Nhưng rồi, cậu nép mình xuống:
- Nhưng mà...
- Sao thế, lại có chuyện gì hở cháu? Bọn trẻ con ở đồng lại bắt nạt cháu nữa à?
- Không, bao nhiêu tuần nay cháu không gặp chúng nó đâu ạ!
- Thế có chuyện gì, cháu mau nói cho bà nghe xem nào? – Bà cụ vẫn chăm chú thằng bé.
- Dạ...dạ... bà đòi lấy tiền của chú Đán với thầy Lân để giả cho cháu đi học Vật thì cháu...không lỡ lòng nào...
- Ơ kìa Cửu! Sao thế, mày lại không muốn đi học Vật nữa hả cháu? Bà đã hẹn thầy dạy Vật của cháu tối nay ghé lại rồi kia mà!
- Dạ, không, cháu vẫn muốn đi học Vật, nhưng mà.... – Cửu ngập ngừng – Nếu mà thầy Lân hay chú Đán phải giả số tiền lớn để cho cháu đi học Vật thì cháu không thể yên lòng theo thầy đi học Vật đâu!
- Sao cơ chứ hả cháu! Thầy Lân với chú Đán làm ra tiền, cốt là để nuôi bà cháu ta và để cho cháu đủ tiền để đi học Vật đấy! – Bà cụ vuốt ve mái đầu của thằng Cửu.
Bấy giờ, cậu bé Cửu bỗng nấc giọng của mình lại, rồi cậu bật khóc nức nở:
- Huhu, bà ơi, bà không thèm nghĩ đến cho thân của bà hay là sao chứ, sao lúc nào bà cũng nghĩ cho cháu đến như thế vậy?
- Kìa Cửu, sao...cháu lại khóc? – Bà cụ khá hốt hoảng.
- Vâng, ạ, bà thấy đấy, thầy Lân với chú Đán kiếm ra tiền là để nuôi thân, nuôi bà cháu ta và cho cháu đi học, nhưng sao bà không chịu nghĩ đến bản thân bà vậy? Bà đáng nhẽ ra phải được yên ổn cùng con cháu sống với căn nhà khang trang hơn, bà đáng nhẽ ra cả ngay được ngồi nghi, không phải lội xuống sống mò cua bắt ốc vất vả... Sao thầy Lân lại không biết nghĩ cho bà đến thế chứ? Còn cháu nhỏ tuổi, cháu thì không được lao động kiếm tiền giúp bà cơ, huhu... Thế mà lúc nào bà mở miệng ra cũng chỉ nhắc đến thằng cháu Cửu này mà thôi, thầy Lân mắng bà cái gì thì bà chỉ biết nghe cái đó mà thôi! Sao bà không khuyên thầy Lân phải tử tế hơn đi chứ, sao bà lại không thể ngưng đi làm mỗi sáng được chứ?
Nói rồi, Cửu lại ôm mặt thút thít. Bà cụ đành phải dỗ dành:
- Cửu ơi! Người già thì thường là thế thôi! Sao cháu lúc nào cũng nghĩ đến cho bà như vậy cơ chứ? Bà già rồi, nhưng bà vẫn khỏe mạnh kia mà! Bà vẫn đi mò cua bắt ốc nuôi thầy con cháu rồi, sao cháu cứ phải lo cho bà đến thế? Thầy Lân mắng bà thì có gì mà chê trách đâu hở cháu!
- Bà nói dối cháu! – Cửu tỏ ra giận dỗi – Bà cứ khăng khẳng là bà khỏe, trong khi bà cứ đau ốm suốt! Thi thoảng đang đêm ngủ, cháu lại nghe thấy tiếng bà ho... Cháu...cháu thương bà lắm! Nếu được ở nhà để nuôi bà, cháu...cháu sẽ không đi học Vật nữa đâu!
- Vì sao thế cơ cháu? Cháu chả bảo cháu muốn đi học Vật kia mà!
- Vì...vì cháu thương bà hơn bất cứ ai cả! Nếu phải ở xa bà, cháu sẽ không thể ăn được ngon, ngủ được yên cho qua ngày đâu!
Rồi Cửu bỗng ôm chầm lấy bà thật lâu. Bà cụ hơi bất ngờ, nhưng bà cũng phải cố bình tĩnh mà mắng yêu:
- Ơ kìa cái thằng này! Thầy Lân với chú Đán ở đây lo cho bà rồi, mày lo cho bà làm chi nữa! Thôi, buông bà ra đi cháu, mau bắc bếp lên đun đi, kẻo thầy u về mà mắng chết!
Cửu đành phải buông bà cụ ra. Cậu nín nghẹn, quay ra bắc bếp, nhưng thi thoảng lại nhìn thấy bóng dáng bé nhỏ đáng thương của bà cụ âm thầm cúi xuống mà quét nhà. Cậu muốn khóc nhiều hơn lắm, nhưng lại sợ bị vợ chồng tên Lân mắng, nên lại thôi.
***********************************
Tối ấy, khi ông thầy dạy Vật ghé lại làng ấy thì vợ chồng tên Lân vẫn còn đi lái buôn. Không ngờ trước được, bà cụ hôm ấy lại lên cơn rét buốt nên lại đi tìm thầy lang Bạch làng kia, thằng Cửu thì đã nằm ngủ say trong nhà, không nghe thấy âm thanh gì cả. Cửu lo cho bà lắm, nhưng vì bà dỗ dành nên cậu mới chóng ngủ nhanh thế đấy. Thảo nào ông thầy dạy Vật gõ cửa mãi mà không thấy bóng dáng bà cụ ra mở cửa. Ông định rời đi.
- Ấy ông kia ơi! Chờ đã! Ông đừng đi vội!
Ông thầy dạy Vật ngạc nhiên không biết ai gọi mình. Ông đoán là chàng thanh niên Quý bán rau ấy, nhưng rồi ông cũng quay lại xem đó là ai. Thì ra là Đán, con trai nuôi của bà cụ. Đán vừa đưa bà cụ đến nhà thầy lang Bạch rồi rẽ về làng, tình cờ gặp ông thầy đứng trước cửa nhà bà cháu Cửu.
- Thưa ông! Tôi là Đán con nuôi của bà cụ. Mời ông vô trong nhà tôi ạ.
Ông thầy dạy Vật đành vào nhà Đán, ông tanhìn qua biển hiệu thuốc cũ kĩ. Vợ Đán (cô Trúc) và ông bà thầy lang Vương thì đã ngủ trong phòng cả rồi. Còn mỗi mình Đán thức. Đán pha trà mời ông thầy uống. Sau khi hai người đã uống trà xong, Đán xoè ngay số tiền lớn lên trên bàn, nói với ông thầy:
- Đây ông ạ. Số tiền này tôi nộp cho ông để thằng Cửu cháu tôi ăn học.
Nhưng ông thầy gạt hết số tiền đó sang một bên.
- Không cần đâu! Tôi vẫn sẽ thu nhập Cửu làm học trò của tôi bình thường! Cậu không cần phải mấ tiền làm chi!
- Ông à, ông cứ nhận lấy! Số tiền bán củi bao tháng nay của tôi đấy! Xin ông cứ nhận! – Đán khăng khăng.
- Đã bảo cậu rồi mà! Tôi thấy hoàn cảnh nghèo khó của cậu và bà cháu Cửu, nên tôi mới nói vậy đấy. Cậu nhận hết số tiền đó đi. Một tháng nữa, tôi sẽ thu xếp trở lại làng này để nhận Cửu ăn học.
Đán đành phải nhận lấy số tiền ấy. Anh cảm thấy buồn ngủ lắm rồi. Cho nên anh đã tiễn ông thầy ra tận cửa.
- Chào ông! Tôi xin phép ạ!
Và cửa hiệu thuốc “Thầy lang Vương” đóng lại. Ông thầy đứng một mình trong đêm ngoái đầu nhìn lại, rồi bỏ đi.
(Còn tiếp)