôi nuôi bò mẹ hơn một năm đều vô cùng tiếc nuối, họ đã vất vả chờ đợi nó sinh bê để lấy sữa.
Hơn nữa, nuôi bò lâu rồi cũng có cảm tình, nếu nó chết thật thì họ cũng rất đau lòng.
"Tiếc là ông Ba La chưa đào tạo được hậu bối để tiếp nối nghề thú y của mình.” Người chăn nuôi đội mũ chóp lắc đầu thở dài. Tuy ông Ba La không phải là bác sĩ thú y đeo kính trong xã, nhưng lại là một lão mục dân dày dặn kinh nghiệm. Ông ấy có một số biện pháp để đối phó với những căn bệnh thường gặp ở gia súc, là bác sĩ thú y quen thuộc của các mục dân trên cánh đồng cỏ này, đáng tiếc là ông ấy đã không qua khỏi mùa đông năm nay.
“Đã là lúc nào rồi, còn nói chuyện này làm gì?"
Người chăn nuôi đen gầy đứng bên cạnh con bò nhăn mặt lại, mặc cho mọi người xung quanh lo lắng nói chuyện ồn ào, ông ấy không trả lời, chỉ vuốt ve những sợi lông trắng hơi xoăn ở giữa mặt bò khi nó thở hổn hển.
Đội trưởng đội sản xuất cao lênh khênh cũng sốt ruột dậm chân, vừa xoa bụng bò vừa thò đầu ra ngoài dáo dác, thúc giục hỏi: "Y tá đâu? Chưa đến à? Cho dù phải cõng cũng phải đưa cô ấy đến đây! Sao còn chưa đến nữa?!”
"Đến rồi! Đến rồi!" Người chăn nuôi đứng ngoài cùng nhìn thấy ánh sáng đèn pin lắc lư từ xa tiến đến, vội vàng reo lên vui mừng, như thể nhìn thấy vị cứu tinh.
Lâm Tuyết Quân lớn lên ở Hulunbuir, tuy không biết viết chữ Mông Cổ, cũng không đọc được chữ Mông Cổ, nhưng nghe và nói thì không thành vấn đề. Cô đứng bên cạnh nghe rõ mọi lời của đội trưởng và những người chăn nuôi khác, hiểu rõ ngọn ngành hơn những thanh niên trí thức đang đứng hóng chuyện ở đây.
Mọi người cùng hướng mắt ra ngoài chuồng bò, Lâm Tuyết Quân nhận ra người đến là chủ nhiệm hội phụ nữ người Mông Cổ to lớn như gấu. Khi các thanh niên trí thức mới đến đại đội, chính bà chủ nhiệm khỏe mạnh này đã ôm cô đi gặp nhân viên y tế.
Bên cạnh chủ nhiệm hội phụ nữ là nhân viên y tế Vương Anh - cô gái y tá nhỏ đã khám và tiêm cho Lâm Tuyết Quân.
Đại đội trưởng sốt ruột nên đã tìm đến cả nhân viên y tế.
Mặc dù con người và bò đều là động vật có vυ', nhưng cấu tạo, bệnh tật và phương pháp điều trị của chúng có nhiều điểm khác biệt. Việc đại đội trưởng làm vậy chứng tỏ ông ấy đã thực sự đến đường cùng rồi.
Lâm Tuyết Quân nhìn nhân viên y tế Vương Anh đi qua con đường do các mục dân nhường lại, đến trước con bò mẹ, cau mày nói với đại đội trưởng về khó khăn của mình:
"Đại đội trưởng, con người và bò sao có thể giống nhau được? Ông bảo tôi chữa, tôi... tôi cũng không biết làm sao để chữa nữa.”
Người dịch: Hannadangiu
Cô ấy bỏ hộp thuốc của mình xuống, cởi găng tay, móc ra một cuốn sổ tay, lật đến trang ghi chép về việc đỡ đẻ cho người, lúng túng giơ cho đội trưởng xem.
Lâm Tuyết Quân không tự chủ gật đầu, thầm đồng ý với lời nói của Vương Anh.
Cô lại nhìn tình trạng của con bò mẹ, nước ối đã vỡ, lẫn với phân bò trên nền đất, bùn nhão thành một mảng. Bò mẹ cong đuôi, thỉnh thoảng rặn mạnh, cơ bắp run rẩy, nhưng vẫn không thấy bê con ló đầu ra.
Lúc này đã có những giọt máu âm thầm rơi xuống bùn đất.