Thập Niên 60: Bác Sĩ Thú Y Trên Thảo Nguyên

Chương 3: Đồng Chí Lâm Tuyết Quân (1)

Có lẽ do uống nhiều rượu trong buổi họp lớp ở Bắc Kinh, buổi tối trở về Lâm Tuyết Quân hơi sốt, nên cô uống thuốc rồi ngủ thϊếp đi. Khi mở mắt ra, cô đã đến công xã Hô Sắc Hắc, đội sản xuất số 7 ở biên cương phía Bắc vào những năm 1960.

Cô gái xuyên không này cũng tên là Lâm Tuyết Quân, năm nay 16 tuổi.

Mới sáng sớm, những thanh niên trí thức khác đã ra ngoài lao động, còn cô thì nằm trên giường tiếp tục chiến đấu với bệnh cúm nặng.

Lâm Tuyết Quân đã nằm liệt giường ba ngày rồi. Cô y tá trẻ tuổi Vương Anh, người khám bệnh cho cô, vốn là người vắt sữa trong đại đội, sau khi được đào tạo hai tuần về "bác sĩ chân đất" tại công xã vào mùa đông, đã trở thành y tá.

Có thể nói, số lần cô ấy thực sự chích thuốc cho người khác chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Mỗi lần chích kim cho Lâm Tuyết Quân, Vương Anh đều phải vỗ tay cô đến đỏ bầm, khom người, áp sát vào những đường gân nổi trên da và hít thở sâu vài lần mới mạnh dạn chích kim vào ven.

Mỗi lần Lâm Tuyết Quân nhìn Vương Anh dũng cảm chích kim cho mình, lòng cô lại trào dâng cảm xúc muốn thay thế cho đối phương. Đáng tiếc, vì bệnh tật mà tay cô mềm nhũn, chỉ có thể ngoan ngoãn chịu đựng.

Nơi đây thiếu thốn vật chất trầm trọng, khi bị bệnh cũng không có thức ăn dinh dưỡng hay trái cây để bồi bổ cơ thể, thậm chí đến cả rau tươi cũng không có.

Mấy ngày nay, Lâm Tuyết Quân bị ốm, chịu đựng việc bị kim đâm, ăn cám và khoai tây, đi vệ sinh chỉ có thể lê lết sang căn nhà bên cạnh để ngồi xô đựng nước vo gạo... Thật là có khổ cũng không nói được.

Bên ngoài căn nhà lớn bằng ngói, tiếng gió rít và tiếng tuyết đè lên đống củi là bản nhạc ru ngủ hay nhất. Hôm nay Lâm Tuyết Quân cảm thấy khỏe hơn nhiều. Cô ngủ rất ngon và khi tỉnh dậy cũng cảm thấy tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, bên ngoài ổ chăn quá lạnh nên cô vẫn không muốn ra khỏi giường.

Để giữ ấm, cô lại vơ lấy chiếc áo bông quân đội đặt bên cạnh đắp lên trên chiếc chăn dày. Cô cảm thấy như có một ngọn núi đang đè lên người mình.

Do bão tuyết liên tục, ngay cả ban ngày trời cũng tối mịt.

Người dịch: Hannadangiu

Cô ngủ rồi lại thức, thức rồi lại ngủ, đã sớm mất đi ý niệm về thời gian.

Cho đến khi một tiếng động lạo xạo, đều đặn từ xa đến gần, Lâm Tuyết Quân mới biết trời đã xế chiều, khoảng năm sáu giờ, các thanh niên trí thức đã dẫm tuyết đi làm về.

Mấy thanh niên ở ngoài cửa vừa dậm chân, vừa vỗ tuyết, su một hồi loay hoay, vất vả, cuối cùng cũng vặn được tay nắm cửa.

Cánh cửa gỗ dày cũ kỹ được kéo ra, gió thổi tung, đập mạnh vào tường. Người thanh niên trí thức đi đầu vội vàng chạy vào nhà, quay lại thúc giục người đi sau đóng cửa nhanh.

Thanh niên trí thức nam lớn tuổi nhất, tên là Mục Tuấn Khanh, vừa vào nhà liền chạy đến thắp đèn dầu thầu dầu trên bàn, không quan tâm đến lớp tuyết sương bám trên kính, lại quay ra bếp lò bên cạnh giường ném củi vào. Bụi than bay vào tóc và mặt anh ấy cũng không quan tâm, chống hai tay lên đầu gối, quay người nhấc ấm nước, ra ngoài đống củi nhặt những bông tuyết sạch nhất cho vào ấm, rồi nhanh chóng quay lại đặt ấm nước lên bếp đun.

Làm xong tất cả, Mục Tuấn Khanh mới thở phào nhẹ nhõm. Anh ấy cởϊ áσ bông quân đội treo lên móc áo ở cửa, rồi kéo móc ra chặn cửa, ngăn gió lùa qua khe cửa.

"Lâm Tuyết Quân thế nào rồi?" Mục Tuấn Khanh xoa tay, quay đầu nhìn Lâm Tuyết Quân đang được cô thanh niên trí thức Y Tú Ngọc đỡ ngồi bên giường.

Do các thanh niên trí thức vừa đến nơi đã gặp phải trận bão tuyết lớn nên công xã Hô Sắc Hắc chỉ kịp giao cho đội sản xuất thứ bảy dọn dẹp một gian nhà ngói lớn cho các thanh niên trí thức ở.

Trước khi bão tuyết kết thúc, họ chỉ có thể dùng tạm những chiếc ghế đẩu đặt giữa giường, sau đó căng một tấm vải che chắn tầm nhìn, để chia thành hai khu vực nam và nữ sống tạm bợ qua vài ngày.

“Bây giờ Tốt hơn nhiều rồi." Cơ bắp của Lâm Tuyết Quân vẫn còn hơi nhức mỏi, nhưng nhờ sự chăm sóc của Y Tú Ngọc mà cô đã có thể ngồi dậy.

Mặc chiếc áo bông dày, khoác thêm chiếc áo khoác quân đội, đi đôi ủng len dày cộp.

Y Tú Ngọc dìu Lâm Tuyết Quân đi đến nhà kho bên cạnh được cải tạo thành nhà vệ sinh, sau khi đóng cửa, cô ấy quay đầu bĩu môi:

"Ban đầu đến đây với ý chí to lớn là xây dựng biên cương Tổ quốc, nhưng kết quả là ban ngày phải đi chăn bò, quét chuồng bò, xúc phân bò, tối về còn phải hầu hạ người ta, chẳng khác gì nha hoàn trong xã hội cũ."

Trong tiếng bản địa của người Hán ở Đông Bắc thì nói như thế nào nhỉ?

Đúng là xui xẻo!

Trong số 8 thanh niên trí thức đến đây lần này, ngoại trừ Lâm Tuyết Quân, mọi người đều đã cùng nhau làm việc được vài ngày, cũng đã hiểu biết nhau phần nào, chỉ có điều không rõ "em gái Lâm" - người bệnh nằm ở nhà mỗi ngày là người như thế nào.

Điều duy nhất mọi người biết về Lâm Tuyết Quân là việc cô chưa đến công xã đã bắt đầu viết thư cho người nhà, ngày nào cũng kêu gào đòi về Bắc Kinh.

Viết thư rất siêng năng, mực dùng cũng nhiều, tem cũng đã tốn kha khá. Ngay cả bây giờ, trong ngăn kéo đựng đồ của Lâm Tuyết Quân vẫn còn một bức thư cầu cứu đang viết dở dang, vì bị sốt nên không thể viết xong.

Khi giúp Lâm Tuyết Quân sắp xếp đồ đạc, Y Tú Ngọc đã nhìn thấy dòng chữ "Cứu mạng" được viết trên trang giấy, đặc biệt to, chiếm gần hết nửa trang giấy.

Mọi người đều cho rằng Lâm Tuyết Quân sẽ không ở lại lâu, có thể khi bệnh khỏi, sức khỏe tốt hơn, chịu được sự vất vả của việc đi lại, cô sẽ ra đi.