Khuynh Quốc: Nương Tử Ta Từ Nơi Khác Đến

Chương 72: về Trung Du với ông bà nội

Bảy giờ hơn tối cuối cùng cũng đã đến Trung Du, trước đó Lam lớn đã gọi cho ông. Chiếc xe đi vào một con đường dẫn vào trong. Căn nhà gỗ nằm dưới chân đồi cũng rất nổi bật, như nổi lềnh bềnh.

Ông nội đã lớn tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn lắm, vừa mới thấy đèn pha phía xa xa kia liền mở cửa. Ở đây khá lạnh, ông mặc áo bông dày, đội mũ đứng một bên cầm đèn vẫy vẫy. Chiếc xe di chuyển vào một góc sân, Nguyệt Lam mở cửa xuống ôm chầm lấy ông:

- Ông nội, cháu nhớ ông quá đi.

Ông nội cũng mừng rỡ ôm lấy cô:

- Lam bé đó hả? Trời ơi sao mà xinh đẹp thế này? Nào xem hai cái đứa cháu trai của ông nào.

Vừa thấy Lam lớn Lam nhỏ, ông cũng đi lại nhìn, tấm tắc:

- Chà chà, cao lớn quá đi thôi. Lại còn đẹp trai nữa, rất có phong thái của ông lúc trẻ.

- Cháu chào ông nội.

Hai anh em đồng thanh chào, Lam lớn mở cốp xe, mang ra bình rượu thuốc mà bố dặn:

- Rượu thuốc bố cháu bảo mang cho ông đây.

Ông nội thích thú:

- Ái chà, được quá thể đi. Thôi, vào nhà đi, bà đang nấu lẩu đó.

Lam lớn và Lam bé cũng nhanh chóng mang đồ đạc vào nhà. Ông nội và cháu gái rượu đi trước cứ huyên thuyên mãi. Bà nội ở trong bếp nghe tiếng liền đi ra, thấy cháu của mình về không nhịn được mà kêu lên một tiếng:

- Cháu của tôi về rồi.

Bà rất hiền, lại còn dịu dàng, đi lại xoa xoa đầu từng đứa, hỏi han:

- Đi đường xa chắc mệt lắm, bà giọn phòng cho ba đứa rồi đó. Mau lên tắm rửa rồi xuống ăn cơm nhé.

Ba anh em dạ một tiếng rồi đi vào trong, nhà ông bà khá rộng, mang theo phong cách xưa cũ. Không có tầng lầu, phòng ba người là ở phía trong, ngay đối diện phòng ông bà.

Căn phòng vẫn như cũ, một cái giường đơn và một cái giường đôi, vốn dĩ đó là nơi hồi nhỏ ba người ở. Ông bà không nỡ dời đi nên là giữ nguyên lại, để sau này có về còn có nơi ngủ.

- Lam bé tắm ở đây đi, Lam nhỏ qua phòng ông bà, còn anh ra phòng ngoài.

Lam lớn lấy quần áo ra, nói với hai người. Nguyệt Lam đợi hai người đi rồi mới vào phòng tắm.

Hơn ba mươi phút sau cô vào phòng khách, căn nhà của ông bà có gắn điều hoà nên ấm áp. Ở trong nhà không cần phải mặc nhiều áo ấm.

Lam lớn và Lam nhỏ tắm xong từ lâu, đang phụ bà giọn thức ăn ra bàn. Một nhà năm người ngồi quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói.

- Lam bé, hình như con vẫn không cao được.

Ông đẩy gọng kính xuống nheo mắt nhìn cô. Nguyệt Lam nhăn mặt phụng phịu:

- Con không cao được nữa rồi.

Chẳng biết thế nào, lúc nhỏ cô phát triển chiều cao rất rất chậm. Đi học lọt thỏm giữa bạn bè cùng lứa, ngay cả mấy bạn gái trong lớp còn cao hơn cô. Nghĩ rằng khi dậy thì sẽ tăng chiều cao nhanh, nhưng không. Đến năm mười sáu tuổi chẳng biết thế nào cô cứ dậm chân mãi ở 1m53, 1cm cũng không thể cao được.

Trong nhà ai cũng cao hết, chỉ có mình cô là bé tí teo, thật sầu.

Bà nội gắp cho cô một đũa thịt bò nhúng vào bát, an ủi:

- Không sao, không cần quá cao đâu. Cao không đẹp.

Chẳng biết sao mà cô lại nhìn qua hai người con trai ngồi hai bên mình, trong lòng có chút ghen tỵ.

Có thể chia cho mình mỗi người ba cm được không??

Lam lớn nhận thấy ánh mắt của cô, đang tính gắp thịt thì chột dạ rút đũa về:

- Em nhìn cái gì? Anh là con trai, khác em.

Nguyệt Lam bĩu môi, cúi đầu xuống ăn thịt, làu bàu:

- Em có nói gì đâu.

Ông nội bật cười, đẩy đĩa tôm bóc sẵn vỏ đến trước mặt ba anh em:

- Ăn đi, ông biết Lam bé không lột được vỏ tôm nên đặc biệt ở nhà làm sạch sẽ rồi.

Bà nội cũng gắp từ nồi lẩu ra một vá đầy ụ đồ nhúng vào đĩa:

- Đây, chín rồi, bà nhớ Lam nhỏ thích ăn cá tuyết, Lam lớn thích ăn thịt sườn, ăn nhiều vào.

Không phải ông bà chỉ có bố Nhất Trung là con, ba người là cháu. Trên bố Nhất Trung còn có một bác trai và một bác gái, dưới bố cũng có một cô. Rất nhiều con cháu nhưng mà ở gần nhà, trong khu vực Trung Du nên thường xuyên qua lại. Còn nhà ba anh em thì ở xa tít tắp, muốn đi là phải mất mười mấy tiếng, tình cảm ông bà dành nhiều hơn một chút.

Còn không sao, ba anh em này đáng yêu ngoan ngoãn như vậy, ai mà chẳng thích.

Một nhà năm người ngồi ăn, nói chuyện rôm rả. Sau bữa tối ông nội còn kéo hai anh em trai kia nói chuyện nam nhi. Không tránh khỏi việc về công việc sự nghiệp. Lam lớn và Lam nhỏ cũng rất kiên nhẫn ngồi nghe, tai muốn mọc kén.

Cũng may bà nội rửa bát cùng Nguyệt Lam xong đi ra giải vây:

- Được rồi được rồi. Ông đừng luyên thuyên nữa, để bọn nhỏ nghỉ ngơi.

Ông nội đành tạm gác lại chuyện vui của mình qua một bên:

- Vậy ba đứa nghỉ ngơi nhé, mai mấy ông cháu ta lại nói tiếp.

Được " ân xá" Lam nhỏ nhanh chóng kéo anh chuồn về phòng. Nguyệt Lam đi phía sau cười ngặt nghẽo:

- Không sợ trời, không sợ đất, mà lại đi sợ nói chuyện với ông.

Lam nhỏ nằm trên giường, lắc đầu khổ sở:

- Chị ngồi nói chuyện với ông đi, mấy cái ngày xửa ngày xưa. Chẳng bao giờ hiểu được.

Lam lớn uống một ngụm nước, trầm ngâm lên tiếng:

- Cũng ổn.

- ???!!!

Em biết anh ở một tầng mây khác rồi, không cần phải lên tiếng đâu.

Nguyệt Lam cũng ngồi ở giường đôi, cô lấy gói snack xé ra ăn:

- Ngày mai nhà bác hai với bác ba tới.

Lam nhỏ vươn người lại, thò tay lấy một miếng, vừa ăn vừa gật đầu:

- Đúng rồi, có mấy anh chị tới.

- Ha! Lại có Từ Hân.

Cô chẳng thích Từ Hân chút nào, tại vì lúc nhỏ ở đây chuyên đề bị chị ta bắt nạt. Cô ta bằng tuổi với cô, thuộc dạng người ăn cắp la làng.

Nguyệt Lan vẫn nhớ chuyện đó như in. Vào năm cô 11 tuổi, có một lần cùng mấy anh chị em đến đồi phía sau nhà chơi. Chỗ ấy lúc đó vẫn chưa được mở rộng nên cỏ lau thực sự rất nhiều, cao lút đầu.

Từ Hân liền dụ cô đi vào, do quá nhẹ dạ cả tin nên nghe lời rằng trong đó có hang thỏ. Đến khi chẳng biết đường nào ra, kêu gọi chẳng ai nghe. Chờ từ chiều đến tối mịt, cả nhà lo lắng cùng nhau đi tìm.

Ông bà phát hoảng lên khi thấy cô trong bụi lau, cả người ướt nhèm nhẹp nước mưa. Sau đó khỏi cần nói, phát sốt mấy ngày liền.

Lam lớn thấy tõ sự tức giận của cô, lên tiếng:

- Không cần lo lắng quá, bây giờ ai cũng đều lớn rồi. Biết chừng mực.

Cô hừ một tiếng rồi trở về giường của mình, toan leo lên đi ngủ thì bị anhh kéo lại:

- Đi đánh răng.

Sáng hôm sau bà nội dậy rất sớm, đang chuẩn bị bữa sáng cho ba bảo bối nhỏ của mình. Còn ông nội thì đã ra trang trại xem ngựa, mùng năm rất nhiều người đến sân. Nhân viên chăm sóc cũng rất nhiều, trên dưới ba bốn mươi người, nên ông chỉ ra xem xét một lúc.

- Nguyệt Nhi của bà dậy rồi sao?

Thấy Nguyệt Lam đi xuống, bà nội tươi cười hỏi. Trong lòng cô bỗng nhiên hẫng một nhịp, không biết thế nào mà cứ hoang mang không thôi.

Nguyệt Nhi?

- Ăn sáng đi.

Sắp nhớ ra được cái gì đó, tự nhiên lại bị kéo về quên sạch. Rũ bỏ ý nghĩ trong đầu, cô đi đến bàn ngồi xuống:

- Chào buổi sáng bà nội, ông đang ngủ ạ?

Bà đặt một bát cháo hải sản lên bàn ăn cho cô, trả lời:

- Ông ngoài trang trại rồi, cháu cũng có thể ra xem.

Nguyệt Lam ăn vài miếng cháσ ɭóŧ bụng, tươi cười:

- Được ạ. Chút nữa bà nấu cho Lam lớn Lam nhỏ ít trà gừng nhé, bà bỏ hồi quế vào, nhiều thật nhiều lên.

Bà nội ngạc nhiên, dừng tay đang rửa bát, quay lại hỏi:

- Sao vậy? Hai đứa nó không quem khí hậu ở đây à?

Nguyệt Lam thở dài lắc đầu:

- Không có, hai cái gia hoả kia tối hôm qua bị chập mạch rủ nhau đến trang trại chạy bộ hơn một tiếng.

Bà đỡ trán than lên:

- Ôi trời, đúng là trai tráng bồng bột.

Đêm ở Trung Du rất lạnh, đêm qua do bị cao hứng bởi lần đầu tiên thấy tuyết. Lam lớn và Lam nhỏ chạy ra ngoài sân chơi, thế là sáng nay không dậy nổi. Chỉ có cảm lạnh thì có nghĩa sức khoẻ cực kỳ tốt.

- Được rồi, để bà nấu trà gừng.

Nguyệt Lam ăn cháo xong đi lại rửa bát của mình đặt lên kệ:

- Bà không ra tiệm thuốc sao?

Bà nội lắc đầu:

- Tết mà, bà cho họ nghỉ mùng mười mới quay trở lại.

Bà nội cô là một y sĩ y học cổ truyền, tiệm thuốc của bà cũng là truyền đời này qua đời khác. Châm cứu, giác hơi, xông bệnh, bấm huyệt cái gì cũng có.

Cô không hỏi nữa, xin phép bà ra trang trại. Bà nội đưa cho cô một áo choàng dài có nón màu nâu tây:

- Mang vào kẻo lạnh, cẩn thận gió. Mang thêm một ít trà cho ông nhé.

Thảo nguyên rất lớn, cực kỳ lớn, trải dài như không có điểm dừng. Một mảng màu vàng nâu của cỏ úa, xa tít tắp. Từ nhà ra đến trang trại phải mất một đoạn đi bộ trên đường bê tông. Nguyệt Lam chậm rãi bước từng bước, tâm trạng cứ lâng lâng.

Rõ ràng đây là lần đầu tiên thấy tuyết rơi, nhưng không hiểu sao quá đỗi quen thuộc. Như là trươac kia đã từng thấy rất nhiều. Tuyết trắng rơi mỏng nhẹ, rơi xuống đất liền thành tấm thảm mỏng. Mỗi bước chân cô đi qua liền đọng lại thành dấu.

Đưa tay bắt một bông tuyết, nhìn nó tan ra nhỏ nước xuống.

Giống như đã từng quên mất việc gì đó quan trọng.

Trang trại ngựa của ông rộng, những mái vòm màu đen dựng lên, nơi đó là chỗ nuôi ngựa. Có một điểm dừng chân lớn cho du khách, chuồng ngựa ngoài trời (1) sạch sẽ. Phía nam có khu đất trũng lớn, một cái nhà khách ( nơi để khách tham quan, du lịch ở lại, giống như khách sạn nhưng mà không có dịch vụ như khách sạn. Dễ hiểu là giống như nhà trọ vậy á!).

Tuy mới mùng năm nhưng đã có người đến, rất nhiều người cầm máy quay. Trông như đoàn làm phim thì phải.

Nguyệt Lam đi qua cánh cổng lớn, yên lặng đứng xem. Từng chuồng ngựa ở ngoài đều có nhân viên canh chừng, đâu đó khoảng mấy trăm con. Ngựa lớn uy phong, con nào con nấy béo tốt, cơ ngực vạm vỡ, móng guốc đạp lộc cộc dưới đất, khí thế ngẩng cao đầu hí vang. Ngựa lùn Mông Cổ được huấn luyện trong kỵ binh quân đội, ngựa Warmblood để thi đấu, ngựa Hackney có màu như da bò, từ khuỷu chân trở xuống có màu nâu đen đang kéo xe. Hầu như tất cả các loại ngựa đều có mặt ở đây, màu sắc, đặc điểm đa dạng, mỗi chuồng nhỏ có một con.

Một cảm giác thân quen lại tràn về, lúc nhỏ ở đây ông dạy cô cưỡi ngựa, ngày nào mấy anh em cũng rong ruổi trên thảo nguyên nắng nôi.

Chú Hoàng là quản lý khu A, vừa thấy cô đã nhận ra ngay. Đang chải lông cho một con bạch mã trong chuồng nhưng vẫn vẫy tay gọi:

- Lam bé, ở đây nè cháu.

Nguyệt Lam chen qua đám người, đi đến, một nam nhân viên mặc đồ bảo hộ đen, mang khẩu trang mở cửa cho cô vào.

- Cháu chào chú, năm mới vui vẻ.

Chú Hoàng vốn một vận động viên cưỡi ngựa, làm ở tramg trại Trung Du này hơn ba mươi năm rồi. Ông cười vui vẻ:

- Lâu rồi mới gặp cháu đó, hai cái chàng trai kia không đến sao?

Nguyệt Lam tủm tỉm cười, nhưng rất nhanh thu lại:

- Hôm qua đến nhưng bị cảm lạnh, đang ở nhà ạ.

Haha! Sao cơ chứ, tưởng rằng ở nhà dễ sao? Hai thanh niên lớn tướng nhưng bị bà nội ép cho uống trà gừng.

Lam lớn nhăn mặt khổ sở, tức giận phừng phừng:

- Nuông chiều nó quá sinh hư rồi, rõ biết ghét nhất là hồi quế nhưng nó vẫn bảo bà bỏ vào.

Lam nhỏ uất ức bụm miệng nén cơn buồn nôn, mắt đã rưng rưng:

- Tối nay đình công, không lột tôm cho Lam bé nữa.

-------

(1): chuồng ngựa ngoài trời

Tuyết Gia: mấy chương này có vẻ xoay quanh ba anh em nhà Lam này hơi nhiều. Cũng rất đáng yêu đó chứ nhỉ.