Bệnh viện lão Ngô nằm rất gần trường, đi bộ khoảng mười phút là đến. Vì gần bệnh viện và trường đều có rất nhiều người qua lại, nên hai bên đường có rất nhiều sạp hàng, giống như một cái chợ đêm vậy.
Lão Ngô và Giáo sư vừa đi vừa ngắm, lão Ngô rất khoái đi dạo, thế nên chẳng bỏ sót cái sạp nào. Giáo sư Trần cũng không hối lão, cứ chầm chậm đi theo lão.
Hai người đi đến một sạp hàng gỗ mỹ nghệ, lão Ngô mặc cả:
Cái xỏ giày này bao nhiêu tiền vậy?
Người bán hàng nói mười tệ, lão Ngô đo chiều dài cái xỏ giày, rồi để lên tay giáo sư ngắm nghía, cuối cùng lấy dùng thử. Lão thấy cái xỏ giày dài tám mươi centimet này rất tiện đối với người già, chẳng cần phải khom lưng cũng xỏ được giày, mà chất gỗ cũng rất được.
Lão rất hài lòng, cò kè bớt một thêm hai, cuối cùng chỉ với mười lăm tệ đã mua được hai cái. Lão đưa cho Giáo sư một cái, rồi cười cười:
Cái này là để đằng ấy tháo giày, chẳng biết đằng ấy có quen dùng không, nhưng tớ thấy là rất tốt. Tớ cũng mua một cái, từ nay hai đứa mình dùng đồ đôi rồi nhé, cái này gọi là xỏ giày tình nhân đấy.
Giáo sư vội vàng đưa tay nhận, nhìn lão Ngô đang cười nhăn hết cả mặt mày, sao mà thấy yêu đến thế.
Mỗi người cầm một cái xỏ giày dài tám mươi centimet, chầm chậm đi về phía phòng lão Ngô. Đưa lão Ngô về nhà an toàn, giáo sư chuẩn bị ra về, thì nhìn thấy lão Ngô hì hì, chẳng biết lấy cái gì từ trong túi ra dán lên cánh cửa tủ quần áo.
Cái tủ quần áo của lão là kiểu tủ thịnh hành từ thập nhiên 80, 90. Tủ gỗ có hai cánh, một cánh có gắn gương, thay đồ xong có thể ngắm nghía. Đây là loại tủ rất tiện dùng nhưng cũng rất lỗi thời. Ngày nay người ta đều dùng cửa đẩy, nếu mà có gương thì cũng để ở trong tủ chứ chẳng phô ngay cửa tủ như vậy.
Lại nói lạc đề nữa rồi. Tóm lại là lão lấy cái gì đó ra dán lên tấm gương gắn ở cánh cửa tủ, lại cứ dùng tay mà miết tới miết lui.
Giáo sư Trần mắt mũi kèm nhèm không nhìn rõ là cái gì, nhưng mà chắc mẩm là lão này chẳng làm cái gì tốt đẹp. Ông vội chạy lại xem, kết quả phát hiện lão đang nghịch cái gì giống như móc giác mυ'ŧ trong suốt, nhưng mà hình như mỏng hơn lại còn trông quen quen.
Lúc đến gần lão Ngô ông mới biết rốt cuộc đó là cái gì.
Hóa ra đó là miếng dán chuyên dụng trong bệnh viện để kết nối với máy kiểm soát lúc lão nằm ở phòng hồi sức.
Giáo sư Trần nhăn mặt, đưa tay chuẩn bị bóc mấy thứ đó xuống:
Đằng ấy mang mấy cái này về làm gì, toàn mấy thứ không may mắn.
Lão Ngô gầm gừ, ra sức giữ lấy hai miếng giác hút. Một tay lão phủi tay Giáo sư, hùng hổ nói:
Cái này chỉ dùng được một lần, tớ không nhặt thì người ta cũng vất đi. Với lại cái này cũng tính vào viện phí rồi, không mang về thì phí lắm. Với lại bố của Qi Fu A lúc đi cấp cứu về cũng dán mấy cái này lên tủ lạnh mà. Người ta làm thế được thì cớ gì tớ không được làm nào?
Giáo sư Trần nổi cáu:
Người ta là bố nhà văn, việc gì đằng ấy cứ phải bắt chước người ta làm gì?
Lão Ngô không chịu nghe lời, khiến Giáo sư Trần khóc dở mếu dở.
Vì lão Ngô còn đang trong thời gian nghỉ ốm, nên có mấy ngày thư thả. Việc trông nom trường giao cho sinh viên tự quản. Vả lại học viện nghệ thuật vốn có một cán bộ nổi tiếng là gã biếи ŧɦái Đan Nhất. Vì hắn cầm đầu cả đám yêu nghiệt ở đây, nên đám sinh viên đã chọn hắn lắm hội trưởng hội sinh viên nghệ thuật, có thể nói là lên đến hàng BOSS. Tuy là biếи ŧɦái, nhưng “vợ yêu” của hắn là Lữ Vệ Quốc lại là một anh chàng có thế giới quan bình thường, thế nên lão Ngô cũng chẳng phải lo lắng gì.
Lão Ngô vốn không thích cô đơn, nên dù được nghỉ lão vẫn muốn kiếm thú tiêu khiển để gϊếŧ thời gian. Đúng lúc này Giáo sư Trần lại có một ngày trống tiết, nên lão Ngô kéo ông đến quán Karaoke.
Sau một cơn nhồi máu cơ tim, lão Ngô nhận thấy mình đã già thật rồi, chẳng biết lúc nào sẽ với tổ tiên, thế nên muốn tranh thủ thời gian để vui chơi.
Còn Giáo sư Trần sau lần này cũng thấy có cái gì đó mơ hồ, nên cứ răm rắp nghe theo lời lão Ngô, khiến đêm nào lão Ngô cũng phải soi gương, rồi lại dùng cái giọng ồ ồ của lão mà hỏi:
Gương kia ngự ở trên giường, lão Trần như đã thầm thương mình rồi?
............
..................
Lão Ngô đòi đi hát Karaoke, Giáo sư Trần không cản cũng chẳng theo. Nhưng lão Ngô thừa biết là thế nào ông cũng “theo”, thế nên lão cứ ung dung đi về hướng quán Karaoke, khuôn mặt đầy vẻ đắc chí.
Giáo sư Trần là một người rất nghiêm túc, lúc nào cũng giữ mình trong sạch, là kiểu người rất mẫu mực. Một người cao quý như vậy làm sao mà có thể đi hát Karaoke? Lão Ngô cởi mở là vậy mà còn chưa đi bao giờ. Nhưng mà hai người ở bên nhau nên cũng can đảm hẳn lên, tay nắm tay đi vào quán Karaoke.
Hai người chọn một quán karaoke chính quy. Quán chính quy thường được trang hoàng rất đẹp, nhân viên phục vụ ăn mặc kín đáo, khiến người ta có cảm giác “sạch sẽ”. Hai lão chưa bước vào đến sảnh lớn, thì hai anh chàng tiếp tân đã ngăn lại:
Phiền hai bác cho biết hai bác cần tìm ai ạ?
Chúng tôi đến hát.
Hai lão đồng thanh trả lời.
Nhưng mà...
Anh chàng tiếp tân chưa từng thấy người lớn tuổi như vậy đến đây giải trí, nhất thời không biết nói gì. Quán karaoke này rất đàng hoàng, ngày đầu tiên người quản lý đã được nhắc nhở phải mở to mắt, trẻ vị thành niên không được vào... Hai người lo ngay ngáy, nhưng mà người quản lý cũng đâu có nói là người trên 58 tuổi là không được vào....
Hai anh chàng cũng rất thông minh, một người “câu giờ”, một người lập tức chạy đi tìm giám đốc.
Giám đốc quản lý là một cô gái xinh đẹp, khoảng hai tư, hai lăm tuổi, thân hình rất thon thả, cao khoảng một mét tám, lại thêm đôi dép cao gót cả mười phân, nên cao hơn hai ông hơn nửa cái đầu, khiến hai ông cứ phải ngước nhìn.
Cô này rất lịch sự, chào hỏi hai ông rồi nói:
Chỗ này hơi ồn ào, không thích hợp với người cao tuổi cho lắm, có lẽ hai bác đến nhầm chỗ không ạ?
Lão Ngô tức run lên:
Thế này là thế nào? Coi thường chúng tôi à? Chúng tôi có tiền, chúng tôi muốn vào hát!
Cô gái vội vã thanh minh:
Dạ không phải là chuyện tiền bạc ạ, chỉ có điều nơi này toàn là thanh niên, sợ là không hợp với hai bác thôi ạ...
Lẽ nào người lớn tuổi không được phép vào quán karaoke? Có quy định như vậy à?
Lão Ngô vênh mặt lên hỏi.
Dạ không có, nhưng mà...
Đã thế thì đừng có “nhưng nhị” nữa, hai người chúng tôi bao một phòng nhỏ một ngày!
Lão Ngô cao hứng “nổ” rồi kéo tay Giáo sư Trần vào phòng karaoke, vừa đi vừa hối:
Nhanh lên nào, làm mất hết hứng ca hát của tớ rồi!
Đúng là người già chẳng khác trẻ nít là bao.
Cho dù lão Ngô đã xem hết cả phòng lớn, phòng nhỏ, khách bao phòng một ngày được tặng một đĩa trái cây, phòng karaoke cũng không cấm người già... nhưng đứng trước cái máy chọn bài hát thì lão đã... choáng. Lão chẳng biết dùng mấy cái thứ hiện đại thế này.
Nhưng lão lại chẳng có mặt mũi nào mà hỏi nhân viên phục vụ. Cuối cùng Giáo sư Trần cũng phải mày mò cả buổi mới biết cách chọn bài hát, thế nên đã lãng phí không ít thời gian, tính đồng hồ cũng đi tong nửa tiếng.
Lão Ngô tỏ vẻ rất ngưỡng mộ sự thông minh của Giáo sư Trần, phấn khích đến nỗi vồ lấy má ông mà hôn “chụt chụt”, rồi mới hăm hở chọn bài.
Giáo sư xoa má, ngồi ngây ra nhìn lão Ngô, chẳng nói nên lời. Bên tai ông văng vẳng giọng ca khàn khàn từ phòng bên cạnh: “Chỉ sợ tôi sẽ yêu em, rồi một ngày sẽ không thể kìm nén...”
Lão Ngô chọn xong bài hát, chuẩn bị ca rồi mà Giáo sư Trần vẫn đang sờ má, mặt nghệt ra. Lão Ngô thấy lạ hỏi:
Đằng ấy làm sao thế?
Giáo sư Trần nhìn lão đầy vẻ hờn dỗi:
Đằng ấy sàm sỡ tớ.
Lão Ngô sực nhớ hồi nãy hình như đã hôn lên má bên phải của bạn già. Lão ra vẻ sòng phẳng, bước đến trước mặt Giáo sư, chỉ vào má bên phải của mình mà nói:
Thế thì đằng ấy cứ sàm sỡ tớ là huề chứ gì.
Giáo sư Trần cười khoái chí, ra vẻ vẫn bị lỗ, mà nhìn săm soi vào mặt lão Ngô một hồi, cuối cùng cắn má lão một miếng. Khổ nỗi lão Ngô chẳng biết chau chuốt dung nhan, nên giáo sư chỉ cắn được một miếng đầy râu nham nhở, tua tủa cứng như chông tre.
***
Lão Ngô độc diễn hẳn một “live show”, từ “Cao nguyên Thanh Tạng”, hát đến “Ngọt ngào”, rồi lại từ “Nói yêu anh” đến “Hương lúa”, cuối cùng hát một bài trữ tình “Anh có phải là hạnh phúc của đời em” để khép lại live show của lão.
Tiếp theo là màn biểu diễn của Giáo sư Trần, đầu tiên là bài “Chiều Mát-xơ-cơ-va, rồi “Quốc tế ca”, “Tay áo xanh”, “Đi dạo trong mưa”, chỉ có một bài hát tiết tấu nhanh là “Đô-Rê-Mi”.
Không thể nói là Giáo sư Trần lỗi thời, chỉ biết hát những bài nhạc nước ngoài cổ điển, mà phải thừa nhận là lão Ngô quá ư là “tân thời”, chẳng kể kim cổ bài nào cũng thuộc nằm lòng.
Hai lão hét rát cổ bỏng họng đến hơn năm giờ chiều, lúc hát chẳng ra hơi nữa mới chịu trả tiền ra về.
Lão Ngô lấy lại phong độ rất nhanh, trên đường về còn vừa đi ngược gió vừa gào bài “Hảo hán ca”, dù Giáo sư Trần đã ra sức khuyên nhủ: “Cẩn thận không lại nhiễm lạnh!” nhưng lão chẳng chịu nghe.