...Một lão chài lưới bê hàng rượu hộ vợ chồng tên Lân thấy cả hắn và ả mặt mày xơ xác liền lắc đầu mà nghĩ thầm:
- Trời ạ, người gầy gò ốm yếu thế này mà cũng còn đòi đi buôn được từ suốt sáng đến chiều! Thằng chồng thì chắc uống nhiều rượu hoặc ăn cơm ít lại hay chịu chết đói nhiều, nhưng chắc cũng tự nhận có sức bê hàng được. Còn con vợ thì là đàn bà phụ nữ, chân yếu tay mềm là đáng. Chắc tụi nó thương thầy u già nên vẫn gắng đi lắm ấy mà, thôi thì cứ giúp một tay cho rồi, chứ lão này già nhưng vẫn còn lắm sức đấy chứ...
Nhưng lão ta nghĩ thế là lầm, vì lão ta đâu biết bà cháu Cửu sống khổ sở đến nhường nào vì tên Lân và ả vợ hắn đâu! Vì cũng là người chài lưới nghèo hèn lai không có vợ con nên lão cũng biết thông cảm một chút. Lão gọi mấy gã khác giúp lão bê hàng hộ.
Tên Lân mừng quá. Hắn ngồi trên thuyền gỗ bảo với ông lão:
- Cảm ơn lão nhé, không có lão thì chắc chuyến này tôi chẳng làm được tích sự gì đâu, con ả vợ tôi chân tay yếu mềm nên có bê được trò trống gì đâu, ả đòi mãi nên tôi mới thương tình cho đi cùng mà thôi.
- Thôi cậu đừng khách sáo, lão già này còn tí sức nên giúp, ơn với chả phúc gì cơ chứ! – Lão chài lưới đáp, rồi lão cùng mấy gã trai tráng đợi người buôn đến lấy hàng mà bỏ đi.
Giờ này thì vợ chồng Lân cũng sắp trở về nhà. Tên Lân để ý lại thì mới biết đây là bản làng cạnh làng mà mình ở (chỗ ở của hai tên nghiện rượu Ung và Hên). Giờ chiều nên các chợ cũng khá là nhộn nhịp lắm, người người qua lại bán bán mua mua cho hết hàng để về nhà còn có cái ăn cho no dạ. Lân muốn mua thêm một ít rau đem về nhà ăn. Hắn liền bước lên bờ dặn ả vợ hắn:
- U nó à, ở đây trông hộ tôi hàng lần sau còn đem đi nhé, có đói thì lấy ít cơm nắm khoai sọ mà ăn tạm, nhưng không có tôi dặn thì chớ có mà ăn vụng đấy!
Rồi tên Lân lẻn vào hội chợ. Nhìn những hàng bán rong như vậy mà hắn cứ ngỡ như là chợ ngày Tết. Cái gì hắn thấy hắn cũng mua, nhưng sực nhớ lại cảnh nghèo nàn, hắn cắn môi cắn răng lầm lì mà bỏ đi, khác với cái vẻ vui vui trao đổi hàng hóa.
Tiếng rao cứ vang lên:
- Ai...mua cá không?
- Mua khoai sọ tôi đê...bà con ơi!
- Rau tươi ngon đây...rau tươi ngon đây...ai mua rau tươi tôi bán không?
À, cuối cùng tên Lân cùng tìm thấy hàng bán rau rồi! Quý hóa thật! Lân ngó xuống, e dè hỏi người bán rau:
- Mụ gì ơi... Mụ cho tôi mua ngần ấy cọng rau để...
- Ngần ấy là bao nhiêu nào? Nhanh lên để người ta còn gom hàng lại đem về nhà! – Người bán rau nhăn mày ngắt lời, vì suốt cả ngày bà ta chả có mấy mống khách nào tới cả.
- Ừm... Cho tôi vài ba cọng... (hắn quen thói ăn ít rau) Chỗ đấy đủ cho u và vợ con tôi ăn... – Lân khoang tay bực mình đáp, thì bỗng có tiếng nói thánh thót đằng sau hắn:
- Ê, anh Lân lái buôn đấy hả?
Lân giật mình quay lại. Đó là một người đàn bà ăn mặc khá đẹp, coi thì hình như là con nhà giàu. Lân đang sốt ruột chờ người bán rau gói chỗ rau lại, nay có kẻ làm phiền thì hắn tức điên lên, gay gắt hỏi:
- Cô...cô là ai hả? Người ta đang mua rau mà định chen lấy chen để mua giành hả?
- Này, anh có biết tôi là ai không, hả? Tôi có quyền đấy! Để bà ta bán cho tôi trước!
Người bán rau nghe vậy liền ngẩng đầu lên. Nhận ra cô ả kia là ai, bà ta liền nói:
- A, cô Loan, con gái phú ông làng này đây mà! Cô lại đi chợ ấy hả? Thỉnh thoảng bọn hàng rong chúng tôi mới trông thấy cô cơ đấy, nhưng nhìn cái là nhận ra hà!
Lân biết là cô Loan con nhà giàu thì hắn càng khó chịu hơn. Vì hắn không thích cái gia cấp địa chủ, hào phú như bao nhiêu người khác. Người báu rau bán cho Lân và Loan xong, bà ta vội thu xếp hết gánh rau mà đem về nhà. Còn tên Lân cầm bó rau và cô Loan. Cô Loan biết Lân chủ yếu trao đổi bán rượu, mà ông bố và anh trai của cô ta cũng đnag lên cơn thèm rượu, nên cô tranh thủ hỏi tên Lân:
- Anh Lân này, anh buôn rượu hả? Thế thì cho tôi mua đi nhá!
Lân bực lắm, vì hắn vốn nghe nói cách hành xử của cô Loan rất tệ. Hắn liều kêu lên giãy nãy:
- Không! Không buôn bán đổi chác gì cho loại đàn bà thậm tệ nhà cô cả!
Mấy người bán hàng rong xung quanh cũng sắp về nhà thấy thế liền bảo Lân:
- Anh kia, có biết là con gái nhà phú ông không? Nói năng thì phải làm sao cho tử tế chứ, không lại mất mặt thì chết!
- Đây á? – Lân chuyển sang cau có với mấy người hàng rong - Đây mà thèm nói năng tử tế với cái loại đán bà nghênh ngang láo xược con nhà phú ông tham lam đây á? Xin thưa, tôi không thèm nhá! Mấy người lo chuyện của mấy người đi! Rảnh thì đố mà nói năng tử tế được với con đàn bà này đấy!
Loan cáu lắm, nhưng cô ta vẫn cố kiềm chế được với tính nóng nảy như cồn của tên Lân (Loan từng tiếp xúc hạng người mê rượu như tên Ung và Hên nên cô ta cũng biết). Loan vẫn một mực đòi mua hàng của tên Lân, khi tên Lân trốn chạy với bó rau mới mua thì cô Loan với đôi chận nhanh nhạy vẫn một mực đuổi theo. Sau đó, tên Lân cũng trở về với chiếc thuyền gỗ, nơi Thoa đang đợi hắn. Hắn liền kể hết đầu đuôi câu chuyện cho ả nghe.
Cô Loan vẫn một mực:
- Này anh Lân, tôi là con gái phú ông đấy! Anh cứ phải bán hết chỗ rượu kia cho tôi! Anh cũng cần phải nhớ là anh cũng là cháu nội của phú ông cơ đấy!
- Không, không là không, cô không nghe rõ tôi nói cái gì à? – Lân càng bực gấp bội, vì hắn không thích hắn bị ai nhắc đến là “cháu nội của phú ông”.
Con gái phú ông, Lân vẫn còn không tha nữa, đến cô ả vợ Lân
cũng xuýt xoa:
- Ôi cô Loan ơi! Ổng Lân nhà tôi đã nói như vậy thì mời cô đi chỗ khác cho! Chứ cái loại đàn bà như cô mà đòi mua rượu của chồng tôi thì đời nào ổng dám bán cho cô kia chứ? Cô mà cứ còn ở lại đây thì phiền chúng tôi chết đi được! Thôi, cô đi đi!
Loan tức lắm, cô ta nghe ả vợ Lân nói mà không thể nào chịu được nữa.
- Vợ chồng nhà các người được lắm! - Cô ta kêu lên – Đã như thế, tôi sẽ chạy về mách anh trai tôi để xử lí các người!
- Á à! - Lân thét lên - Con Loan! Mày giỏi thì mày cứ việc về mách anh trai mày đi! Tao đây không sợ gì hết cả, nhá! Thích thì làm đi, xem chúng mày làm gì được tao!...
(Còn tiếp)