Cái năm mà tôi học lớp 9, em trai tôi trộm mười tệ của nhà hàng xóm, nhưng cha tôi lại tát vào mặt tôi chất vấn: “Có phải mày trộm không?”
Tôi nói không phải thì ông lại tát thêm: “Còn học cãi ngang nữa à!”
Tôi lại lắc đầu thêm cái nữa, thế mà ông liên tục đánh tôi hết lần này đến lần khác, đánh đến khi mặt mũi bầm dập: “Nhanh đi xin lỗi dì Vương đi!”
Đến khi con trai nhà hàng xóm moi được mười đồng trong túi em trai tôi, ba tôi mới nhe răng cười: “Thằng bé còn nhỏ ấy mà, không hiểu chuyện.”
Mẹ khuyên tôi: “Nhanh xin lỗi cha con đi, ba nói oan cho con nên chắc trong lòng ông cũng áy náy lắm đấy.”
**************************
Ngay đêm đó, tôi dọn cặp sách, đi bộ ba mươi dặm đường núi suốt cả đêm mới tới được nhà bà ngoại. Ba mẹ và bà ngoại tôi giống như nước với lửa, nghe nói năm đó khi ba mẹ Kết hôn, bà ngoại bỏ ra ngoài đánh bài chứ không chịu tham gia.
Khăn đỏ treo trên cửa gỗ được đổi thành màu trắng, tôi đứng trong gió lạnh gõ cửa mười phút mới nghe được tiếng bước chân trong sân.
Bà ngoại mở cửa ra rồi chắn ngang trước cửa, không cho tôi đi vào: “Cháu tới làm gì?”
“Làm ruộng ạ.” Tôi cúi đầu đáp.
Bà hừ mũi, mất kiên nhẫn nhìn tôi, một lúc sau mới cho tôi đi vào, bà cũng không hỏi nguyên do.
Mười phút sau, bà bưng một bát mì từ trong phòng bếp ra cho tôi: “Ăn xong thì về đi.”
Tôi cúi đầu, bất an và lo lắng: “Con không muốn trở về.”
Bà hừ lạnh một tiếng: “Ba mẹ con đâu?”
Tôi không trả lời, bà lại liếc nhìn tôi một cái: “Cũng tới đòi tiền à.”
Tôi ăn từng miếng mì sợi, nước mắt chảy qua môi. Lúc đó trời đã về đêm, bao phủ lấy tôi là cánh đồng bát ngát, trong bóng đêm tôi không nhìn thấy tương lai của chính mình.
Ngày hôm sau, bà vẫn đưa tôi đến trường học: “Học hành cho tốt, đừng ngu ngốc giống như mẹ cháu.”
Tôi cầm ít tiền mà bà cho, nhìn theo bóng dáng bà lung lay biến mất nơi ngã rẽ.
**************************
Mẹ tôi đúng là đã ngốc thật, mỗi ngày bà đều giặt quần áo, nấu cơm, quét tước vệ sinh nhà cửa, đưa cơm trưa cho em trai, buổi chiều đón em trai tan học. Quanh đi quẩn lại, chỉ có tôi giúp bà ấy.
Mà cha tôi lại không làm gì cả, tan tầm về nhà là đã có cơm canh thơm ngọt đợi ông rồi.
Em trai cũng là bảo bối của cả nhà, mẹ nói con trai không được vào phòng bếp, vào phòng bếp thì sẽ chọc tiểu quỷ.
Mỗi tuần ba bữa tối đều sẽ nấu thêm cơm, em trai và ba được một đùi gà lớn. Mẹ lại nhét hết rau mà không ai thích cả vào trong bát của tôi: “Ăn nhiều một chút, con xem mẹ tốt với con không, sau này trưởng thành kiếm tiền nhiều nhiều mà hiếu kính với mẹ.”
Ánh mắt tôi dừng lại trên chiếc đùi gà của cha tôi, vô cùng hâm mộ nói: “Mẹ ơi, con muốn ăn đùi gà.”
Mẹ tôi mới nãy còn tỏ vẻ ôn hoà bỗng chốc biến sắc: “Cái đứa rách việc này còn muốn ăn đùi gà nữa à? Rau có nhiều dinh dưỡng, không biết tốt xấu gì cả!”
Tôi im lặng cúi đầu, nước mắt làm rau thêm mằn mặn.
Buổi tối rửa bát, lúc đi ngang qua phòng em trai. Nó đang cho thỏ con an bằng cải ngồng tươi mới, tôi chợt nhớ tới lá cải già trong bát mình hôm nay.
Hóa ra tôi còn không bằng con vật mà em tôi nuôi nữa!
Từ đó về sau tôi hiểu rõ một đạo lý, không ai đối xử tốt với tôi cả, bọn họ chỉ tốt với em trai.
**************************
Thành tích của tôi vẫn luôn ổn định ở top ba của lớp. Sau khi tan học, chủ nhiệm lớp gọi tôi lên văn phòng: “Với thành tích này của em thì thi Nhất Trung (cấp 3 top đầu) không nổi đâu.” Tôi không rõ nguyên do.
*Nhất Trung, Tam Trung: Tương ứng trường cấp 3 top đầu và top cuối trong bối cảnh truyện.
Chủ nhiệm lớp thay đổi giọng điệu, giải thích thêm: “Có muốn chuyển sang trường Tam Trung không, với thành tích của em thì khá ổn đấy.”
Nhất Trung là trường cấp hai Nhất Trung, mỗi năm chỉ chọn các học sinh giỏi nhất. Còn Tam Trung là trường tệ nhất trong số các trường cấp ba, mỗi năm chẳng tuyển được mấy người.
Tôi kiên định lắc đầu: “Không đi ạ.”
Ông nghe vậy trầm mặt: “Đúng là không biết xấu hổ!”
Tan học tôi về nhà bà ngoại, tôi phụ bà ngắt tỏi ngoài cửa, cũng nói chuyện này cho bà nghe. Bà lập tức chửi ầm lên: “Đùa ai chứ, chắc chắn là là Tam Trung trích hoa hồng cho hắn rồi!”
Đêm đó, tôi được ăn thêm một quả trứng gà.
**************************
Ngày hôm sau đi học, tôi gặp được ba đưa em trai đi học trước cổng trường. Ông khom lưng nói gì đó với chủ nhiệm lớp tôi, hai mắt như tỏa sáng sáng: “Thất Nguyệt, mau tới đây!”
Sở dĩ tôi không có tên là “Chiêu Đệ” (cầu có em trai) hay gì đó không phải bởi vì cha mẹ tôi không trọng nam khinh nữ, mà là do trình độ văn hóa của họ còn có hạn.
Năm đó nhân viên công tác bị lãnh đạo gọi đi, bảo họ tự mình điền tên đăng ký vào. Hai người họ xoá xóa sửa sửa nửa ngày không ghi được chữ “Đệ”, cuối cùng bèn lấy cho tôi cái tên đơn giản nhất.