Ám Nhật

Chương 57: Cải Cách

Không chỉ là bộ máy quan lại trung ương mà cả bộ máy quan lại địa phương cùng với cả hệ thống đều được Lương An thay đổi.

Đầu tiên chỉ có 9 Thượng Thư Bộ cùng với Nguyên Soái, Thái Sư là Thống Lĩnh Lăng Vệ là quan nhất phẩm. Nhị phẩm bao gồm Tư Mã các bộ, thống Lĩnh Cấm Vệ Quân, đội trưởng các đội Lăng Vệ, tướng quân phụ trách các vùng cùng với đại tướng của Thần Võ Doanh và Đại Doanh Bình Sơn. Tam phẩm bao gồm Thị Lang các ty và các phó tướng hai đại đại doanh cùng với tổng quản Nội Nhân Phủ và Tông Nhân Phủ. Tứ phẩm là trưởng các cơ quan như Chiêu Hiền Quán, Thái Y Viện, tri phủ của các phủ bao gồm cả Đô Thành Phủ. Ngũ phẩm là quan lại các bộ cùng với tướng quân quản lý quân địa phương ở các phủ, toàn bộ binh sỹ đội Ngự Lâm Quân là ngũ phẩm. Lục phẩm là quan lại địa phương cấp huyện, cùng với các tân quan mới nhận được được đưa về các bộ làm việc cùng với quan viên các cơ quan dưới bộ. Ngoài ra các đội trưởng của các đội Cấm Vệ Quân cũng là lục phẩm. Thất phẩm là đội trưởng các binh sỹ quân chính quy, binh sỹ Cấm Vệ Quân, các thái giám chủ quản và trưởng cung nữ trong các cung cùng với quan viên dưới cấp huyện. Bát phẩm là các binh sỹ quân chính quy, thái giám cùng cung nữ trong cung. Cứu phẩm là quân sỹ địa phương, nha sai trong các phủ quan, cai ngục trong các tù cùng với nhân lực trực thuộc các bộ.

Quan phục cũng được thiết kế lại hoàn toàn. Nhất Phẩm màu đỏ có hình kỳ lân. Nhị phẩm màu tím có hình tiên hạc. Tam phẩm màu xanh dương có hình bạch tượng. Tứ phẩm mà xanh lá có hình giác lộc. Ngũ phẩm màu nâu có hình cá chép. Lục phẩm màu xám có hình cây tùng. Ba phẩm cuối không có quan phục.

Tướng quân cấp nhất phẩm có chiến giáp hai lớp làm bằng tinh thiết. Chiến bào làm bằng lụa cực phẩm có hoạt tiết mãnh hổ. Tướng quân nhị phẩm thì chiến bào làm bằng lụa thượng phẩm hình chiến lang. Tướng quân tam phẩm giáp 1 lớp bằng tinh thiết chiến bào lụa trung phẩm hoạ tiết hình tê ngưu. Tướng quân tứ phẩm thiết giáp bình thường chiến bào bằng vải lụa thường hoạ tiết hình ngưu. Từ ngũ phẩm trở xuống không có chiến bào. Từ thất phẩm trở xuống không có thiết giáp. Binh sỹ được tăng thêm 2 phần tiền lương mỗi năm. Ngoài ra nếu giải ngũ về quê nhà do bị thương thì được thưởng thêm 100 lượng bạc làm kế sinh nhai.

Tiền thuế mùa mang của người dân được giảm xuống còn 3 phần. Mỗi năm sẽ thua thuế làm 2 lần vào hai vụ thu hoạch. Khi đất nước bước vào thời kỳ chiến tranh thì sẽ tăng thành 5 phần. Ngược lại khi có thiên tai sẽ giảm xuống chỉ còn 2 phần mà thôi. Đặc biệt những người dân đi khai hoang tại vùng núi cực tây đất nước và các vùng hẻo lánh khác sẽ được miễn hoàn toàn thuê mùa màng trong 5 năm. Thuế của các ngành thương nghiệp đều được ấn định là 2 phần. Mỗi năm đóng 1 lần vào trước khi năm mới đến. Thuế nhà đất thì mỗi một ngôi nhà dân bình thường tính theo quy chuẩn nhỏ hơn 10 bộ mỗi chiều đều được tính chung là 10 lượng bạc 1 năm. Nhà càng lớn thì phải đóng càng nhiều. Ngay cả quan lại cũng phải đóng thuế cho các sản nghiệp của mình. Bất cứ ai có hành động trốn thuế đều bị cách chức không có ngoại lệ.

Tất cả nam nhân trong diện tham gia quân ngũ mà bỏ trốn hoặc tự làm mình bị thương để trốn tránh đều bị xử tù giam 2 năm. Hơn nữa gia đình còn bị phạt 200 lượng bạc bao gồm cả con cháu các vị quan chức. Ngoài ra mỗi một gia đình đều phải đăng ký một người tham gia quân dự bị. Nếu trong nhà đang có người nhập ngũ thì gia đình 2 đời được miễn việc này.

Kỳ thi Tốt Nghiệp của Chiêu Hiền Quán sẽ bị loại bỏ. Các học sinh của Chiêu Hiền Quán phải thi kỳ thi Quan Lộc để được làm quan. Tức là không có chuyện gần như toàn bộ học sinh của Chiêu Hiền Quán làm quan trong triều nữa. Việc này mặc dù đi ngược lại lợi ích của nhiều gia đình quan lại tuy nhiên lại được toàn dân hưởng ứng. Vì rất nhiều con cháu quan chức chỉ cần chút quen biết vào học Chiêu Hiền Quán rồi đút lót thêm lần nữa để đỗ tốt nghiệp vậy là nhỏ thì cũng được chức quan thất phẩm may mắn còn được quan ngũ phẩm. Điều này làm cản trở việc nước Lương thu thập nhân tài như cái tên của nơi này. Chính một học sinh của Chiêu Hiền Quán là Hoàng Chí Cẩn đã đề xuất việc này với Lương An.

Quân lực của nước Lương cũng được bố phòng lại. Các chức tướng quân các vùng được chuyển thành thống lĩnh các doanh. Vùng tây bắc là vùng duy nhất có 2 doanh trại lớn. Một chính Hắc Long Doanh với tướng quân Dương Mạnh phụ trách. Lạc Thành Doanh do phó tướng cũ của vùng tây bắc là Minh Võ phụ trách. Vùng tây nam quân doanh sẽ được đẩy ra xa hơn để phụ trách các vùng khai hoang mới ở vùng núi phía tây. Vì thế doanh trại mới này được đặt tên là Đại Lâm doanh tướng quân phụ trách mới là Lâm Hảo. Người này là người mới hoàn toàn được huấn luyện ở trong đại doanh Bình Sơn ra. Vùng đông bắc doanh trại được đưa ra sát biên giới hơn cùng với lực lượng bố phòng biên giới đông bắc được tăng cường thêm. Doanh trại này được gọi là Nam Giang Doanh do nằm ở phía nam sông Đông Giang. Chỉ huy doanh này là một cái tên cũ chính là Lý Hổ đã gặp Lương An và Diệp Tinh Hà mấy năm trước. Còn vùng đông nam doanh trại mới được đưa ra sát cảnh Bạch Sa hơn. Vì thế gọi là Trấn Hải Doanh. Quân sỹ ở đây sẽ tập trung vào việc bảo vệ cảnh biển duy nhất này cũng như chống các cuộc tấn công đổ bộ từ ngoài biển vào. Ngoài ra doanh này cũng sẽ có một đội hải quân và các chiến thuyền dùng để bảo vệ cảng biển từ bên ngoài. Đây là lần đầu tiên nước Lương có hải quân. Dù họ chỉ là một lực lượng rất nhỏ so với tổng quân số nước Lương. Lực lượng ở vùng đông nam còn được đặc cách về phụ giúp gia đình tham gia mùa vụ vào lúc thu hoạch. Cũng bởi vì vùng này là vùng nông sản chủ lực của cả nước Lương. Đôi khi nhân lực là không đủ cho việc thu hoạch.

Thêm một doanh trại huấn luyện nữa được mở ở phía bắc để quân chính quy phía bắc không phải đi quá xa để huấn luyện nữa. Doanh trại này nằm ở vùng núi giáp danh giữa hai vùng đông bắc và tây bắc. Nơi đây được gọi là Bắc Trại còn đại doanh Bình Sơn được đổi thành Nam Trại. Hai trại huấn luyện này thì Bắc Trại thiên hơn về kỵ binh còn Nam Trại thiên hơn về bộ binh. Lưu Phúc cũng đã được để bạt lên phó doanh Nam Trại dù chỉ mới công tác được có hơn 1 năm ở đây. Việc này không phải là do cơ cấu hay ý đồ nâng đỡ của Lương An mà hoàn toàn là nhờ vào sự cầu tiến và tính cách Lưu Phúc. Ở Nam Trại, Lưu Phúc nổi tiếng là người tuân thủ kỷ luật. Hơn nữa còn đối xử rất tốt với tân binh cho nên mới thăng tiến nhanh như thế.

Quan lại địa phương các phủ các huyện cũng được cho thêm nhiều quyền lực hơn. Trong khu vực mà họ phụ trách họ có quyền làm trước báo sau. Chỉ cần không vi phạm các quy định then chốt thì đều được bỏ qua. Làm tốt trong 3 năm thì đều chắc chắn được thăng cấp mà không cần phải đợi xét duyệt. Điều này làm cho quan lại cấp thấp ở địa phương vô cùng hưng phấn. Cái quan trọng là được tính là đủ tốt trong 3 năm sẽ không dễ như họ tưởng.

Cuối cùng là về các trường hợp tù nhân. Nếu tù nhân tình nguyện tham gia quân ngũ để phục vụ thì được miễn toàn bộ tội trạng trừ các tội tử hình. Tù nhân bị phạt lưu đầy nếu khai khẩn thành công thì được giữ lại toàn bộ số đất mà mình khai khẩn nếu muốn ở lại sinh sống. Người nào sau khi mãn hạn muốn quay về quê hương thì đều được quan phủ mua lại đất đai theo giá trị thực tế. Đất đai này sẽ do Hộ Bộ quản lý.

Liên tục cải cách được ra chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi Lương An lên ngôi làm cho trên dưới nước Lương có chút đảo lộn. Chỉ là sự đảo lộn này lại theo hướng tích cực. Mọi hoạt động bên trong nước Lương đều được tăng cường. Nhất là hoạt động nông nghiệp sản xuất. Đây là trụ cột chính của nền kinh tế. Khi mà thuế đã giảm xuống rất nhiều so với lúc trước.

Hiện tại một người dân nước Lương chỉ phải đóng hai loại thuế đó là thuế nhà đất và thuế thu hoạch. Có tiền thì đóng bằng tiền không có tiền thì đóng bằng sản vật. Điều này làm cho tình hình sinh hoạt cũng như của cải của nước Lương chỉ sau nửa năm đã tăng lên thấy rõ. Việc thành lập Giám Bộ cũng làm cho nạn tham nhũng hay kéo bèo kéo phái bị loại bỏ hoàn toàn. Làm cho môi trường quan lại trở nên trong sạch. Quan lại dốc sức làm việc cho nên từ trên xuống dưới nước Lương đều cảm nhận thấy rõ Chân Vũ Hoàng Đế của họ là vị vua kiệt xuất như thế nào.

Lương An trong nửa năm này cũng coi như tận lực ngày đêm không nghỉ. Điều này làm cho chứng bệnh mất ngủ của Lương An lại bắt đầu quay lại cho nên Thái Y Viện nhiều lần can gián việc bệ hạ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Thân thể của Lương An hiện tại chính là trụ cột của đất nước cho nên có thế nào thì Lương An cũng không đổ bệnh được.

Diệp Tinh Hà từ khi trở thành Hoàng Hậu thì không còn thường xuyên làm khổ Cấm Vệ Quân nữa mà trở nên hiền dịu hơn rất nhiều. Việc Diệp Tinh Hà thường xuyên làm nhất hiện tại là đến Tướng Phủ. Việc này nếu là Hoàng Hậu bình thường thì nhất định là vô cùng khó hiểu. Không phải là gây dựng thế lực thì cũng là muốn đoạt binh quyền. Còn với Diệp Tinh Hà thì đơn giản chỉ là đến thăm Diệp Hùng tướng quân mà thôi. Quốc trượng cũng đã lớn tuổi không còn tráng kiện như ngày xưa nữa. Ngoài ra Diệp Tinh Hà đến đây cũng là để tìm hiểu xem có vị tướng quân nào mới nổi của nước Lương có được nội khí mạnh mẽ hay không. Diệp Tinh Hà lâu không được động tay chân nên luôn muốn tìm đối thủ thử sức. Chỉ là hiện tại tuyệt không có bất cứ ai dám thử vì sức mạnh quá áp đảo của Diệp Tinh Hà chỉ có bệ hạ của họ mới có thể chống đỡ được mà thôi.

Thật ra cũng không phải là không có mà là người ta không biết. Lăng Vệ vẫn thường xuyên mời Hoàng Hậu đến để huấn luyện. Lăng Vệ toàn là những người có nội khí đủ mạnh cho nên không sợ chết trong tay Diệp Tinh Hà. Chỉ là dù đã rất khắc khổ tập luyện thì Lăng Vệ vẫn chưa mọc ra thêm được ai có được Lĩnh Vực. Trong khi họ nghe nói Ảnh có Lĩnh Vực cho nên cảm thấy vô cùng xấu hổ. Thậm chí người mà vốn trước đo họ còn bỏ xa là Dương Mặc cũng đang có hiện tượng mở ra Lĩnh Vực phòng ngự của mình. Thế nên khoảng thời gian này Lăng Vệ đều trong trạng thái tập luyện cao độ.

Đội Cấm Vệ Quân dưới sự chỉ huy của Dương Mặc cũng có sự biển đổi to lớn. Bây giờ họ được thiết lập thành các tuyến phòng ngự cố định một cách rõ ràng. Vòng ngoài cùng là các cổng hoàng cung và trạm gác dọc theo tường thành. Vòng thứ hai là hộ vệ các cung các điện được bố trí xung quanh từng nơi. Vòng cuối cùng là Ngự Lâm Quân bảo vệ cho chính điện và Thiên Minh Cung của Vương Hậu.

Chính điện của nước Lương được Lương An đổi tên thành Thiên Dương Cung. Chính xác hơn đây là ý đồ của Diệp Tinh Hà trong lúc hứng thú. Lương An thấy hay nên mới chiều theo.