Xuyên Qua Dân Quốc Thành Vợ Cả Ở Nông Thôn

Chương 1: Xuyên không (1)

Cuối tháng ba ở Ninh Ba, mấy hôm trước là rét nàng bân, trời lạnh đến mức làm người run lẩy bẩy, hai ngày nay thời tiết trở nên nóng hơn, như nhảy vọt qua ngày xuân, trực tiếp vào đầu mùa hè.

Với kiểu thời tiết này, hiển nhiên là mặc những chiếc áo dài cao cổ sẽ khiến người cảm thấy nóng nực, mấy bộ trang phục mùa xuân năm ngoái lại trở thành lỗi thời, không thịnh hành với nữ quyến đại trạch nhà họ Tống.

Không có trang phục mặc, các vị nữ quyến mới nhớ đến hai vị thợ may trong nhà năm nay làm sao vậy? tại sao trong chưa làm xong trang phục mùa đông?

Tam Di Thái nhà họ Tống là người đầu tiên không thể chịu đựng được, vội vàng đi tìm thợ may. Lão gia sắp trở về rồi, sườn xám còn chưa may xong, đến lúc đó bà ta phải mặc cái gì đi gặp lão gia đây?

Tam Di Thái đang đi dưới mái hiên, gặp được Đại thiếu phu nhân nhà họ Tống dẫn nha hoàn đi tới.

Vị đại thiếu phu nhân này có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt hạnh sáng ngời, long lanh như nước, làn da trắng hồng, không cần đánh phấn cũng rực rỡ như đóa hoa đào nở rộ trong viện này.

Với vẻ ngoài như thế này, ngay cả Tam Di Thái từng trà trộn ở Lê Viên hồi đó cũng rất ít khi gặp được người có ngoại hình như cô. Cố tình khuôn mặt đẹp như tiên, mang theo vẻ đẹp thần tiên này lại không có phúc khí, vào đúng ngày thành thân với cô, Đại thiếu gia không cả bước chân vào cửa phòng, đã chạy đi Thượng Hải ngay trong đêm.

Bà ta còn chưa kịp than thở xong, đối phương đã hơi cúi đầu với bà ta, gọi: " Mẹ ba."

Lúc này, Tam Di Thái đã chuyển tầm mắt từ trên mặt Đại thiếu phu nhân xuống chiếc váy Đại thiếu phu nhân đang mặc, thoạt nhìn chiếc váy trên người Đại thiếu phu nhân có màu sắc đơn giản, nhưng đứng dưới ánh nắng mặt trời lại mang đến vẻ đẹp khác so với ngược sáng, hoa văn in nổi trên vạt váy nhìn càng tinh tế xảo diệu hơn.

Bà ta lại thấy nha đầu đi theo Đại thiếu phu nhân đang cầm thứ gì đó không biết là quần hay váy, nhìn chất vải kia, hoa văn thêu kia, cho dù bà ta và lão gia có ở Thượng Hải mười năm sau cũng rất hiếm thấy.

Tam Di Thái nhìn chằm chằm vào trang phục nha hoàn đang cầm trong tay không dời: "Đại thiếu phu nhân đang bận việc gì đấy?"

"Con đi nhờ thợ may Lý sửa lại giúp hai chiếc váy. Mẹ ba cũng đi tìm thợ may ạ?" Tần Du thấy Tam Di Thái lại tái phát bệnh đau mắt, chỉ sợ nói thêm câu nữa người ta sẽ lại hỏi xin cô vải thì chết, cô khẽ mỉm cười nói, "Mẹ ba cứ làm việc của mình đi! Con đi về trước đây."

Tam Di Thái thấy đôi chủ tớ này đi rất nhanh, liếc xéo cô, thầm nghĩ: "Quả nhiên là người xuất thân từ gia đình sa cơ thất thế, không phóng khoáng! Suốt ngày chỉ sợ người ta ghen tị với đồ của mình?

Đáng đời chồng cô ta không thèm liếc nhìn cô ta."

Tần Du dẫn nha hoàn trở về viện mình ở, đứng trước gương to trong phòng thử mấy chiếc váy mới.

Cô ở trong gương lúc này đang mặc chiếc áo sơ mi trắng kiểu tây, phía dưới mặc chiếc váy mã diện màu đỏ rượu dài đến bắp chân, mặt trước của chiếc váy mã diện là bức thêu bách điểu triều phượng đồ nhìn sống động như thật.

Nha hoàn đứng nhìn ở bên cạnh vỗ tay nói: "Em chưa từng nghĩ mặc váy thêu vào nhìn lại thời thượng đến vậy."

Đời trước váy Mã Diện từng bị thương hiệu đồ xa xỉ nào đó sao chép đấy(*)! Sao không thời thượng cho được? Ai bảo nó không thời thượng, vậy chắc chắn là do người đó mặc không đúng cách.

(*)Vụ gười Trung Quốc chỉ trích Dior "đạo" váy Mã Diện truyền thống thời Minh.

Chỉ là chiều dài váy đến mắt cá chân lại bị coi là phong kiến bảo thủ ở thời đại này. Tần Du không muốn lãng phí thứ tốt, cứ dựa theo lòng mình, để thợ may nhà họ Tống sửa lại váy.

Nhìn mình trong gương, mỗi một bộ trang phục của nguyên chủ đều đẹp đến mức làm người phải thán phục, dù đặt ở trăm năm sau cũng có thể đưa vào viện bảo tàng.

Trăm năm sau à! Tần Du thầm cảm thấy chán nản, là một người phụ nữ làm việc ở thế kỷ hai mươi mốt, làm thế nào cô cũng không ngờ mình bị tấm biển quảng cáo bị gió lớn cuốn đi đập trúng. Sau đó, cô xuyên vào cô gái tên là Tần Nhã Vận, Đại thiếu phu nhân của một gia đình phong kiến thời dân quốc.