Bà Cháu Cửu

Chương 20: "Trúc xinh trúc mọc đầu đình..."

...- Đủ là sao! Đủ hồi nào cơ chứ! – Lão phú ông quát xa xả vào mặt hai vợ chồng ông thầy lang Vương – Cô Trúc nhà ông bà đâu, gọi cô ta ra!

Cô Trúc vội đi ra. Cô quá sốt ruột hỏi thầy Vương:

- Thầy ơi! Lão phú ông lại mò đến nhà ta có chuyện gì thế?

Lão phú ông chống gậy kêu lên the thé:

- Kìa cô Vương Thúy Trúc, cô chuẩn bị làm hầu gái nhà ta đi, nếu muốn giả hết nợ cho nhà ta!

Hai bên cãi nhau hồi lâu. Đán không chịu được nữa, anh đi ra định hoà giải. Anh đem hết số tiền anh chặt củi suốt bao tháng qua chìa ra trước tay lão phú ông, anh bảo:

- Cô Trúc sắp là nhà tôi, nay tôi giả nợ thay cho thầy Vương và thay cho cả cậu Quý nữa. Hai cái anh nát rượu kia thì để ông tự xử cho họ nhớ. Ông mau về đi, thế là xong xuôi rồi nhé. Rồi ông đừng đến gây sự cho ông bà thầy lang Vương nữa, ông có biết chưa hả?

Lão phú ông đành hậm hực lấy tiền mà chống gậy về nhà. Quý thì mừng quýnh, vội vội vàng vàng cảm tạ Đán rồi xách làn rau chạy biến về nhà, còn hai gã nát rượu bị người nhà lão lôi đi thì la lên chửi om sòm ầm ĩ. Chắc chúng hận Đán vì đã không giả tiền nợ giúp chúng, nhưng Đán nghĩ là cứ làm sao để cho chúng thấy hậu quả của cái việc nát rượu.

Thầy Vương vội chạy đến nói với Đán:

- Cám ơn cậu! Cám ơn cậu nhiều lắm! Tôi chữa bệnh cho cậu bao nhiêu năm nay mà bây giờ mới được cậu đền ơn!

- Vâng! - Đán vui vẻ đáp, nhưng rồi bỗng kêu lên - Á! Thầy ơi! Con bị sưng tay mất rồi! Thầy băng bó giúp con với!

Trúc vô cùng lo lắng. Cô nói:

- Trời! Anh chặt củi làm sao bị sưng tay thế? Vào nhà đi, thầy tôi sẽ băng bó cho anh ngay!

Đán theo ông thầy Vương vào nhà. Vừa đi, anh vừa để mắt đến cô Trúc. Trong mắt anh, cô Trúc khi ấy như là một thiên thần hạ thế xuống trần giúp anh. Làn da trắng mịn tựa mây, vẻ thanh tao của cô, và mái tóc đen bóng quyến rũ. Anh không để ý đến chiếc áo nâu cũ kĩ của cô mặt, mà là khuôn mặt của Trúc như thôi thúc anh phải suy nghĩ đẹp đẽ hơn:

- Có chứ! U mình mất rồi, mình lỡ lòng nào để u buồn, nhìn một thằng khố rách áo ôm như mình đơn thân mãi suốt đời?

Cô Trúc nhìn Đán bị thương, trong lòng sốt ruột đến vô cùng. Cảm giác trong cô lúc này, không chỉ đơn thuần là thấy thương xót vì anh ta bị gặp tai nạn, mà dường như lại có một tình thương yêu lớn hơn thế nữa,

Khi ngồi trên chiếc võng nhà ông thầy lang Vương, Đán cứ nghĩ như vậy, khiến ông ta không khỏi ngạc nhiên:

- Ơ kìa Đán! Cậu lại nghĩ chuyện ăn học của thằng Cửu cháu cậu à? Hay chuyện gì vui thế? Nghĩ rằng được lấy vợ đỡ khổ đúng không?

- Ô thầy! Con có nghĩ gì đâu!

Bỗng, Đán kêu lên “Á!” làm ông thầy Vương giật mình. Ông ta vội bôi thứ nước sạch nào đó lên ngón tay bị thương, rồi lấy vải, chiếc lá nhỏ bọc vào, khẽ nói:

- Cậu về đi, chuyện lễ gả thì bên nhà tôi lo. Bà nhà tôi sẽ đi mua đồ đẹp cho cậu với con gái tôi. Nghỉ ngơi đi giữ sức, mai mới lên rừng được.

- Cảm ơn thầy! – Đán khẽ nói. Anh rời nhà thầy lang Vương, còn ngoái lại nhìn bóng dáng cô Trúc đang đứng trong bếp no đồ ăn cho bố mẹ. Rồi Đán quay lại, anh cố chạy thật nhanh.

Lúc về nhà, không biết chiều nay Đán có mất ngủ hay không (vốn dĩ Đán hay ngủ để lức sức đi lên rừng), nhưng tim anh đập mạnh đến nỗi anh tự chế giễu chính mình:

- Ô Đán à! Thế là mày bị co thắt tim rồi đấy!

Rồi anh nhìn ra bầu trời dần dần đen ngòm ngoài cửa, chiều nay im tiếng chó sủa, không làm anh hay khó chịu mả phải đạp chăn màn như mọi hôm. Nhưng anh vẫn lẩm bẩm câu ca dao của các cụ anh được nghe thấy từ ông bà Lư – bố mẹ anh:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh”

Đán vui mừng khấp khởi, anh tự nghĩ, tự nhủ thầm: “Phải luôn cố gắng mà làm ăn chăm chỉ, không nghỉ ngơi, thì người thiên thần đó mới bảo hộ, che chở mình cho đến suốt đời!” Với ý nghĩ vui vẻ tự khích lệ mình khỏi cơn đau buồn thê thảm bao nhiêu ngày, Đán tự chìm vào giấc ngủ say.

...

Hôm ấy tên Lân vẫn đi buôn, nhưng hắn lại đem theo vợ vì ả ta phàn nàn:

- Thầy nó à, thầy nó mau xem lại giùm hộ tôi đi! Thằng Cửu dạo này không ăn vụng nữa, nhưng sức ăn của nó khỏe như là người đã từng học Vật ý! Bà cụ dù yếu nhưng chắc nuôi nó lâu năm nên cũng quản được mà, còn tôi thấy thầy nó toàn bê hàng hóa nặng ngọc, nên tôi muốn đi cùng thầy nó để phụ cho thầy nó một tay.

- Ờ, u nó thích thì u nó cứ đi, nuôi mãi thằng Cửu làm chi cho mệt! Tôi suốt ngày đi lái buôn mà thôi, không hơi đâu trông được thằng Cửu, vậy mà tiền tôi kiếm về cứ trôi dạt đi hết do cái sức ăn của thằng Cửu hết cả đấy! Cái bọn trẻ con mà, sắp được đi học Vật lại lên cơn... Không quản được nổi nữa rồi, u nó ạ! Rồi đến lúc nó học Vật thì... tôi chẳng thể tưởng tượng ra nổi! Huống chi cũng đưa nó cho thầy dạy mà, nên nhà ta khi ấy sẽ không chóng mất tiền được đâu mà u nó còn đi lo nữa! – Lân đáp.

Thế là hai vợ chồng tên Lân đi lái buôn suốt từ sáng đến chiều, vì nhiều hàng nên hắn và ả chưa thể nghỉ ngơi để ăn một cái cơm nắm hay một củ khoai sọ được. Cả hắn và ả đều đã thấm mệt, nên mấy người khác phải vận chuyển thay cho vợ chồng ả.,,

(Còn tiếp)