Bích Hồ Tựa Nguyệt

Chương 1: Họa - Phúc

Nàng ăn vận thật lộng lẫy, thật xinh đẹp đang ngồi trước bàn trang điểm. Dung nhan nàng hiện lên trong gương. Khuôn mặt có nét đẹp trầm ngư thẹn nguyện lúc nào cũng tràn đầy sinh lực, ấy thế vậy mà sáng nay có một nỗi buồn hiện lên trong gương mặt nàng. Nàng thẫn thờ trước gương, bàn tay búp măng cầm chiếc phấn nhủ, lưỡng lự một hồi, định đưa lên mặt nhưng lại thôi. Đặt viên phấn hoa nhủ xuống bàn, nàng khẽ buông ra tiếng thở dài. A Kỳ đứng cạnh bên, trông thấy tiểu thơ vậy liền đã biết trong lòng nàng đã có chuyện gì.

Nó chưa muốn lên tiếng trước, chỉ lẳng lặng cầm viên phấn hoa, mở lời:

- Dạ xin phép tiểu thơ cho con được trang điểm ạ. Gần sắp tới giờ điểm, lão quan trông thấy tiểu thơ chưa chuẩn bị xong thì không hay đâu ạ.

Thiên Lan không nói gì, chỉ hơi ngước mặt lên, tức là đã đồng ý cho A Kỳ trang điểm. Nó thấy vậy liền nhanh nhẹn đánh phấn lên gò má của nàng. Sau khi điểm trang sơ xong, lúc này Thiên Lan chợt lên tiếng:

- Sẽ thật tuyệt nếu như chàng ấy gặp ta trong hình dáng này. Ta chỉ hơi tiếc rằng, người mà ta mặc lễ phục ngày hôm nay không phải là chàng.

A Kỳ lại càng im lặng hơn, lẳng lặng nhớ về 5 năm trước khi Thiên Lan mới chỉ là một cô gái 13 tuổi. Lúc ấy nàng đang vo gạo dưới bến sông Tống Sơn, có một vị công tử kia chạc bằng tuổi nàng dạo chơi gần đấy. Người ấy bị sắc đẹp cho nàng làm cho rung động liền mon men lại gần và bị làm cho cảnh vật cùng nét đẹp người con gái ấy làm rung động, vị công tử tức cảnh sinh tình liền ra vế thơ cho nàng nghe:

- Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả…

Người kia có ý bỏ lửng như một lời ngỏ ý khéo léo khiến người ta phải rung động. Thiên Lan nghe thấy khúc khích cười, lúc đầu nàng thấy giọng điệu hơi lạ, không trầm ồ như nam nhân nhưng nào không để tâm đến điều đó. Thứ nàng để tâm là ý tứ của vị công tử kia. Nàng thầm nghĩ:

- Tên công tử này khéo miệng thật. Hắn có ý với mình đây mà nhưng không dễ vậy đâu.

Nghĩ rồi, nàng đối lại vế thơ trên:

- Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho….

Câu đối ấy của nàng vừa cho người ấy một chút hy vọng nhưng vừa là một lời trách vị công tử phải biết lo việc đời trước khi lo duyên. Nàng không ngờ rằng chính vế thơ đó đã khiến cho trái tim vị công tử kia loạn nhịp về nàng. Hắn thầm nghĩ rằng sao trên đời lại có người con gái tài sắc vẹn toàn đến vậy. Và càng thế, vị công tử ấy quyết chí chinh phục trái tim Thiên Lan. Những vụ việc này cả A Kỳ đã chứng kiến nhưng nó không nói gì, chỉ lẳng lặng đứng bên cạnh cười khúc khích.

Vị công tử xa lạ ấy muốn được biết tên nàng nhưng Thiên Lan lại ngại ngùng không chịu nói. Mãi đến khi người ấy không từ bỏ, kiên quyết hỏi mãi, nàng mới e ấp nói ra tên của mình nhưng cũng không quên nói ra gia thế của bản thân:

- Tên em là Phạm Thiên Lan, con gái của Điện tiền chỉ huy sứ Phạm Trung, là cháu gái của công thần khai quốc Đại Lê sơ Phạm Công Dũng và Trang Hoàng Quý Thái Phi Phạm Quỳnh , quê làng Kim Sơn gần đây. Mạn phép hỏi chàng là người vùng nào, em chưa từng gặp ai như chàng trong làng cả.

Vị công tử kia liền trả lời không do dự, chàng là con của vị thương nhân trong làng bên cạnh, danh là Nguyên Châu, tình cờ hôm nay tới đây chơi, gặp được tuyệt sắc giai nhân liền không cầm được lòng nên nán lại đây.

Cả hai người cùng nán lại bên bờ sông trò chuyện, đến khi mặt trời đã đứng bóng thì cũng là lúc Thiên Lan phải vội về nhà nấu cơm ngay tức khắc, nếu không cha nàng sẽ mắng nàng. Nguyên Châu bật cười, rồi không quên hái một bông hoa cài lên mái tóc nàng, khen rằng đóa hoa trông kém sắc khi đưa so với khuôn mặt khả ái của Thiên Lan.

Thiên Lan sau lần gặp đó về, cứ ngẩng ngẩng ngơ ngơ mộng mơ suốt ngày. Đôi lúc lại chống cằm nhìn ra cửa sổ tủm tỉm cười đến lạ, ngay cả gia đình nàng cũng nhận thấy điều khác thường đấy. Họ gặng hỏi mãi nàng không chịu khai nên đành chịu thua. Thế là cuộc tình của nàng và vị công tử kia nên duyên từ đó. Cứ mỗi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, vị con gái Phạm gia ấy cứ kiếm cớ ra vườn gần nhà hái hoa để gặp Nguyên Châu. Cả hai ríu rít nhau nói chuyện không rời. Chỉ tội khổ mỗi A Kỳ khi cứ phải vừa đi vừa dáo dác xung quanh canh chừng. Mối tình ấy thế mà lại chóng vánh.

Bỗng nhiên hôm ấy trời âm u, nàng chết lặng khi nghe tin Nguyên Châu sẽ cùng cha rời làng để đi đến một nơi khác làm ăn, dự là rất lâu sẽ quay trở lại. Thiên Lan cảm thấy lòng ngực mình đau đớn vô cùng, tựa hồ có ai đó đang bóp nghẹt trái tim nàng, nước mắt chực trào ra. Nguyên Châu không cầm lòng được liền ôm nàng vào lòng. Đây là lần đầu tiên cả hai ôm nhau. Thiên Lân vẫn cứ thút thít trong lòng Nguyên Châu không thôi. Công tử ấy buộc phải dỗ dành nàng hết mực, còn nói rằng:

- Nàng yên tâm, ta thề hứa dưới ánh chiều tà kia rằng sau 5 năm ta sẽ trở lại đây để đón nàng và dạm hỏi cưới nàng. Đây là lời thề sắt đá nhất ta từng thề, vậy nên mong nàng hãy đợi tin ta quay lại đây.

Thiên Lan lúc này mới thôi nước mắt, ngước lên nhìn mặt Nguyên Châu lần cuối, khẽ nói:

- Em sẽ đợi chàng quay trở về. Dẫu như thế nào đi chăng nữa, em vẫn sẽ đợi chàng.

Trước khi rời đi, Nguyên Châu còn không quên cầm vòng tay ngọc ra trao tặng nàng coi như vật minh chứng. Và cả hai trao nhau cái ôm lần cuối rồi đường ai nấy đi. Bóng của hai người đổ dài xuống dưới nền đất, khuất xa dần nhau.

Từ lúc đây nay cũng đã được 5 năm. Tuy rằng Thiên Lan đã vận lễ phục và trang điểm thật lộng lẫy nhưng người mà nàng được gả cho không phải là vị công tử Nguyên Châu kia mà là Thiên Thánh Hoàng đế. Chỉ ít phút lâu sau, nàng sẽ phải bước lên chiếc kiệu kia rồi tiến về thành Thăng Long.

Đây là lần duy nhất nàng lại ngoan ngoãn đến vậy, mặc dù nàng vẫn hẹn người công tử ấy một mối tình và gia đình sau 5 năm nhưng đáng tiếc thay, Nguyên Châu vẫn chưa trở lại và và hôm trước Thiên Thánh Hoàng đế đã ngỏ lời muốn cha gả mình cho Ngài. Hiển nhiên đây là một sự lựa chọn khó khăn cho nàng, một bên là tình và một bên là hiếu. Suy cho cùng, Hoàng đế muốn cha gả mình đi, đương nhiên chữ hiếu sẽ nặng hơn, nếu chối từ thì cả gia tộc bị xử tội. Nàng vì thương gia đình, không muốn gia đình vạ lây chịu tội nên đành phản bội lời hứa năm xưa ấy, dứt tình với Nguyên Châu để làm phi thϊếp cho Hoàng đế.

Xe ngựa đã đến trước cổng nhà nàng, Thiên Lan trông thấy vậy thì liền buồn hơn, nhưng nàng cũng không thể nói gì được. Nàng nhẹ nhàng đứng dậy, vịn tay A Kỳ mà chậm rãi bước xuống bậc lầu thang.

Cha nàng đã đứng dưới lầu, rạng rỡ nhìn đứa con gái yêu của mình sắp sửa tiến vào nội cung để làm phi thϊếp cho Hoàng đế. Còn những đứa em của nàng thì đứa nào cũng sụt sịt hết cả, khuôn mặt ướt đẫm là nước cùng đôi mắt đỏ lầu: bọn chúng sắp phải rời xa người chị thân yêu ngày nào rồi. Sẽ không còn ai chở che, bảo vệ và dạy học bọn chúng nữa. Những đứa em ấy cứ vây lấy chân của Thiên Lan hòng ngăn không cho nàng đi nhưng vô ích. Phạm Trung đã giải rối cho nàng, đồng thời lão quan còn dìu nàng lên xe ngựa, còn không quên dặn nàng phải sống thật tốt trong nội cung:

- Hậu cung là nơi đầy rẫy hiểm nguy, không như nhà chúng ta đây. Con nhất định phải giữ mình cho cẩn thận, không được tùy tiện bộc lộ hết ra ngoài như thế, thứ gì càng giấu được thì cứ giấu đi, kẻo sau này con sẽ không ngóc đầu dậy được đâu đấy. Và nên nhớ, biết một tức là không biết gì còn biết mười thì con chỉ nên nói một, con đã rõ chưa?

Thiên Lan cúi đầu:

- Con xin ghi nhớ lời dặn của cha.

Rồi nàng bước vào trong khoang xe ngựa, chiếc cửa rèm đóng lại. Bánh xe bắt đầu di chuyển, tiếng lộc cộc xa dần viên trang Phạm gia. Thiên Lan lúc này mới vén bức mành lên, khẽ nhìn lên trời xanh rồi buông một tiếng thở dài nặng nề:

- Duyên tình này em đành nợ với chàng, Nguyên Châu ạ. Em nguyện xin kiếp sau sẽ bù đắp lại cho chàng, nếu chúng ta còn gặp lại nhau.

Lúc bấy giờ, những vạt nắng khẽ soi lên khuôn mặt của nàng cùng những làn gió mùa thu nhẹ luồn qua làn tóc dài như suối của mình rồi biến mất ngay sau đó. Những cảnh quan bên đường đầy rẫy hoa dại lẫn vào trong những bụi cây, xa xa là hàng cây xanh mướt tán rộng phủ một vùng, e chừng còn lấn át cả những ngọn núi xa xăm quanh năm chỉ có mỗi chiếc khăn choàng bằng đám mây bồng bềnh. Ấy thế mà những cảnh vật tươi xanh kia còn không thể làm cho nàng vui lên nổi, mặc cho những chú chim bay đậu lên những cành cây gần đó hót líu lo cùng những cánh bướm đủ ánh màu dập dìu trong gió.

Xe ngựa vẫn tiếp tục trên chặng đường tiến đến Hoàng cung. Chẳng bao lâu, Phạm Thiên Lan đã đặt chân đến đất Thăng Long thành.