Đất Trắng

Tập 2 - Chương 10

Những đám mây đen dày đặc ở phía chân trời cứ ùn lên, lan ra mãi, gió từ phía đông thổi về phía tây, làm cho những đám mây bay đi, hạt mưa không kịp rơi xuống. Người đi dưới bầu trời xám xịt đã tưởng mình thoát nạn.

Nhưng rồi đám mây đang từ phía tây bỗng tràn về phía bắc, toả rộng khắp bầu trời, gió đổi chiều và cơn mưa ập đến.

Trông chừng đám mây, đón chừng chiều gió, người đi đường ước đoán cơn mưa. Nhưng cơn mưa đi đâu, cơn mưa về đâu, cơn mưa còn kéo dài bao lâu nữa, ai mà biết được.

Cuộc chiến tranh cũng đã một lúc như đám mây đen kia che kín ven đô, mù trời mù đất, người trong cuộc chỉ nghe sấm chớp, vừa vuốt mặt vừa đi. Không còn nhìn thấy chân trời nữa. Nhưng rồi bỗng nhiên đám mây trên đầu loãng ra một mảng trời xanh có ánh nắng mặt trời lọt xuống. Trời lạnh. Đám mây dông tố lại mang theo sấm chớp đi về một phía chân trời.

Đất ven đô một thời sôi sục bom pháo, bỗng nay lắng xuống. Từng dàn “trực thăng”, cần cẩu, C.130, phản lực lại ầm ầm kéo nhau bay về phía biên giới Cam-pu-chia.

Đây là cơn dông cuối cùng của một mùa mưa ở đất Củ Chi chăng? Đây là trận chiến đấu cuối cùng trong cuộc giành giật vùng ven chăng? Ai mà biết được rồi sự thể còn diễn ra thế nào nữa?

Sau trận đánh tàu trên sông tiểu đoàn Bảy đánh thêm một trận nữa. Bộ đội sang sông coi chừng cũng êm ả hơn. Các cuộc tuần tra trên sông thưa hơn. Sự phản ứng sau các trận đánh cũng bớt dữ dội hơn. cả một tiểu đoàn sang sông (thực ra thì cũng chỉ có bốn chục tay súng) vậy mà cũng chỉ có một trung đội bị đại bác bắn vào đội hình, hai người bị thương được anh em đặt lên võng, kê bồng độn lá dưới hai đòn cáng, đưa trở về bên kia sông.

Đoàn 82 tuy chưa móc được gạo trong ấp, nhưng đã bới các hầm gạo ở Bời Lời, ở Dù Bà. Rồi lính phân khu cũng sang lấy gạo, lính Mười sáu cũng sang lấy gạo. Các xã đội lại trở về cứ cũ.

Dân “bồ chao” từ đâu tít tận trên biên giới, như đám chim di cư theo mùa, lại tay bồng tay bị lếch thếch kéo về.

Chúng nó còn bận cuộc càn “tìm diệt” trên biên giới chăng? Hay bởi tại tụi Mỹ cho rằng chương trình bình định ven đô như thế đã hoàn tất? Nhưng nghe đâu các ông tỉnh trưởng Bình Định, Hậu Nghĩa chưa chịu nhận bàn giao, vì tụi Mỹ ủi hết cây xanh và diệt chưa hết Việt cộng.

Lính địa phương được dồn lên chủ lực, dân vệ dồn lên địa phương. Quân nguỵ có vẻ đông và mạnh hơn bao giờ hết. Thằng Trung mang cả cái liên đoàn biệt động mới thành lập sục sạo khắp nơi. Để nó tập dượt cho cái gọi là “Việt Nam hoá” chăng? Hay là để lấp lỗ hổng cho những đám mây chiến tranh nặng trĩu trên bầu trời Củ Chi kia vừa mới ầm ào kéo lên biên giới?

Nghe tin Trung đoàn Mười sáu lại sang sông, thằng Trung l*иg lên. Suốt ngày nghe tiếng hắn quát tháo trong bộ đàm. Đài kỹ thuật của ta quen tiếng hắn đến nỗi khi nghe hai chữ “Đ. mẹ” là biết thằng Trung rồi. Hắn chửi tục Mỹ ỉa vung ra rồi không dọn. Hắn chửi bọn chủ lực chỉ đánh giặc mồm. Đi đâu thua be bét ra đấy. Nếu được cầm quân thì hắn cho “trực thăng” đổ tắp lự xuống bắt sống Bộ chỉ huy Miền lâu rồi.

Trước đây, vùng đất bên này sông đã được càn ủi rất công phu. Một vùng trắng bóc và loang lổ hố bom, hố Pháo. Con chó chạy cũng lòi đuôi. Vậy mà mới sau chưa đầy một mùa mưa, tụi lính đi càn đã thấy mọc lên những chòm cây xanh tốt. Biết đâu không có những mũi súng Việt cộng thập thò trong đó? Những vùng tử địa ngày xưa cũng chỉ thế thôi. Chỉ khác chăng có cắm lên đó một cái bảng đen vẽ hình đầu lâu trắng và hai khúc xương người. Phía sau đó là bom mìn, là cạm bẫy, là hầm gạo, là con đường thông ra địa đạo. Đã có những tốp lính trúng mìn... Công lao thằng Mỹ bao nhiêu lâu thế là đi đứt. Việt cộng như nước, chắn phía này nó chảy sang phía kia, vừa tưởng tát cạn thì nó đã tràn vô.

Cái xuồng đồng minh thủng mất rồi, rò mất rồi...

Lần đầu tiên, từ sau trận, đánh địch càn ra Rừng Làng, trung đoàn Mười sáu lại chuẩn bị một trận đánh cấp tiểu đoàn, có sở chỉ huy đi theo, có K62 liên lạc. Trinh sát rượt theo thằng địch đã mấy đêm, cứ đầu hôm lần ra dấu vết thì nửa đêm chúng nó đã biến đâu mất. Bộ đội chuẩn bị hành quân lại dừng lại. Ở địa hình tản mạn, mỗi đại đội một khu vực thì sự hợp đồng cho một trận tập kích đâu có dễ dàng gì. Đã vậy, mấy hôm nay phân khu điện giục trung đoàn phải đánh phối hợp với mặt trận biên giới. Rồi có cái đài kỹ thuật chết tiệt nào thông báo là địch đã cướp được một kho gạo của đoàn 83 ở toạ độ X. Đang đêm, Bộ chỉ huy Miền điện hỏi: Tại sao trung đoàn Mười sáu đứng chân dưới đó lại để cho địch cướp gạo? Gạo bây giờ là hàng chiến lược. Quý hơn vàng! Nhưng gạo nào? Thóc nào? Hỏi đoàn 83, cán bộ cũng lúng túng chưa trả lời được. Đài kỷ thuật vẫn báo địch đang hành quân ở toạ độ Y, trung đoàn phải xuất kích ngay. Thế là đang đêm, tiểu đoàn Tám phải bỏ kế hoạch đang chuẩn bị, cho một mũi qua sông thọc sâu xuống ém sát tận đồn dịch, đón lõng bọn đi càn. Hành quân suốt đêm, lội nước ngang bụng chẳng được tích sự gì. Anh em mệt phờ râu. Nhưng đài kỹ Thuật vẫn báo tin về. Trung đoàn thúc tiểu đoàn. Tiểu đoàn phát cáu:

- Muốn đánh trung đoàn xuống đó mà đánh. Đài kỹ thuật vẫn báo tin về chính xác địa điểm, ngày giờ cuộc hành quân! Thì ra bọn địch chỉ ngồi trong bốt bắn báo cáo với cấp trên rằng chúng nó đang thừa hành nhiệm vụ một cách hữu hiệu! Ta chiến thắng thì nó cũng chiến thắng! Đánh giặc mồm mà, sợ gì! Trong chiến tranh thiếu gì những trận đánh tưởng tượng như vậy, những chiến thắng tưởng tượng như vậy! Nếu những chiến thắng ấy có thật thì chắc quân của đối phương chết hết từ lâu, súng của đối phương bị tịch thu hết từ lâu, can chi mà cuộc chiến đấu còn kéo dài đến hai mươi năm, ba mươi năm như cuộc chiến tranh không tiền khoáng hậu này.

Ông Thêm nổi khùng lên quát ẩm ầm: “Vứt mẹ cái đài kỹ thuật của các anh đi, người ta đã mệt chết cha, chưa nắm được thằng địch trước mắt, còn theo đánh thằng địch trong đài...” Lệnh cho tiểu đoàn Tám rút về bắt mấy thằng thanh niên “bồ chao” đang ăn trộm dưa của dân.

Lại chuyện lính Mười sáu ăn trộm dưa nữa. Thế mới cực. Hồi lính Mười sáu ăn trộm gạo của đoàn hậu cần. Chưa hết, còn lính Mười sáu bắt chó nữa: Lính miền Bắc mà, gì chứ cái món “mộc tồn” thì lính miền Bắc làm nhanh như chớp. Người ta đồn chỉ cần một cái lưỡi dao bào là lính Bắc Việt có thể làm thịt xong một con chó. Thôi thì đủ tiếng tăm. Tiếng thực thì ít mà tiếng oan thì nhiều. Thì chỉ có lính Mười sáu chứ còn ai vô đó! Khốn khổ cho cái tụi thanh niên “bồ chao".

Cái bọn ở phíạ sau, không làm mà chỉ phá!

Tụi nó lâu nay chạy bạt đi đâu, nay thấy yên ắng lại tràn về, Thói đời sợ chết thì lại hay tham. Đã đi thì đi cho biệt tích, đằng này lại thích tí chút vùng ven. Dẫu sao thì về đây móc các thứ hàng cũng rẻ hơn mà. Hầu như ven đô náo cũng có loại “bồ chao” ấy (có lẽ cả nước ở đâu cũng có thì phải. Không theo ta cũng không theo địch mục tiêu trốn tránh là hàng đầu, nhưng bề ngoài thì họ cũng đủ lệ bộ như ai. Đi ra biết ai là “bồ chao”? Ai kháng chiến? cũng dép râu, cũng mũ tai bèo, cũng võng, cũng đèn ngoéo, rồi cũng có đứa có súng nữa, ngày thì chạy ra rừng, đêm mò về đồng lớn Lớn, Sa Nhỏ, cỏ ồng nằm đầy.

Nhiều anh chàng còn được bà vợ “đảm đang” bao che ngày ngày tiếp tế từ trong ấp ra nào thuốc lá “Cáp tăng" nào mì “năm con tôm”, nào pin chạy đài bán dẫn, đồng hồ thì phải xài loại “lông-đin” hoặc ít ra cũng “O-ri-ăng” ba chữ A loại mặt đá màu xanh. Cuộc chiến tranh nào cũng có kẽ hở cho những người vốn ưa sống trên mồ hôi nưóc mắt của ngươi khác. Tưởng rằng nếu không là bên này, thì phải là bên kia. Đằng này không, không bên nào cả, nhưng bên nào thăng thì họ vẫn là người được. Tôi trốn lính mà. Trốn lính thì bên nào chẳng là trốn…

Nói cho công bằng thì lính Mười sáu cũng có người bứt dưa, cững có anh em đùa chơi tóm cổ con chó thật. Nhưng một đồn hai, hai đồn bốn. Tụi “bồ chao” đã có lính Mười sáu chịu tiếng, tha hồ mà tung hoành.

Nhưng cuối cùng mọi chuyện phải gác lại hết, để tính sau, cắn răng mà đánh cho xong thằng Mỹ đã. Đơn vị bắt được chiến sĩ vi phạm kỷ luật dân vận phải kỷ luật thích đáng. Trung đoàn phát hiện ra đơn vị nào vi phạm kỷ luật thì cứ mấy cái đầu anh cán bộ mà gõ. Có lần thi hành kỷ luật anh em mà chảy nước mắt. Ông Thêm nói:

- Thì hắn ăn có một quả dưa để đi đánh Mỹ chứ tội tình gì!

Ông Thêm vừa mới hô hào anh em sang sông, mới hô hào anh em đánh thắng trận đầu, phát huy truyền thống của trung đoàn đó bây giờ đã nổi khùng lên vì những buổi giao ban của ban chính trị vể công tác dân vận. Nghe lại giận giận rồi lại thương. Nhưng mà làm sao cho công bằng trong một cuộc chiến tranh được. Trước mắt là thằng Mỹ. Thống nhất đất nước là trên hết, trên hết tất cả, trên cả tình yêu, trên cả sự hy sinh, trên cả cái chết. Còn gì nữa, mình là người cầm súng. Hãy biết đánh cho thắng. Nói cho cùng, sao lại đi so sánh một người lính với thằng thanh niên “bồ chao”! Người lính có quyền lợi sau chiến tranh, thằng thanh niên “bồ chao” cũng có quyển lợi sau chiến tranh. Nhưng làm sao nó bình đẳng với người lính được. Chẳng biết mình có AQ không, nhưng ông Thêm vẫn nghĩ như thế.

Còn Lâu thì chẳng nói chẳng rằng, mấy đêm nay thức đỏ cả mắt, chỉ có một việc trước mắt là bám tiểu đoàn Bảy đánh cho được một trận. Cái chuyện chính trị, dân vận Lâu đã nói rồi: xin là cứ phó cho ông Thêm lo, anh chỉ biết lo đánh nhau. Cán bộ thiếu quá, cho nên mặc dầu vết thương vừa mới kín miệng, Thị đã được ông Thêm gọi về phụ trách bộ phận tham mưu, bây giờ sang đây lo cho cái sở chỉ huy tiền phương. Thằng Quá cũng bị ông Thêm lôi về, trước hết là để giữ bớt cán bộ lại, sau nữa cũng tạm đưa lên e để giúp việc ban chỉ huy.

Đã lâu lắm, lại có một trận đánh thế này, chẳng khác gì không khí chiến dịch. Tiểu đoàn Bảy báo về đã bám được địch, vậy mà chờ mãi vẫn chưa nghe nổ súng. Ai chứ Lâu thì ông Thêm tin lắm rồi, cái món đánh tập kích hắn ta ranh khôn lắm.

Nhưng dẫu sao cũng nóng ruột. Đánh nhau thì người đi theo đơn vị không nóng ruột bằng người ngồi ở sở chỉ huy. ông Thêm cứ đứng dậy đi đi lại lại chung quanh cái đài kỹ thuật, đi chán lại ngồi xuống trước cửa hầm nhìn về hưông lộ Hai. Đêm nay đánh thì đẹp quá. Tối trời mà lại không mưa. Không biết tối nay ở ngoài Đồng Ớt có ai ở lại? ở đó cũng mấy cái nhà để vậy, hễ lính ra bắt dỡ nhà thì họ dỡ thật vì tranh chỉ tấp lên mà không lợp, lính đi rồi họ lại đắp vào. Riết mãi thành quen. Mấy hôm nay cũng đã có nhà gặt lúa cho vào bao để ở ngoài đó. Đoàn 82 đã ngấp nghé vào thu mua. Đi sâu thêm một chút là Suốt Sụp, trước mặt là BỐ Heo rồi Trung Hưng, bên ngoài là Chà Rầy. Trung Đoàn Mười sáu đã đánh nhau bao nhiêu lần trên lộ Hai đó. Bên kia là cánh đồng mênh mông. Mới cách đây không lâu, trung đoàn còn xuất kích đuổi địch hàng cây số trên cánh đồng đó, đuổi đến lúc ta cũng không chạy được, địch cũng không chạy được nữa vì muốn đứt hơi. Vậy mà sau Tết Mậu Thân nó quật lại một cú làm mình lao đao.

Có thể trận đánh hôm nay sẽ lọt thỏm vào giữa những vị trí địch, trước mặt là Chà Rầy sau lưng là Cây Dương, bên trái là Bố Heo, dưới những bờ tre thấp ấy, bên những con đường bò lờ mờ cát trắng ấy, con đường mới hôm nào xe trâu chở gạo lóc cóc đi về trắng đêm…

Ban ngày, đứng ở đây cũng trông thấy những đυ.n khói đen đùn lên trước mặt. Bọn địch hành quân cướp lúa. Trận đánh coi như mở màn cho đơn vị tr ở lại vùng sâu. Thật hồi hộp. Vậy mà thằng Lâu vẫn cứ nói nói cười cười như không. Nó ra đi còn đút một bao Ru-bi và hai gói mì tôm vào trong bồng và tuyên bố công khai: - Tao cất đây, ở nhà không được đứa nào đυ.ng tới, đánh nhau xong về sẽ cho mỗi thằng một điếu”. Đánh nhau mà cứ như đi chơi một lúc rồi về. Đồng chí trợ lý tác chiến đang bò trên tấm bản đồ trải giữa đất để theo dõi đường hành quân của địch. Con chó Đớp chả biết làm gì cũng ngồi xổm, chống hai chân trước nhìn vào tấm bàn đồ. Dạo này ông Thêm đi đâu, nó đi đó, không rời một bước.

Sở chi huy bố trí dọc một cái bờ tre đã bị pháo bàn cháy trụi, phía trước cỏ lúp xúp rồi đến một vườn ớt. Một cây dừa tróc gốc nằm sóng soài trên mặt đất, thân bị mảnh bom chém nát. Cạnh hầm chì huy có một cây cụt ngọn. Nhìn kỹ lắm mới biết đó là cây lê-ki-ma.

Các chiến sĩ mỗi lần muốn quan sát xa hơn thì trèo lên đó đứng, vì vậy anh em quen gọi nó là đài quan sát. Gọi là trèo cho có vẻ cao thêm một chút chứ thực ra chỉ cần bước hai bước là có thể đứng trên chạc ba cây cụt ngọn rồi. Đứng đó có thể nhìn được cái cần ăng-ten ở bốt Chà Rầy.

Các chiến sĩ vệ binh ngồi vòng quanh những hầm dọc theo bờ tre đó. Mới đến, họ đã tìm ra thứ “cầm tay”. Đó là những con châu chấu bắt được trong cánh đồng. Họ ngắt đầu, rút ruột và rang trong một cái “ăng gô” ở trong hầm ếch.

Mặc dầu Thị đã hét hết hơi về chuyện che lửa, các chiến sĩ vẫn không chú ý đến vì so với trước đây, thì bây giờ chẳng ăn nhằm gì. Máy bay có đến ném bom nữa cũng chẳng bằng mấy hôm trước đây đi một bước là đυ.ng mìn, đυ.ng biệt kích... Mãi cho đến khi rang xong châu chấu, đun xong nước sôi pha trà, tắt lửa rồi. Thị mới yên tâm.

- Lo chi thủ trưởng, giỏi lắm thì mấy chập pháo là cùng, pháo thì coi khinh.

Bây giờ chỉ còn chờ nổ súng. Các chiến sĩ vệ binh pha trà, bỏ châu châu rang vào một bát sắt và mời Thị đến; có người biết chuyện Thị bị thương, vào trong ấp 3, được bà Sáu và Út Lích đưa giấu trong buồng, gạ Thị kể chuyện. ở đây, chỉ có thủ trưởng Thị là hạnh phúc nhất, đi đâu cũng có người yêu. Được cô út bế vào buồng bón cháo cho ăn thì sướиɠ nhất đời. Đau vậy chứ đau nữa anh em cũng xung phong làm thương binh.

- Suỵt, cụ Thêm mà nghe cụ vặn cổ.

Thị vừa nói vừa chỉ về phía ông Thêm đang đi đi lại lại trước hầm thông tin.

- Kể đi thủ trưởng.

- Chắc thủ trưởng lại mới sáng tác một bài thơ nữa...

- Xăng bốc hơi rồi, xăng lại đổ vào chai.

- Tao vặn cổ...

Các chiến sĩ cười khoái trá.

Câu thơ đó chính là câu thơ của Thị: “Xăng bốc hơi rồi, còn lại cái chai không”.

Bây giờ anh em sửa lại thế. Câu thơ Thị làm để đùa vui nhưng lại thật buồn. Có ông nhà báo Quân Giải phóng nghe câu chuyện tình của Thị, đã chép bài thơ đó vào sổ. Không biết ông ta chép làm cái gì. Tuyên truyền gì cái câu thơ nhăng cuội ấy, viết gì cái câu chuyện tình chẳng đâu vào đâu ấy?

Xăng là tên người yêu ngày xưa của Thị.

Sau khi Thị đi B và nghe tin Xăng vào thanh niên xung phong, cũng vào chiến trường, Thị viết thư về nói với hai gia đinh nếu có liên lạc được với Xăng thì nên khuyên cô ấy lấy chồng. Viết thư gửi đi rồi, Thị làm một bài thơ, đọc lên nghe vui mà ngẫm cho kỹ thì lại buồm:

“Xăng bốc hơi rồi, còn lại cái chai không”.

Tình yêu là cái gì lạ lùng, viết thư về nói như vậy nhưng anh vẫn ước ao nhận được một lắ thư của Xăng nhắc lại lời hứa ngày xưa: “Trước sao sau vậy”, ở chiến trường, cũng không phải không có những cô gái đến với Thị. Nhưng lần bị thương ở viện, những đêm đi lấy gạo trong ấp, rồi cô giao liên đưa anh đi suốt một quãng đường dài bom pháo, có khi họ cứu anh, có khi anh cứu họ, cũng tin nhau đến mức gửi gắm tính mệnh cho nhau vậy mà anh không yêu và không thể nào yêu được người con gái nào khác Xăng. Các cô gái Mến anh và thấy chẳng có anh con trai nào lạ lùng như Thị, người chi mà lúc naò cũng đùa, chẳng bao giờ nói được một câu cho tình cảm...

Ổng Thêm chờ mãi không có tin gì, thấy anh em vệ binh đang tán chuyện cũng tấp vào.

- Đây, có thủ trưởng Thêm đây, chúng tôi vừa bảo thủ trưởng Thị là người chi mà lạ, cô út cứu sống thủ trương, đưa về nuôi trong buồng, bón cho từng thìa cháo, vậy mà cứ dửng dưng với người ta.

- Mày bảo không dửng dưng thì yêu à?

- Không yêu thì cũng phải thế nào chứ.

Thị:

- Tao thì tao chủ trương không yêu iếc gì hết, đã đi đánh nhau thì cứ đánh nhau, hết giặc về mới hỏi vợ.

- Vậy là bộ đội không được yêu à thủ trưởng Thêm?

Ông Thêm:

- Ai cấm, tao chẳng thấy cái chỉ thị mô cấm yêu, nhưng lấy vợ bây giờ thì rõ ràng chưa ổn, mà làm người ta to bụng ra thì dứt khoát kỷ luật rồi. Yêu iếc chi mặc, nhưng phải đánh giặc cái đã. Xong thằng giặc thì tha hồ. Lúc đó tao cũng phải về hỏi vợ chớ tao ngồi giữ bay mãi à.

- Ôi vậy thì đi bộ đội thiệt quá. Một cậu khác cãi lại.

- Việc chi mà thiệt, yêu rồi để đó chớ mất đi đâu.

- Để như thủ trưởng Thị thì bốc hơi mất.

Hình như chiến tranh có những yêu cầu khác. Cái gì cũng cao hơn. Tình yêu cũng cao hơn, nghệ thuật cũng phải cao hơn: nói cho hay cho trúng mà lại cho thật! Lãnh đạo tư tưởng càng khó vì không phải hô hào suông. Nhưng đó là nói mọi thứ đúng nghla của nó: Tình yêu là tình yêu, nghệ thuật là nghệ thuật. Chính trị là phải làm cho quần chúng thật giác ngộ. Từ trong tình yêu, hình như ông đã nhận ra điều này. Lâu nay mình làm có điều gì không phải. Thơ đường luật gò ép thật, nhưng làm cho hay mới khó, chứ cứ vần ghép lại, lấy chữ đối nhau thì ai mà không làm được.

Mọi việc trong chiến tranh cùng như thế. Khó thì thật khó mà dễ thì cũng thật dễ. Ông Ba Kiên mới giỏi làm sao, mọi thứ ông giải quyết ngon ơ, y như không phải suy nghĩ gì cả. Ông Thêm nghĩ vậy nhưng im lặng chẳng nói gì.

Mãi đến gần bốn giờ sáng, khi mọi người đã ngán ngẩm với cái đài kỹ thuật, đã hết hy vọng về trận đánh rồi bỗng nghe súng nổ ran, nổ rất giòn ở hướng Đồng ớt trước mặt, cả bầu trời sáng rực:

Các chiến sĩ bỏ bàn trà chạy đến hầm thông tin. Con chó Đớp thấy người đi lại chộn rộn, đang nằm gác mõm lên hai chân trước, cũng nhảy lên vẫy đuôi rối rít y như biết là ta đã nổ súng. Chiến sĩ báo vụ không rời cáp, miệng gọi liên tục:

- A lô Sông Hương, a lô Sông Hương, Ngự Bình gọi Sông Hương, Ngự Bình gọi Sông Hương, nghe rõ không trả lời.

Trong khi đó đã nghe tụi nó gọi toẹt tên nhau ra.

- Đại uý Trung đâu, đại uý Trung đâu, Việt cộng đột vào sưòn phải của xê Bốn.

- Xê Bốn đâu...

Tụi nó vừa mới xin pháo thì đài tắt, chỉ còn nghe tiếng thằng Trung gọi cuống quýt. - Xê Bốn đâu, xê Bốn đâu, a lô xê Hai...

Ta vẫn cứ Sông Hương... Ngự Bình... rồi mẹ hỏi con chợ có đông người không? “Vứt mẹ cái Sông Hương, Ngự Bình đi?”. Vừa nói ông Thêm vừa giành lấy máy nói, đeo cáp vào.

- Lâu đâu? Thêm đây... Sao? Vào sở chỉ huy rồi à, sao thằng Trung vẫn còn gọi trong máy... Không biết à?... Có một cái đài của đại đội nào xin pháo. Coi lầm đấy... Đừng để cho thằng Trung chạy thoát...

Tiếng Lâu bên kia khản độc:

- Chẳng biết mặt mũi thằng Trung ra sao, tối om.

- Nó vẫn chỉ huy trong đài, xem lại đánh đúng sở chỉ huy chưa?

Lâu gắt om:

- Thôi, đây chẳng có thằng Trung nào cả. Không nghe Lâu trả lời nữa, lại nghe cái giọng báo vụ bên kia gọi:

- A lô Sông Hương gọi Ngự Bình, Sông Hương gọi Ngự Bình. Chị cả bận vào chợ mua hàng, có gì mẹ gửi thư cho chị.

Ông Thêm trả máy. Tiếng thằng Trung vẫn gọi:

- Trung uý Huy, trung uý Huy đâu, xê Hai đâu?

Không có tiếng trả lời. Thằng Trung văng tục:

- Đ. mẹ...

Từ đó không nghe chúng gọi nhau nữa.

Hai mươi phút sau, hết tiếng súng, chỉ nghe cậu báo vụ bên kia báo cáo:

- Sông Hương gọi Ngự Bình, Sông Hương gọi Ngự Bình. Chiều rồi, chị cả đi chợ đã về, mua được con heo bự. Chị đóng cửa hàng không tiếp khách nữa.

Cậu báo vụ bỏ máy xuống nói với ông Thêm:

- Thủ trưởng Lâu rút rồi, bắt được tù binh đó, hình như thằng chỉ huy.

Mọi người reo lên.

Máy tắt. Vậy là cậu Lâu chủ trương đánh nhanh, rút nhanh, chắc không có chuyện gì cần bảo cáo nữa. Biết vậy cùng chẳng cần đặt cái sở chỉ huy làm gì. Ông Thêm cũng ra lệnh rút.

Lệnh nghiêm ngặt như những ngày mới sang sông. Vệ binh binh để lại hai người nguỵ trang hầm, vuốt lá cỏ, che lại cửa hầm, hót đống tro rang châu chấu. Đoàn đi bỏ hết đép, Cử một tổ đi sau xoá đấu vết những người đi trước.

Nghe nói có tù binh, ai cũng nghĩ đến thằng Trung. Pháo bắn trên lộ Hai rồi chuyển sang lộ Sáu, bắn lung tung chẳng còn phương hướng nào nữa.

Bọn tù binh vừa mới đưa về, chưa biết nhốt vào đâu, phải để chúng nằm tạm trong một cái hầm thùng có dây thép gai quấn chằng chịt bên trên trông chẳng khác gì một bầy heo. Chúng nó được nằm trong cái hầm thùng, có lót rạ (ở đây chiến sĩ ta cũng vậy cả, chẳng có tấm đắp, cũng chẳng có ni lông, duy có khác hơn tụi nó là không bị trói, nên có thể dùng tay để đập muỗi được). Đồng chí vệ binh ngồi gác ở ngoài hầm, trên một cái thùng đại liên vừa nhặt ở gốc cây, bị bom xăng đốt cháy xém.

Phòng hỏi cung là một cái hầm thùng khác, cách đó không xa lắm. Tên tù binh được hỏi cung ngồi bệt xuống đất, dựa lưng vào vách hầm còn người hỏi cung là ông Thêm, cũng ngồi trên một cái thùng đại liên như thùng của đồng chí vệ binh đang gác. Ngoài trời, “đầm già” và AD.6 vẫn bay lượn. Cái cứ cũ này chịu đựng một cuộc càn cách đây chưa lâu, còn những vết xe tăng cắt ngang cắt dọc, cây đổ ngổn ngang. Những mầm cây non và mới mọc lên giữa đám cháy xanh rờn. ở đây bất cứ lúc nào, hễ sơ suất một chút là chúng nó có thể chạy thoát và cắt thẳng về Trung Hoà, Bố Heo, Cây dương hay bất cứ một đồn bốt nào kế cận.

Thằng tù binh được hỏi cung bị thương ở má, băng trắng quấn quanh đầu và che kín một con mắt, trên con mắt còn lại, lòi ra nửa cái lông mày rậm. Má trái sưng vù, những vệt máu đã đen khô còn đọng lại trên hốc mũi. Khuồn mặt dài và hơi gầy, tóc đen và rậm, người dong dỏng cao. Nếu như không mặc đồ lính ấy vào, trông hắn giống hệt một thanh niên thành phố, đẹp trai ra dáng.

Hắn khai quê ở Quảng Điến. Bố chết từ hồi đầu cuộc kháng chiến. Mẹ hắn hiện nay buôn bán cùng với hai người chị, vì vậy gia đình hắn không đến nỗi túng thiếu lắm. Hắn học xong tú tài toàn phần. Đến khi thi vào đại Học thì bị đánh hỏng, cả lớp hắn những Hai trăm đứa mà kỳ thi ấy chỉ đậu có bốn. Trong bốn đứa thì đã có ba đứa là con ông cháu cha. Những năm 62, 63, Hắn tham gia phong trào sinh viên Phật tử. Sau. đó, Diệm bị lật, rồi các chính quyền tiếp theo cũng bị lật, Sài Gòn lung tung lên một thời gian dài. Hắn bắt buộc phải thi vào trường sĩ quan, vì nếu không vào đó thì chỉ có thể làm binh nhì khi bị gọi lính. Theo hắn, vào trường sĩ quan, đi theo con đường binh nghiệp tức 1à đi tìm “một sự an nghỉ cho cuộc đờí”.

Năm 67, hắn ra trường với cái lon chuẩn uý, rồi thiếu uý, làm sĩ quan tham mưu cho tiểu đoàn. ít lâu sau làm trung đội trưởng rồi lên đại đội phó. Bây giờ là trung uý đại đội trưởng vừa mới nhận cấp trước trận đánh. Hắn chưa lấy vợ vì hai lý do: một là Hắn không thích con gái thành phố, Hai là lương thiếu uý ít quá. Lên trung uý lương Hắn được 2.000 đồng phụ cấp quân hàm 1.200 đồng nữa, đến khi có thể hỏi vợ được thì bị bắt. Ông Thêm hỏi hắn “an nghỉ cho cuộc đời” là thế nào? Hắn trả lời : - Là phó thác thân mình cho số phận, đến đâu thì đến. Ông lại Hỏi:

- Vậy thì vào lính có vì đồng lương không?

Hắn nói: - Cũng có vì đồng lương.

Khi hỏi: - Có vì lý tưởng không? thì hắn cười: - chuyện ấy thật khó nói, lỷ tường là cái gì? Là một cái rất mơ hồ mà chỉ có người lãnh đạo mới nắm bắt được, còn hắn, Hắn là người lính chỉ biết đánh nhau.

Ông Thêm đưa cho hắn một cái bút và một mảnh giấy, hắn phác lại sơ đồ trận đánh, bố trí của địch, mũi tiến công của ta. Những dự kiến vế hướng tiến công, đường hành quân của ta khá chính xác. Hắn cho rằng trong trận đánh vừa qua hắn xử trí các tình huống như thế là đúng. Khi ông Thêm mỉm cười hỏi hắn: - Sao anh dự kiến tương đốì chính xác vậy mà lại để bị đánh.

Hắn cùng cười, không giấu một nét tự phụ trên nửa cái miệng khẽ nhếch lên:

- Thưa ông. Thứ nhất vì tôi không phải là đại uý Trung, thứ hai là dầu sao các ông vẫn là ngườỉ chủ động trong trận đánh này. Các ông chủ động về thời gian, về không gian, về tâm lý mà trong đánh nhau thì tâm lý của binh sĩ rất quan trọng.

Tên tù binh đó là Huy, vừa mới được thăng trung uý, rút về liên đoàn biệt động do đại uý Trung chỉ huy. Ông Thêm đã đọc lá thư của hắn ta viết cho út Lích, ông tự hỏi: Về điểm nào, út Lích đã có vẻ thích hắn ta. Có lẽ trước hết là cái vẻ sòng phẳng chăng? Đúng là hắn không nói dối, có một nét gì đó vừa kiêu căng, vừa tự phụ mặc dầu đã là người thua trận. Khác với thằng đại đội phó, vừa mới gọi đến đã có vẻ xun xoe, khai luôn mình chỉ là chuẩn uý, đại đội phó, phụ trách an ninh, không hề chỉ huy cuộc hành quân. Dầu sao thằng Huy vẫn tỏ ra là một tên sĩ quan có tư cách. Cố nén sự tức giận, ông Thêm rút một điếu thuốc đưa cho hắn ta, hắn lắc đầu xin lỗi:

- Cám ơn ông, tôi không hút được thuốc lá.

Về điểm ấy, hắn cũng khác thằng đại đội phó. Thằng kia khi trông thấy bao thuốc, không đợi người ta cho, đã hấp háy đôi mắt:

- Anh Hai cho em xin điếu thuốc. Thèm quá xá chịu không thấu.

Bỏ điếu thuốc vào bao, ông Thêm nhìn thằng Huy có vẻ nghi ngờ:

- Sao anh bảo là anh đã “tìm một sự an nghỉ cho cuộc đời". Tôi tưởng vậy thì anh còn gìn giữ gì một điếu thuốc?

- Vâng, thưa ông, quả có như vậy, rồi cũng đến một lúc nào đó, tôi sẽ hút thuốc, sẽ uống rượu, sẽ có thể làm cả những việc khác mà chiến hữu tôi đang làm...

Ví dụ:

Thằng Huy cúi đầu xuống:

- ông thông cảm cho, khi đã đánh nhau, thì cả hai bên sẽ không từ một thủ đoạn nào!

- Như cướp của, hϊếp da^ʍ chẳng hạn?

Thằng Huy ngẩng đầu lên, nhếch một nửa miệng:

- Tôi xin lấy danh dự cam đoan với ông tôi chưa làm những điểu đó bao giờ, nhưng nếu ông cho phép, tôi sẽ có lý lẽ để biện minh cho những hành động đó.

- Anh cứ nói:

- Thưa ông, vậy thì làm người chiến sĩ là chỉ biết mệnh lệnh chỉ biết chiến thắng. Mọi thủ đoạn chẳng qua, suy cho cùng, cũng để đạt đến mục đích đó: bằng sự uy hϊếp, bằng sự khủng bố, bằng mọi cách làm cho đối phương suy sụp ý chí, và cuối cùng phải bỏ súng đầu hàng. Đó là chưa kể đến tâm lý của người cầm súng, ông hiểu cho, khi người ta đang nghĩ quá nhiều đến sự chiến thắng, thì người ta sinh ra tự ái, sinh ra căm giận, sinh ra mọi hành động quá khích, chính bên các ông cũng đã có những người hành động khá thô bạo.

- Câm mồm, đừng có vu khống...

Biết mình đi quá xa, thằng Huy im lặng. Còn ông Thêm tuy lúc nổi nóng thì quát lên như vậy, nhưng nghĩ lại thấy mình vô lý, đáng lẽ cứ phải để nó nói. Thằng Huy nghĩ thật và nói thật. Cái điều nó chưa hiểu chính là cái điều cơ bản nhất mà Ông chưa nói tới: anh chiến đấu cho cái gì?

Ông Thêm định nói nữa, nhưng lại thôi, làm sao một cuộc hỏi cung ngắn ngủi làm cho nó sáng tỏ được những vấn đề mà suốt bao nhiêu năm nay nó đã lẫn lộn? Nó sinh ra trong một chế độ, được chế độ đó dạy dỗ, nuôi lớn thành một sĩ quan.

- Thôi được, chúng ta sẽ còn nói chuyện với nhau nhiều, dầu sao thì anh đã nói thật những ý nghĩ của mình, như vậy là tốt. Anh có thể về nghỉ.

Thằng Huy đứng dậy, theo chiến sĩ vệ binh về hầm, không chào không thưa.

Thằng Huy nói bố nó chết trong kháng chiến. Chết vì gì, ông Thêm chưa hỏi. Biết đâu bố nó ngày xưa là cán bộ, là du kích mà nó không tiện nói ra. Rất có thể như vậy, cái tính anh hùng tiểu tư sản ấy, không cần cầu xin một chút ân huệ! Ông Thêm thở dài. Đau khổ thay cho những người bố, người anh là cán bộ, là liệt sĩ hay là cán bộ tập kết trở về có những đứa con như vậy.