Tác Giả: |
Lưu Khẩu Thủy Đích Lão Kê
|
Tình Trạng: |
Đang Cập Nhật
|
Cập Nhật: |
2020-04-14 06:57:59 |
Lượt Xem: |
189 |
Quản Lý: |
Linh Nhi
|
Source: |
https://truyenhdx.com/truyen/thien-dia-liet-phong/ |
Dịch & Biên: Lạ, Tạ
Trên đại lục Nhã Lý cổ xưa, các quốc gia rải rác khắp nơi như sao trời. Theo thời gian vật đổi sao dời, các nước lớn dần dần thu tóm nước nhỏ, nước mạnh diệt nước yếu, các nước nhỏ vì muốn sinh tồn nên buộc phải liên minh kết thành nước lớn. Chiến loạn không ngừng đã khiến thế cục của đại lục Nhã Lý càng ngày càng rõ ràng. Bản đồ các quốc gia càng lúc càng mở rộng, những nước lớn bắt đầu giáp giới lẫn nhau, do đó đã dẫn đến chiến tranh bùng phát trên quy mô lớn hơn. Giai đoạn này được người sau gọi là niên đại chiến loạn “Cướp”.
Trước khi đến thời “Đại động loạn” kéo dài tới mấy chục năm, toàn bộ đại lục bất ngờ chìm trong hòa bình yên ổn. Cường quốc Quyên Chi của đại lục Đông Phương đã thuần phục thành công các quốc gia lân cận, tạo nên cục diên hòa bình ổn định kéo dài mấy chục năm. Song, cường quốc Cao Lệ ở Đông Bắc phục hưng, nước Đột Khế ở phương Bắc lại quật khởi, bộ lạc Thổ Phiên ở mặt Tây Nam đã hoàn toàn thống nhất, tất cả bắt đầu rục rịch manh động. Nước Cổ Tân Địch Á ở Nam đại lục lâm vào cục diện hỗn chiến rồi tách ra thành hàng chục nước nhỏ, khắp nơi người đánh ta - ta đánh người loạn cào cào nhưng trước sau vẫn không có trận nào mang tính quyết định thắng bại, rất có khuynh hướng phát dương quang đại truyền thống hỗn chiến đã kéo dài mấy trăm năm nay. Nước Á Cơ ở đại lục Tây Nam có lịch sử cổ xưa, kể từ khi chinh phạt liên minh Nam Bộ Mạt Nhĩ Khế thì gây chiến tranh không ngừng với kẻ thù truyền kiếp A Lỗ Ba Nhi Á. Nước Phất Lan Khắc, tự xưng là quốc gia của thần trên đại lục Nhất Tây, theo lý mà nói thì đây hẳn là một nơi hòa bình yên ổn, nhưng đáng tiếc đời không như mơ! Bởi vì không có cách nào hòa giải mâu thuẫn giữa các nước chư hầu nên va chạm không ngừng xảy ra. Giáo hoàng đại nhân, thân là người phát ngôn của thần cũng vì thế mà đau đầu không ngớt. Hướng Đông Bắc lại xuất hiện một thế lực giáo hội khác, tuyên truyền giáo lý mới hoàn toàn ở "quốc độ" Hãn La Tư. Giáo hoàng nhân cơ hội này hiệu triệu các chư hầu liên hợp lại chinh phạt kẻ địch của thần, rốt cuộc đã vãn hồi được thế cục ngày càng hỗn loạn. Ở đại lục Tối Trung Ương, Mạt Tư Quốc hùng mạnh an nhiên siết chặt yết hầu sáu đường giao thương trọng yếu, lại còn đánh thuế khóa nặng nề khiến thương nhân của các quốc gia nghẹt thở, mà bản thân lại ngồi yên ung dung nuốt chửng lợi nhuận hậu hĩnh này. Mặc dù các nước khác đều mơ ước món hời béo bở ấy, nhưng bất đắc dĩ phải trơ mắt chảy nước dãi nhìn Mạt Tư Quốc càng ngày càng béo núc, vì xung quanh đã đầy phiền toái quấn thân. Cho nên, các quốc gia đó bắt đầu tìm kiếm đường buôn bán trên biển, hòng phá vỡ thế độc quyền thương mại của Mạt Tư Quốc. Thế nhưng, Mạt Tư Quốc làm sao chịu ngồi nhìn không quản, hễ quốc gia nào thực hiện giao thương trên biển thì sẽ gặp phải sự trả thù bằng thuế quan trên sáu con đường huyết mạch. Vì thế, mậu dịch hàng hải chỉ có thể mang tầm dân gian nhỏ lẻ mà thôi.
Dưới sự cân bằng ấy, dường như ai muốn ăn cũng không xong, các quốc gia đã trải qua cuộc sống yên ổn khá lâu, và chuỗi ngày này dường như vẫn còn tiếp diễn. Khi đó, e rằng không ai ngờ được thời gian yên bình này chỉ còn vài năm ngắn ngủi nữa thôi. Có lẽ, bánh xe vận mệnh đã bắt đầu khởi động.
Các nhà sử học đời sau dù rất am hiểu toàn bộ niên đại chiến loạn ấy, nhưng cuối cùng không thể nào thống nhất được nguyên nhân do ai, bởi sự kiện nào mới mở ra thời kỳ loạn thế liên tiếp này. Quyển sách ấy vô cùng nổi tiếng vào thời kỳ đó nhưng hầu như không ai nhớ được tên của nó. Mãi cho đến khi một học giả lịch sử tên là An Đạt Lược Ba Nhĩ lần mò trong một hiệu sách cũ ở Quyên Chi Quốc, tra cứu được một quyển tự truyện thoạt trông rất bình thường thì mới dò ra được đầu mối. Nó là một quyển sách có tựa "Húy Nguyệt Tạp Am Đàm" do trọng thần đương thời của Quyên Chi Quốc, Ngũ Tư Thành viết. Nội dung ghi lại rất rõ ràng, mọi căn nguyên vậy mà lại bắt nguồn từ thành Tuyền Châu - Quyên Chi Quốc. Mặc dù có một số học giả hồ nghi tính xác thực của quyển sách này nhưng đại đa số đều công nhận các sự kiện lịch sử được ghi chép bên trong. Bởi vì những tài liệu lịch sử đã xác minh gián tiếp đó là những sự kiện hoàn toàn có thật! Thời ấy, sách sử Quyên Chi Quốc chép rằng: "Xuân tháng Tư, thái tử đi tuần. Thu tháng Mười, về đô". Thái tử đi tuần vốn không phải là chuyện gì lớn lao nhưng điều quái lạ nhất là trong suốt nửa năm lại không có một câu, một chữ đề cập đến việc tiếp đón thái tử ở tất cả châu huyện nào cả. Chính vì thế nên dân gian đồn đãi rằng thái tử vì mê mẩn một thiếu nữ nên đã bỏ trốn. Đối với chuyện này, triều chính Quyên Chi Quốc cũng không có phản ứng khác thường nào, cũng không ra nghiêm lệnh cấm tung tin đồn nhảm, đó là cách làm hoàn toàn trái ngược với tác phong Quyên Chi Quốc trước nay. Vì vậy, nhóm học giả lịch sử suy luận, rất có khả năng thái tử cải trang chuồn mất để du lịch dân gian. Nhưng đây là chuyện làm tổn hại đến oai nghi của hoàng gia, nên các lời đồn đoán như thế ngược lại còn có lợi cho việc che dấu sự thật cuối cùng...
.