Ám Nhật

Chương 69: Long Phượng

Tháng Thân niên hiệu Thái Bình năm thứ 2 (tức tháng 7 tính theo dương lịch). Vào giờ Thìn ngày Dậu, Diệp Hoàng Hậu sinh tại phòng sinh của Thái Y Viện. Trong cặp song thai thì công chúa ra đời trước sau nửa khắc thì hoàng tử ra đời. Cả hai đều khoẻ mạnh, sức khoẻ của Diệp Hoàng Hậu cũng ổn định sau hai lần sinh liên tiếp. Toàn bộ Thái Y Viện đều thở phào nhẹ nhõm bởi vì đây là lần đầu tiên mà họ đỡ đẻ cho một ca sinh đôi ở trong cung. Sau khi tin tức trưởng công chúa cùng hoàng tử ra đời lan đi. Không chỉ bên trong Hoàng Cung nước lương mà cả thành Lương Kinh đều ăn mừng.

Lương An đi vòng vòng bên ngoài phòng sinh không biết bao nhiêu vòng thì mới nghe được tiếng khóc của hai đứa trẻ. Khoảnh khắc đó lâu lắm rồi nước mắt của Lương An mới lại chảy ra. Chính xác là kể từ ngày Lưu Vương Hậu qua đời cho đến lúc đó. Phải biết rằng lúc vua Minh Đức ra đời dù rất đau buồn Lương An cũng chưa từng rơi nước mắt. Lần đầu được làm cha của Lương An chính là một khoảnh khắc đặc biệt.

Lương An đi vào bên trong nhìn thấy Diệp Tinh Hà đang nằm trên bàn sinh thở hổn hển vì hai cơn đau đẻ liên tiếp mà đau lòng vô cùng. Lần này Lương An không chỉ ôm Diệp Tinh Hà mà còn hôn cô vô cùng đắm đuối. Diệp Tinh Hà cực kỳ bất ngờ với tình huống này bởi vì từ trước đến nay Diệp Tinh Hà luôn là người chủ động. Đây là lần đầu tiên mà Lương An chủ động như thế. Sau khi hôn vợ thì Chân Vũ Hoàng Đế của chúng ta mới quay sang bế hai đứa con. Lần đầu tiên bế một đứa trẻ cho nên Lương An không khỏi vụng về. Cũng may là nữ y của Thái Y Viện bên cạnh hỗ trợ cho nên Lương An mới không làm hai đứa trẻ bị thương.

Ngày hôm đó trên bầu trời thành Lương Kinh cũng xuất hiện một dị tượng hiếm có. Dù đang là giờ Thìn mặt trời đã lên cao thì vẫn có thể nhìn thấy mặt trăng ở bên kia bầu trời. Dị tượng này làm cho dân chúng vô cùng hứng thú bởi vì lâu lắm rồi họ mới lại nhìn thấy một cảnh tượng đặc biệt như thế.

Lương An khi nhận được báo cáo của Thái Giám Tổng Quản về hiện tượng này thì bỗng nhiên bật ra hai câu "Trung Thu Minh Nguyệt - Hạ Nhật Triều Dương".

Sau khi ngẫu hứng xong thì Lương An nhìn về hai đứa trẻ. "Nếu như hai con đã cùng nhau đến với cuộc đời này vậy thì đặt tên hai con như vậy đi".

- Nhắn với Trưởng Lão Thủ Lăng. Bây giờ ta sẽ đến Hoàng Lăng ngay.

Sau đó Lương An đưa lại hai đứa trẻ cho Diệp Tinh Hà rồi khởi hành đến Hoàng Lăng cùng với đội Ngự Lâm Quân.

Trưởng Lão Thủ Lăng sau khi nhận được tin tức thì đã chuẩn bị sẵn nhang khói trong Thái Miếu để chờ Lương An đến.

- Thưa các vị tổ tiên. Thưa Trưởng Lão Thủ Lăng. Con cháu Lương An hôm nay xin được thông báo. Vợ của con là Diệp Tinh Hà đã hạ sinh cho Hoàng Gia hai đứa trẻ. Đứa lớn là công chúa con cháu đặt tên là Lương Minh Nguyệt. Đứa nhỏ là hoàng tử con cháu đặt tên là Lương Triều Dương.

- Hoàng Hậu sinh được long phượng thai đây chính là điềm lành của Hoàng Tộc cũng là điềm lành của đất nước. Chúc mừng bệ hạ.

- Đa tạ Trưởng Lão.

Sau khi thắp hương cúng bái tổ tiên xong. Lương An liền nhanh chóng quay về với ba mẹ con. Quả thật trong tim Lương An lúc này ngoài Diệp Tinh Hà và hai đứa trẻ thì chẳng còn gì khác nữa. Chỉ là khi Lương An quay về thì không có chỗ cho Lương An. Khi mà đích thân Trưởng Quan Thái Y Viện đứng ra ngăn cản Lương An vào Thiên Minh Cung.

- Hiện giờ nương nương đang trong giai đoạn ở cữ. Mong bệ quay về Thiên Dương Cung cho đến hết thời gian 3 tháng.

Hai đứa trẻ lúc này đang nằm ở hai bên ngực của Diệp Tinh Hà để bú sữa mẹ. Hai tay của Diệp Tinh Hà đang ôm lấy cả hai đứa. Ngay trong ngày đầu tiên làm cha Lương An đã cảm nhận được việc có con cái chính là việc phải trở thành ưu tiên số hai của vợ. Bây giờ hai đứa trẻ chắc chắn là cần mẹ hơn cha của chúng.

Thiên Minh Cung cũng chuyển sang một khung cảnh mới khi mà thỉnh thoảng lại có tiếng trẻ con khóc. Cung nữ trong cung hiện tại đều chuyển sang chế độ bận mải vô cùng khi mà bọn họ phải phụ giúp Diệp Tinh Hà trông hai đứa trẻ. Cũng may là cả công chúa lẫn hoàng tử đều khá ngoan chỉ khóc khi đói mà thôi còn không quấy phá hay khó chịu gì. Cứ được mẹ cho ăn xong là lại ngủ ngoan như cục bột nhỏ.

Vì Diệp Tinh Hà đang trong giai đoạn ở cữ cho nên Lương An bị cấm tiệt đến Thiên Minh Cung. Chỉ có thể thỉnh thoảng bế bọn trẻ khi cung nữ mang chúng ra ngoài. Cũng vì thế cộng với việc lo lắng cho sức khoẻ của Diệp Tinh Hà vì chăm hai đứa trẻ cùng lúc mà bệnh mất ngủ của Lương An lại quay trở lại. Hơn nữa lại còn nỗi lo về vụ thu hoạch mùa thu.

Đúng như tính toán ban đầu năm nay 3 vùng của nước Lương giảm sản lượng thu hoạch lương thực đến 4 phần do thời tiết không thuận lợi. Chỉ còn duy nhất vùng đông bắc nhất là khu vực Bình Giang mới giữ được sản lượng như bình thường. Họ cũng làm đúng như cam kết lúc trước mà quyên góp 3 phần cho những vùng khác. Sau khi vụ thu hoạch xong là tháng 9 thì tình hình nước Lương cũng coi như ổn định trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát và người dân cũng có được đủ lương thực cho mùa đông. Dù thế thì Lương An và các bộ vẫn không hề chủ quan. Mùa đông thời tiết khắc nghiệt người dân dễ bị tổn thương hơn cho nên Lương An đã hạ thêm một đạo thánh chỉ nữa về việc tăng cường mua thêm lông cừu của người Lạc chuẩn bị thêm áo ấm cho binh sỹ và người dân. Ngoài ra còn khuyến khích người dân học theo phong cách làm thịt khô của người Lạc để tích trữ thịt dùng cho mùa đông. Dù là thịt lợn hay thịt bò thì cũng nên làm thử.

Mùa hè vừa rồi làm cho cả Lương An và nước Lương hiểu rằng chỉ cần nửa năm hoặc một năm thời tiết khắc nghiệt thì tình hình sẽ thay đổi hoàn toàn cho nên việc quan trọng nhất không phải là tăng sản lượng mà là làm thế nào để tích góp dự trữ cho những lúc tình hình khó khăn. Vì thế mà Công Bộ được giao thêm một nhiệm vụ mới là thiết kế xây dựng một hệ thống kho chứa mới để đản bảo tất cả các vùng có thể tự tích trữ đủ lương thực đủ dùng cho ít nhất là 1 vụ thu hoạch. Tiếp theo là xây dựng hệ thống tưới cho vùng tây nam. Vì vùng này có ít sông ngòi rất dễ lâm vào tình trạng thiếu nước cho các cánh đồng.

Cuối cùng là Lương An nhìn thấy tiềm năng của vùng xung quanh lưu vực sông Đông Giang. Vì có nước sông Đông Giang mang theo nhiều phù sa nên đất ở đây tươi tốt màu mỡ lại còn không lo thiếu nước canh tác khi thời tiết khó khăn. Bây giờ nước Lương đã chiếm được đoạn giữa của lưu vực sông ở vùng biên giới nước Giang. Phần đoạn cuối thì nằm quá sâu trong nội địa nước Giang cho nên hiện tại không thể đánh chiếm được. Còn phần thượng nguồn phía trên thì có thể. Quá nửa của nó năm trong vùng biên giới giữa người Lạc và nước Thịnh. Đây chính la khu vực mà Lương An muốn có được.

Vì thế mà dù hiện tại bây giờ đã sắp bước vào mùa đông là mùa duy nhất trong năm không nên khai chiến thì Lương An vẫn quyết định sẽ mở một cuộc tấn công vào nước Thịnh. Lương An cùng với Dương Mặc và đội Ngự Lâm Quân xuất phát về phía Lạc Thành vào giữa tháng Hợi năm Thái Bình thứ 3. Việc Lương An rời thành Lương Kinh chỉ được thông báo cho Binh Bộ và Thái Sư đại nhân. Thái Sư đại nhân sẽ phải lo nội sự trong thời gian Lương An đi vắng. Còn Binh Bộ thì phải thông báo cho Lạc Thành Doanh chuẩn bị sẵn sàng.

Lạc Thành Doanh nhận được tin báo thì ngay lập tức các binh sỹ ở đây được lệnh chuẩn bị sẵn sàng xuất quân. Khi Lương An đến nơi thì họ cũng ngay lập tức theo Lương An đi về phía bắc. Sau đó Lương An cũng triệu tập nốt cả Hắc Long Quân ở Thiên Mộ lên đường. Đầu tháng Tý năm Thiên Khải thứ 3 (tức tháng 11 tính theo dương lịch) lực lượng liên hợp của quân Lương bao gồm 1 vạn kỵ binh của Hắc Long Quân cùng với 3 vạn bộ binh từ Lạc Thành Doanh bắt đầu tấn công vào lưu vực sông Đông Giang nằm trên lãnh thổ nước Thịnh.

Càng đi lên phía bắc vào mùa đông thì càng rết nhưng các binh sỹ nước Lương đều được trang bị áo lông cừu của người Lạc cộng với Thiết Mã khoẻ mạnh cho nên tốc độ hành quân không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết. Các doanh trại canh phòng dọc biên giới nước Thịnh đều bị Hắc Long Quân đi đầu tiêu diệt. Đặc điểm của vùng này là đến mùa đông gió mang theo hơi lạnh từ sông Đông Giang thổi vào sẽ làm cho cảm giác lạnh tăng lên cho nên không có bất cứ doanh trại nào đóng quá gần bờ sông cả. Vì thế mà quân Lương tiến quân theo lưu vực sống khá thuận lợi. Mục tiêu của Lương An là thiết lập hệ thống phòng ngự như ở phủ Bình Giang ở nơi đây cho nên vừa tiến quân vừa khảo sát địa hình đợi đến mùa xuân sẽ bắt đầu xây dựng.

Quân Lương thậm chí còn tiêu diệt luôn cả các doanh trại của nước Giang ở vùng này. Mùa đông có nhiều đoạn nước sông ở thượng nguồn đóng băng cho nên việc vượt sông thậm chí còn không cần dùng thuyền mà chỉ cần bọc lại móng ngựa để chúng không bị trượt trên băng cho nên quân Lương gần như không gặp khó khăn nào trong chiến dịch này.

Cả nước Giang và nước Thịnh đều bất ngờ với việc Lương An mở chiến dịch tấn công vào mùa đông ngay trong thời điểm mà nước Lương vừa trải qua một vụ thu hoạch không như ý. Nơi đây chẳng có lương thực để bù đắp lại những hao tổn của nước Lương cho nên cả nước Giang và nước Thịnh đều không muốn xuất quân ngay vào lúc này để đáp trả lại. Họ muốn chờ đến lúc mùa xuân đến rồi mới phản đòn. Dù sao quân Lính nước Lương phải chịu đựng cái rét của mùa đông chứ không phải quân lính nước họ cho nên không cần vội làm gì.

Ngược lại thì Lương An lại rất vội khi mà ngay sau khi đạt được mục tiêu chiếm đất. Lương An đã hạ lệnh cho Lạc Thành Doanh lập tức xây dựng các công sự bằng gỗ để sẵn sàng phòng thủ. Người Lạc từ Thiên Mộ cũng được huy động đến vùng này. Người Lạc vốn đã quen với khí hậu ở đây cho nên họ không gặp khó khăn nào trong việc tổ chức sinh sống ở đây.

Thật ra tính ra từ xa xưa người Lạc cũng đã từng sinh sống ở lưu vực thượng nguồn sông Đông Giang chỉ là khi người Hạ đến đã đánh đuổi bọn họ khỏi khu vực này mà thôi. Cái đáng ghét là người Hạ đuổi họ đi nhưng lại không sinh sống ở đây mà để hoang vùng đất gần hai bên bờ sông này như thế để làm chiến địa. Nhất là nước Giang họ muốn biến nơi đây thành chiến hào tự nhiên cho nên mới không để cho dân đến sinh sống mà chỉ đóng các doanh trại canh phòng mà thôi.

Hiện tại thì lần đầu tiên sau rất nhiều năm người Lạc sẽ có một khu vực sản xuất lương thực thực sự khi mà Lương An đã quyết định giao lại chỗ này cho người Lạc. Điều kiện là lương thực vùng này sẽ phải chịu thuế như trong nước Lương là 3 phần. Dù là liên minh nhưng người Lạc vẫn không phải làm một thành phần của nước Lương cho nên điều kiện này là điều kiện duy nhất mà Lương An đưa ra.

Lạc Thiên tộc trưởng cũng biết rõ rằng nên hợp tác với Lương An cho nên hai bên đi đến thống nhất một cách dễ dàng.