Lời Thì Thầm Của Ánh Trăng

Chương 8: Đứa trẻ của sự hủy diệt, và tái sinh

Thời gian trăm năm cũng đủ cho một linh hồn, được gọi là thần điểu chí tôn quên đi tất cả. Vốn dĩ không cần bước vào vòng luân hồi, nhưng giờ đây cô đã mất thần lực, cũng không muốn trở về làm thần nữa. Nên đã xin chén canh Mạnh Bà mà uống cạn, đi qua chiếc cầu Nại Hà.

Ký ức tiền kiếp trở thành hư vô, một trái tim nhạt nhòa, một linh hồn trống rỗng. Chỉ là một thoáng hư không, để đón nhận một cuộc đời mới.

Bánh xe của dòng thời đại không dừng chuyển động, những căn nhà rơm rạ, đơn sơ. Kiến trúc cổ xưa đã được thay thế bằng những tòa cốt thép cao chọc trời, xe ngựa được thay thế bởi xe hơi bốn bánh đời mới. Các em nhỏ phải tới trường học tập, còn người trưởng thành thì phải đi làm. Đó như là một điều hiển nhiên bắt buộc.

"....."

Ở những năm thập kỷ 90, tại một bệnh viện phụ sản.

Có một sản phụ đang chuyển dạ sắp sinh, cơn đau như thắt lại ở thành bụng. Làm người sản phụ đau đớn la hét, không giữ nổi bình tĩnh. Các y tá phải nhanh chóng đẩy người sản phụ vào phòng sinh, trải qua cơn vật lộn giữa sự sống và cái chết.

Đây là một ca sinh khó, nhưng người sản phụ vẫn kiên cường, hạ sinh đứa bé. Hai giờ đồng hồ trôi qua, đứa bé cũng chào đời bình an trong tiếng reo hò chúc mừng.

Tiếng khóc của đứa trẻ có thể nói là to nhất cái bệnh viện lúc bấy giờ, người y tá bế đứa trẻ lại gần cho người sản phụ nhìn mặt. Bà ta ôm đứa con của mình vừa mới sinh, vô cùng nâng nịu rồi đáp: “Đây là con gái của ta, từ này con sẽ tên là Hứa Diệu Linh.”

Do mới sinh nên người mẹ còn rất yếu, nên đã chuyển sang phòng hồi sức. Còn đứa bé do sinh non nên được chuyển sang l*иg ấp. Khi người mẹ khỏe lại đôi phần, đã làm giấy khai sinh cho đứa trẻ. Có điều mục tên người cha để trống.

Người y tá phụ trách thấy lạ lên tiếng hỏi: "Mục tên cha đứa trẻ sao không điền vào?"

Người mẹ đáp: "Đứa trẻ này không có cha."

Người y tá phụ trách cũng không nói gì, lẳng lặng cầm tờ giấy khai sinh. Những chuyện thế này ở bệnh viện không phải lần đầu, ở thời đại này việc phụ nữ sinh con một mình. Tự mình nuôi dưỡng không cần đàn ông bên cạnh, là quá đỗi bình thường.

Một buổi tối diễn ra bình thường ở bệnh viện, l*иg ấp của đứa trẻ Hứa Diệu Linh bỗng nhiên bốc cháy. Ngọn lửa lan rộng thiêu đốt bệnh viện, không một ai kịp phản ứng. Khi nhìn lại chỉ là một đống tro tàn, không một ai sống sót. Chỉ trừ một đứa trẻ tỏa vầng hào quang trong đống lụi tàn, tiếng khóc rất to. Có một người phụ nữ nét mặt hiền từ, quần áo sang trọng đi tới, đáp: “Từ đây ta sẽ bảo vệ, chăm sóc thay mẹ con.”

“........”

26 năm sau,.....

Tại một trường đại học y khoa thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Hứa Diệu Linh vừa nhận được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của đại học y khoa. Cô vui mừng chụp hình cùng bạn bè, tuy ai cũng có người thân cha mẹ tới chúc mừng. Còn cô thì không có, vì là trẻ mồ cô. Nhưng điều đó không làm cô buồn lòng, trái lại còn là động lực phấn đấu.

Sau khi nhận được bằng tốt nghiệp, Hứa Diệu Linh cũng nhận được lệnh điều tới bệnh viện thành phố để thực tập. Cô nhanh chóng tạm biệt ma sơ, cũng như người đã nuôi dưỡng cô bấy lâu nay tại trại trẻ mồ côi. Cô đeo chiếc balo to gồng ghềnh trên vai, tay thì xách một chiếc túi to tướng đi thẳng tới tuyến xe buýt về thành phố.

Chiếc xe lăn bánh đi qua các nẻo đường, cũng như các cây cầu. Do trời sinh Hứa Diệu Linh có dung mạo xinh đẹp, luôn tỏ vầng hào quang đặc biệt, đã thu hút không ít sự rắc rối. Cô ngồi lên chiếc ghế trống nằm ngoài dãy mặt tiền, liền có một thiếu niên đi tới bắt chuyện: “Tôi có thể ngồi ở đây được không?”

“Tất nhiên là được.” Hứa Diệu Linh đáp.

Người thiếu niên tiếp tục nói: “Mang nhiều hành lý thế này, em tính đi đâu sao?”

Hứa Diệu Linh đáp: “Tôi tới bệnh viện thành phố để thực tập.”

“Em là bác sĩ sao?” Người thiếu niên nói tiếp.

“Hiện tại chỉ sinh viên thực tập, chưa thể nói là bác sĩ được.” Hứa Diệu Linh đáp.

Người thiếu niên lại tiếp tiếp tục hỏi chuyện, nhưng là vấn đề cá nhân của cô. Hứa Diệu Linh cảm thấy phiền phức không muốn trả lời, nên im lặng. Thì lúc đột nhiên lúc này, người thiếu niên tiếp lại sát lại gần, một tay sờ soạng lên đùi cô. Hứa Diệu Linh giật bắt người, lên tiếng: “Anh đang làm gì vậy? Tính quấy rối nơi công cộng sao?”

“Cô em bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó.” Người thiếu niên ấp úng lên tiếng.

“Rõ ràng anh sờ vào đùi tôi.” Hứa Diệu Linh lên tiếng.

Người trong chuyến xe buýt đồng loạt lên tiếng: “Hóa ra là một tên biếи ŧɦái, quấy rối nơi công cộng. Mau đem hắn lên đồn cảnh sát đi.”

Hứa Diệu Linh vừa mới tới thành phố chưa rành đường xá, nên chỉ đành để tên quấy rối cho người dân xử lý. Chứ theo lẽ thường, tên này chết chắc với cô.

Sau khi tới trạm xe buýt cuối cùng, cô lần mò theo địa chỉ trên giấy note điện thoại tới bệnh viện. Trên đó còn có ghi liên hệ với trưởng khoa, ngoại khoa tổng hợp bệnh viện, Đồ Sơn Thanh Phương.

Khi nghe tới cái tên này, trong đầu cô liền suy nghĩ. Ở thời đại này, có người họ Đồ Sơn sao? Nghe cứ như người của thời đại trước, chắc có thể là một gia tộc hùng mạnh nào đó? Muốn giữ bản sắc chăng?

Hứa Diệu Linh đi tới trước cổng bệnh viện, nhưng lúc này đã quá giờ làm việc nên đã bị bảo vệ chặn lại.

Bảo vệ nói: "Đã quá giờ làm việc của bệnh viện, có gì ngày mai hãy tới."

Hứa Diệu Linh chỉ còn cách rời đi, nhưng do vừa mới tới thành phố, nên cô vẫn chưa có chỗ ở. Cũng may là còn chút tiền, cô thuê nhà nghỉ ở tạm một đêm.

Do tiền thuê khá rẻ, nên nội thất rất tồi tàn. Có một chiếc giường vừa đủ cho một người nằm, cũng may chỉ là ở tạm một đêm, nên có thể chấp nhận được. Đi đường cả ngày cũng đã mệt, lúc này Hứa Diệu Linh vào nhà vệ sinh tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới. Rồi leo lên giường đánh một giấc.

Trong giấc ngủ, Hứa Diệu Linh mơ mơ màng màng thấy bóng lưng của một người thiếu niên, trong trang phục người thời xưa. Tóc dài tới thắt lưng, màu xám tro. Cô đi tới muốn xem thử gương mặt của người thiếu niên, nhưng tiếng ồn từ mái nhà vọng xuống đã đánh thức cô.

Cô mở mắt nhìn lên trần nhà, nghe tiếng mèo kêu. Chắc lại là bọn mèo đực đánh nhau tranh giành địa bàn, cô lại tiếp tục giấc ngủ của mình. Nhưng cô đâu biết rằng, thật chất đang có một trận chiến trên mái nhà.